Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm: Nhiều yếu tố gây áp lực lên lạm phát

Theo dõi VGT trên

Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu.

Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Do đó, rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như: Mỹ, EU, Hàn Quốc… đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm: Nhiều yếu tố gây áp lực lên lạm phát - Hình 1
Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh minh họa: TTXVN

Để hiểu rõ hơn đâu là yếu tố gây áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm xung quanh nội dung này.

Thưa ông, đâu là yếu tố gây áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới?

Trước tiên, tôi muốn đề cập đến lạm phát chuỗi cung ứng là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế; tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo – ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế chiếm 50,98%.

Cùng với đó, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch gây ra chưa được khắc phục thì khủng hoảng Nga-Ukraine kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga được mô tả là “mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu” đối với nhiều quốc gia càng làm trầm trọng hơn tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung của nền kinh tế, là một trong những nguyên nhân chính làm giá hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao.

Sản lượng sản xuấtthị phần xuất khẩu một số mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như xăng dầu, khí đốt, lúa mì, nhôm, nickel, ngô, phân bón… của Nga và Ukraine rất lớn, vì vậy nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây khó khăn về nguồn cung các loại nguyên, nhiên vật liệu này trong thời gian tới, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời gia tăng áp lực lạm phát đối với các quốc gia.

Nguy cơ mới có thể hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với áp lực gia tăng lạm phát và suy giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam khi Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu tư liệu sản xuất từ Trung Quốc chiếm 34,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu tư liệu sản xuất, đang theo đuổi chính sách Zero COVID, làm gián đoạn hoạt động thương mại Việt Nam- Trung Quốc. Điều này dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, khan hiếm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế và giá cả hàng hóa sẽ càng bị đẩy lên cao.

Thưa ông, giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, sẽ gây nên áp lực lạm phát như thế nào?

Đại dịch COVID-19 và khủng hoảng Nga-Ukraine đã đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu và lạm phát thế giới tăng cao, lập kỷ lục trong mấy thập kỷ gần đây. Tháng 3 năm 2022 lạm phát của Mỹ tăng 8,5% – mức cao nhất kể từ năm 1981, lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu ở mức cao kỷ lục 7,5% và nhiều khả năng còn tiếp tục tăng cao.

Đối với Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình, sử dụng tại hầu hết các ngành, lĩnh vực nên biến động giá xăng dầu sẽ tác động mạnh đến giá sản xuất và giá tiêu dùng. Khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%.

Đặc biệt, sản xuất xăng dầu trong nước phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu dầu thô, xăng dầu sản xuất trong nước chỉ chiếm từ 70 – 75% tổng nguồn cung xăng dầu cả nước nên biến động giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu thế giới.

Video đang HOT

Trong 4 tháng đầu năm 2022, giá dầu Brent tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 3 năm 2022, Tập đoàn tài chính ING, có trụ sở chính tại Amsterdam dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2022 ở mức 96 USD/thùng; Bloomberg dự báo 92 USD/thùng năm 2022 và 86 USD/thùng năm 2023. Dự báo trung bình giá dầu Brent của các tổ chức quốc tế ở mức 89 USD/thùng năm 2022 và 80 USD/ thùng năm 2023.

Sức ép tăng giá dầu từ nay đến cuối năm 2022 là rất lớn khi kinh tế Trung Quốc dự báo sẽ tăng trở lại làm tăng thêm nhu cầu dầu trong khi khả năng tăng nguồn cung dầu không lớn, cùng với lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ Nga. Với tác động sâu, rộng tới các ngành, lĩnh vực, dự báo trong năm 2022 giá xăng dầu tiếp tục tăng sẽ gây nên áp lực lạm phát và tạo ra mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế.

Giá nguyên vật liệu, kim loại công nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá lương thực thế giới tăng cao, vượt dự báo của nhiều tổ chức tài chính và kinh doanh hàng hoá quốc tế. Bên cạnh xăng dầu, giá các loại kim loại công nghiệp tăng cao, lập kỷ lục mới như: giá nikel tăng gấp đôi, đạt mức 33.820 USD/tấn; giá nhôm đã tăng lên mức kỷ lục 4.000 USD/tấn.

Giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất trong nước quý I/2022 so với cùng kỳ năm trước tăng cao như: giá nhập khẩu sắt thép tăng 43,87%; giá xăng dầu tăng 40,44%; giá thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 27,73%. Chỉ số giá lương thực toàn cầu của FAO tháng 3 tăng lên mức 159,3 điểm, cao nhất trong 6 thập kỷ gần đây, tăng liên tục trong 7 quý vừa qua, mức tăng dài nhất kể từ năm 2008.

Kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Cùng với đó, thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa một số lĩnh vực tại địa phương do ảnh hưởng của đại dịch trong năm 2021 nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh đã gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động, tạo áp lực rất lớn đối với khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong nỗ lực khôi phục hoạt động sản xuất trở lại bình thường.

Để có đủ lao động, doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải trả lương cao hơn, tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu không khẩn trương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người lao động và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, thiếu hụt lao động sẽ đẩy giá cả tăng cao. Đây cũng là yếu tố gây áp lực lạm phát của nền kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, riêng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội có quy mô 350 nghìn tỷ đồng. Yếu tố này có gây áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023 không, thưa ông?

Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương thực hiện trong hai năm 2022 – 2023 Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến. Cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch, những vấn đề này sẽ là áp lực lớn lên lạm phát trong hai năm 2022 và 2023.

Trong gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ đồng, gói tài khóa chiếm 83%, trị giá 291 nghìn tỷ đồng, gói tiền tệ chỉ chiếm 14%, còn lại 3% là các gói hỗ trợ khác. Trong gói tiền tệ, gói giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%, trị giá 49,4 nghìn tỷ đồng không bơm tiền ra lưu thông. Gói cấp bù lãi suất 2%/năm trị giá 40 nghìn tỷ đồng cũng không chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp và bơm tiền ra thị trường.

Ngoài ra, gói tăng hạn mức bảo lãnh đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chính sách xã hội 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập… và gói 46 nghìn tỷ đồng để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 cũng không bơm tiền ra thị trường.

Do đó, các gói hỗ trợ liên quan tới chính sách tiền tệ không gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, gói đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trị giá 113.550 tỷ đồng có khả năng gây áp lực lên lạm phát do tăng đầu tư khiến nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, sắt thép và các loại vật tư, thiết bị, nguyên liệu khác phục vụ công trình xây dựng tăng.

Trong bối cảnh nguồn cung trên thị trường thế giới đang bị gián đoạn và chao đảo do khủng khoảng ở Ukraine sẽ khiến giá các mặt hàng này tăng cao. Thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nguồn cung nguyên vật liệu xây lắp không dồi dào sẽ tạo thêm áp lực lạm phát.

Vậy ông có thể dự báo lạm phát năm 2022 và 2023 của Việt Nam ở mức nào?

Các yếu tố về nguồn cung, căng thẳng địa chính trị đưa đến rủi ro làm gia tăng lạm phát. Gần đây, IMF dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam ở mức 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra; Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên 5,5% trong năm 2023.

Trong khi đó, dựa trên yếu tố giá dầu thô tăng cao, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo nếu giá dầu bình quân năm 2022 ở mức 80 USD/thùng lạm phát năm 2022 của Việt Nam có thể đạt mức 4,5%; tuy nhiên nếu giá dầu duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng lạm phát có thể tăng lên mức 5,1%.

Căn cứ vào các yếu tố tác động từ lạm phát chuỗi cung ứng; thiếu hụt nguồn cung; tổng cầu tăng đột biến; thiếu hụt lao động và dự kiến tăng lương tối thiểu vùng. Bên cạnh đó, giá xăng dầu, giá điện dự báo tăng do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng trong thời gian tới; giá lương thực gia tăng theo giá lương thực thế giới; giá thực phẩm, đặc biệt giá thịt dự báo tăng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng.

Do vậy dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 nằm trong khoảng từ 4 – 4,5%. Với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và dự báo năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam khoảng từ 5 – 5,5%, lạm phát cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 4%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong kiểm soát lạm phát cả thời kỳ kế hoạch 5 năm.

ADVERTISING

X

Ông có thể đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới?

Để thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp. Trước mắt, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung. Đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới.

Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, không quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho vay dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên nhiên vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất; đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, giá bán được quản lý trên cơ sở bảo đảm lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Bộ Công Thương cần nắm bắt kịp thời giá xăng dầu thế giới, nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, có giải pháp tổng thể đảm bảo đầy đủ nguồn cung xăng dầu dài hạn hơn. Bộ cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước. Các cơ quan truyền thông cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai gây ra.

Xin cám ơn ông!

