Chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát tại Anh cao nhất nhóm G7
Theo phóng viên TTXVN tại London, các chuyên gia kinh tế mới đây cho rằng Anh là quốc gia trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ ghi nhận mức lạm phát cao nhất không chỉ trong năm nay mà trong hai năm tới.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở London, Anh, ngày 5/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà phân tích kinh tế nhận định sự kết hợp của các yếu tố lạm phát ở châu Âu và Bắc Mỹ khiến Anh không tránh khỏi vị trí đứng đầu về lạm phát trong nhóm G7. Tình hình này sẽ tiếp diễn cho đến năm 2024, khiến mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) còn xa mới có thể đạt được.
Theo các nhà phân tích, Anh- nơi tỷ lệ lạm phát đạt 9% vào tháng Tư, mức cao nhất trong vòng 40 năm- chịu những tác động tồi tệ nhất của các nước G7 khác gộp lại. Giống như nhiều nước châu Âu, Anh đang đối mặt với mức giá năng lượng tăng cao, nhưng cũng đồng thời phải vật lộn với sự tăng giá chóng mặt của các hàng hóa và dịch vụ khác như ở Bắc Mỹ. Giá năng lượng, cùng với giá điện, khí đốt và nhiên liệu đường bộ, đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào tỷ lệ phần trăm lạm phát của Anh trong tháng Tư. Tỷ lệ này tương đương với Đức và Italy, cho thấy châu Âu đang chịu những tác động tiêu cực của tình trạng giá năng lượng tăng khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại sau dịch COVID-19, trong khi cuộc xung đột ở Ukraine khiến tình trạng thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Trong tháng 4, Anh ứng đầu bảng xếp hạng lạm phát trong nhóm G7 khi mức giá trần năng lượng tăng 54%. Giá trần năng lượng là mức giá tối đa các nhà cung cấp năng lượng được áp trong hóa đơn tiền điện và gas đối với các hộ gia đình Anh. Mức tăng giá này đã đẩy tỷ lệ lạm phát giá năng lượng hàng năm, bao gồm cả xăng dầu, lên 52% ở Anh, cao hơn tất cả các nước G7 khác. Tỷ lệ này tăng 39% vào tháng Tư ở Italy. Các quốc gia khác, như Pháp đã đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt đối với việc tăng hóa đơn năng lượng các hộ gia đình, trong khi Mỹ, Canada và Nhật Bản – bằng cách tự cung cấp khí đốt hoặc ít phụ thuộc hơn vào khí đốt để sản xuất điện so với nhiều nước châu Âu- không ghi nhận mức tăng giá chóng mặt.
Trong khi đó, các hàng hóa và dịch vụ khác đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào tỷ lệ lạm phát của Anh trong tháng Tư, tương đương tỷ lệ của Mỹ và Canada. Một phân tích của tờ Financial Times về các yếu tố gây lạm phát tại các nước G7 cho thấy lạm phát tại Anh chịu tác động của các yếu tố tiêu cực ở cả châu Âu và Bắc Mỹ. Giá năng lượng tăng chỉ đóng góp 38% vào lạm phát của Anh trong tháng Tư, so với 50% ở Pháp và Đức và gần 60% ở Italy và Nhật Bản. Điều này có nghĩa là các hàng hóa và dịch vụ khác chiếm 62% lạm phát ở Anh, so với 74% ở Mỹ và 75% ở Canada. Tại Anh, hơn 80% hàng hóa và dịch vụ được tính trong tỷ lệ lạm phát chính thức đã tăng hơn 3% trong năm qua, cho thấy sự mất cân bằng giữa nhu cầu chi tiêu tiêu dùng và khả năng cung cấp của các công ty, một phần do các rào cản thương mại bổ sung sau Brexit (chỉ Anh rời Liên minh châu Âu-EU).
Ông Ben Nabarro, nhà kinh tế học tại Citigroup, cho biết kế hoạch của chính phủ nhằm bù đắp cho các hộ gia đình do chi phí sinh hoạt tăng cao đã làm tăng nguy cơ lạm phát kéo dài ở Anh, đồng thời cho thấy sự nan giải BoE phải đối mặt trong việc quyết định tăng lãi suất ở mức nào để kiềm chế tăng giá.
Trong khi các nhà kinh tế dự đoán lạm phát sẽ bắt đầu giảm vào cuối năm nay, giới lãnh đạo doanh nghiệp tỏ ra bi quan hơn, ngày càng lo ngại xu hướng giá cả tăng cao sẽ tiếp tục. Một khảo sát vào tháng trước của Viện Giám đốc (IoD), một tổ chức vận động hành lang doanh nghiệp, cho thấy chỉ 28% trong