Giá hàng hóa tăng, áp lực lạm phát năm 2022

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, có rất nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá năm 2022 như: Giá nhiên liệu được dự báo có nhiều diễn biến khó lường, giá vật liệu xây dựng tăng do nhu cầu đầu tư khi kinh tế phục hồi; giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống tăng theo quy luật vào dịp lễ, tết.

Giá hàng hóa tăng, áp lực lạm phát năm 2022 - Hình 1
Bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), COVID-19 ảnh hưởng mạnh tới kinh tế - xã hội trong nước khiến công tác điều hành giá năm 2021 gặp nhiều khó khăn.

"Tác động từ đại dịch ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng thế giới; đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa thể giải quyết; vấn đề địa chính trị giữa các quốc gia, việc thiếu hụt nguồn nguyên nhiên vật liệu, chất bán dẫn nửa cuối năm. Tuy nhiên, nhờ chủ động, linh hoạt trong điều hành, lạm phát của Việt Nam đã được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%", ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết. Dự báo lạm phát năm 2021 khoảng 1,9%, đảm bảo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra. Lạm phát cơ bản năm 2021 dự báo khoảng 0,8 - 0,9%.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho rằng: Lạm phát năm 2021 ở mức thấp, tiếp tục củng cố niềm tin, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. 2021 là năm rất đặc biệt, kinh tế khó khăn do dịch bệnh COVID-19, tổng cầu và khả năng sản xuất đều bị ảnh hưởng.

"Với dư địa chính sách tiền tệ, việc đảm bảo chỉ tiêu lạm phát năm 2021 dưới 4% là có thể đạt được nhưng nguy cơ rủi ro lạm phát năm 2022 không thể chủ quan. Việt Nam là nước có độ mở kinh tế lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/tổng sản phẩm nội địa là 200% nên chịu áp lực rủi ro của lạm phát nhập khẩu", bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN cho biết.

Theo Bùi Thúy Hằng, việc kiểm soát lạm phát đối mặt với nhiều áp lực kết hợp từ cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy như: Xu hướng tăng của giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới; khả năng phục hồi của giá thực phẩm, đặc biệt là thịt gia súc và gia cầm tươi sống trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục ở mức cao; chuỗi cung ứng trong nước và thế giới phục hồi chậm so với tốc độ tăng của tổng cầu khiến giá cả hàng hóa tăng nhanh. "Kinh tế nếu phục hồi trong năm 2022 dưới tác động của các gói hỗ trợ khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả", bà Hằng cho biết.

Theo chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh, nguy cơ lạm phát năm 2022 là rất lớn. "Giả sử yếu tố đầu vào của nền kinh tế (nguyên liệu, nhiên liệu, phụ kiện, thiết bị, máy móc, phụ tùng) năm 2022 vẫn diễn biến như năm 2021, thì sau một thời gian 'cắn răng chịu đựng' không tăng giá, khi kinh tế phục hồi (dự kiến năm 2022 tăng 6 - 6,5%) doanh nghiệp sẽ chuyển toàn bộ yếu tố đầu vào của sản xuất thành giá bán", ông Vũ Đình Ánh cho biết.

Chưa kể, ngành điện, nước, viễn thông đã giảm giá cho khách hàng hoặc ít nhất là không tăng giá trong suốt 2 năm qua, nhưng năm tới theo ông Vũ Đình Ánh, các ngành này có thể sẽ tăng giá. Dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá như học phí, viện phí 2 năm qua đã không tăng theo lộ trình, thậm chí nhiều địa phương còn giảm học phí, nhưng năm tới có thể ngành giáo dục và y tế sẽ xem xét tăng học phí, viện phí.

Cầu tiêu dùng đã bị kìm nén quá lâu, sức kìm nén đã tới giới hạn, không sớm thì muộn, người tiêu dùng không thể "thắt lưng buộc bụng" được nữa, vì các loại hàng hóa, dịch vụ cắt giảm đều là những loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, không thể không sử dụng.

Theo Bộ Công thương, trong năm 2022, đối với giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý dự kiến nếu phải điều chỉnh theo lộ trình thị trường sẽ tác động tới mặt bằng giá cả như: Giá dịch vụ giáo dục, giá điện, nước sinh hoạt, giá dịch vụ khám chữa bệnh...Vì vậy trong điều hành giá năm 2022, cơ quan quản lý cũng phải tính toán đến sự hỗ trợ của các gói kích thích kinh tế, tình hình dịch bệnh kiểm soát nhanh sẽ kích thích tăng trưởng nhanh hơn dự kiến và gia tăng áp lực lạm phát. Cùng với đó, chi phí vận tải, logistics tăng do chuỗi cung ứng đứt gãy chưa hoàn toàn hồi phục; rủi ro về thiên tai, thời tiết... là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới lạm phát năm 2022.

Về cơ bản, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2022 tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn mặt bằng giá để ổn định sản xuất, sinh hoạt của người dân, thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn LaNhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La
08:44:08 22/02/2025
Chở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạnChở thi thể nữ sinh bị tai nạn tử vong về nhà, xe cấp cứu gặp nạn
15:13:07 22/02/2025
Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'
22:30:11 21/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúngTai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
00:25:59 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩnVụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩn
08:50:44 22/02/2025
Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCMThông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM
23:32:42 21/02/2025
Xe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vongXe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vong
08:19:02 22/02/2025

Tin đang nóng

Du lịch Việt Nam trúng "sít rịt" thành sao hạng A, nhiều khách Tây hoảng hốt vì được fan vây kín ở sân bayDu lịch Việt Nam trúng "sít rịt" thành sao hạng A, nhiều khách Tây hoảng hốt vì được fan vây kín ở sân bay
22:21:50 22/02/2025
Cặp đôi Vbiz bị tóm dính hôn nhau đắm đuối tại Phú Quốc, nay bỗng tung cả loạt hint hẹn hò tại nước ngoàiCặp đôi Vbiz bị tóm dính hôn nhau đắm đuối tại Phú Quốc, nay bỗng tung cả loạt hint hẹn hò tại nước ngoài
23:31:39 22/02/2025
Tóm dính sao nam Vbiz cặp kè "ghệ mới" hot girl, zoom cận chi tiết bàn tay càng gây bàn tánTóm dính sao nam Vbiz cặp kè "ghệ mới" hot girl, zoom cận chi tiết bàn tay càng gây bàn tán
23:37:55 22/02/2025
'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
23:57:41 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kínQuách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
22:16:12 22/02/2025
Trang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chútTrang Nhung tuổi 39: Mang thai lần 3, chồng đạo diễn chăm lo từng chút
22:12:15 22/02/2025
Cuộc sống của hoa khôi cải lương Mộng Tuyền ở tuổi 78Cuộc sống của hoa khôi cải lương Mộng Tuyền ở tuổi 78
23:01:34 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
23:42:16 22/02/2025

Tin mới nhất

Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm

Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm

05:54:50 23/02/2025
Ngày 22/2, thông tin từ UBND xã Quảng Sơn, Tx.Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người tử vong thương tâm.
Bình Định: 2 thuyền viên rơi xuống biển, mất tích

Bình Định: 2 thuyền viên rơi xuống biển, mất tích

05:53:54 23/02/2025
Trước đó, tàu cá BĐ-97731TS, trên tàu có 5 người, do ông Lê Văn Thái (trú phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn) làm chủ, ủy quyền cho ông Lê Văn Thêm cùng địa phương làm thuyền trưởng, hành nghề câu cá ngừ đại dương.
Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

15:57:48 22/02/2025
Nhiều bệnh nhân chấn thương nặng trong vụ tai nạn xe giường nằm tông ô tô đầu kéo được chuyển về Hà Nội tiếp tục điều trị
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

15:50:32 22/02/2025
Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền về bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian sau Tết, các kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông an toàn, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao th...
Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

15:25:00 22/02/2025
Theo lãnh đạo Trạm CSGT Tuy Phước, thời điểm xảy ra vụ cháy, trên xe có 4 người và một số cây cảnh. Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

10:38:20 22/02/2025
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng lắp đặt các biển báo giao thông trên quốc lộ 27, đoạn đi qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Đáng chú ý, trên 1km đường trước UBND xã Lạc Lâm có đến 23 biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn.
Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

08:57:34 22/02/2025
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên quốc lộ 6 (đoạn qua bản Thín, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) khiến 6 người chết, lực lượng CSGT đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

08:24:30 22/02/2025
Chiếc xe khách biến dạng, nhiều người văng ra lòng đường, người trên xe bị thương và được sơ cứu tại chỗ trước khi đi cấp cứu.
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

23:21:22 21/02/2025
Hôm nay (21/2), Công an TP Thủ Đức, TPHCM vào cuộc xác minh về đoạn clip ghi lại sự việc 2 tài xế ô tô dừng xe giữa đường, cầm kiếm dọa chém nhau đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

22:45:50 21/02/2025
Theo luật sư, kể từ khi bà Nguyệt nộp đơn đến nay đã gần 40 ngày, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (Huế) vẫn chưa tổ chức buổi hòa giải chính thức.
Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

22:36:29 21/02/2025
Ngày 21/2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội cho biết, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Thanh Xuân vừa kịp thời giải cứu một cụ ông bị mắc kẹt trong căn nhà bị cháy.

Có thể bạn quan tâm

Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường

Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường

Pháp luật

07:42:36 23/02/2025
Qua điều tra, lực lượng Công an xác định, trong 11 tháng đầu năm 2024, công ty của vợ chồng Hải và Tâm đã sản xuất 7 loại cà phê bột không đảm bảo chất lượng các loại, với tổng trọng lượng hơn 344 tấn bán ra thị trường.
Năm 2025, xu hướng du lịch trải nghiệm mới lạ 'lên ngôi'

Năm 2025, xu hướng du lịch trải nghiệm mới lạ 'lên ngôi'

Du lịch

07:41:55 23/02/2025
Năm 2025, mặc dù giá cả sinh hoạt gia tăng cùng những áp lực về lạm phát, du lịch vẫn là một ưu tiên hàng đầu với người dân thế giới, với nhiều khám phá khác biệt, trải nghiệm tốt hơn.
Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe

Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe

Thế giới

07:38:55 23/02/2025
Tuy nhiên, một số chuyên gia thính học đang bày tỏ lo ngại rằng việc lạm dụng công nghệ này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xử lý âm thanh của não bộ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.
Lại xuất hiện deal nhân phẩm cho game thủ, sở hữu ngay bom tấn hay nhất năm 2025 với giá hơn 100k

Lại xuất hiện deal nhân phẩm cho game thủ, sở hữu ngay bom tấn hay nhất năm 2025 với giá hơn 100k

Mọt game

07:14:34 23/02/2025
2025 đã chứng kiến sự ra mắt của không ít những tựa game bom tấn, siêu phẩm đáng chú ý nhưng nổi bật lên trong đó chắc chắn phải kể tới cái tên Kingdom Come Deliverance 2.
Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"

Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"

Netizen

07:03:52 23/02/2025
Nam shipper ở Hà Nội cho biết: Tôi giúp người mẹ tìm con bằng cả tấm lòng, không suy nghĩ gì nhiều. Trên xe, người mẹ khóc nức nở, tôi liên tục trấn an chị ấy .
Loại củ bán đầy chợ giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg nhưng cực tốt cho phổi, đem làm món ăn sáng thế này siêu ngon

Loại củ bán đầy chợ giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg nhưng cực tốt cho phổi, đem làm món ăn sáng thế này siêu ngon

Ẩm thực

07:00:14 23/02/2025
Bánh há cảo nhân củ cải vừa mềm dai, vừa đậm đà, nhân thịt hòa quyện cùng vị thanh mát của củ cải, ăn hoài không ngán!
Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song

Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song

Sao châu á

06:14:25 23/02/2025
Lúc yêu ngôn tình hết mình, lúc ly hôn căng thẳng hết hồn. Đây là câu nói tóm gọn hôn nhân của cả 2 cặp Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy và Song Joong Ki - Song Hye Kyo.
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?

Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?

Tv show

06:09:25 23/02/2025
Sau thời gian dài chờ đợi, Running Man Vietnam đã chính thức thông báo trở lại với mùa 3. Ngay lập tức, dàn cast tham gia mùa này trở thành chủ đề khiến cộng đồng mạng bàn tán không ngớt.
Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

Thực phẩm này kết hợp với tỏi sẽ gây ra độc tố cực nguy hiểm

Sức khỏe

06:05:21 23/02/2025
Lúc bụng đang đói mà ăn tỏi hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Điều này là do chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong...
Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập

Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập

Phim châu á

05:55:47 23/02/2025
Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng siêu phẩm báo thù Buried Hearts đã chính thức lên sóng. Và ngay trong tập 1, khán giả đã bị choáng trước cú plot-twist không ai ngờ tới của biên kịch Lee Myung Hee.
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan

4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan

Hậu trường phim

05:54:55 23/02/2025
Triệu Lệ Dĩnh là một trong những ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng toàn cầu. Tuy nhiên, tại Việt Nam cô vẫn đứng sau một nghệ sĩ khác.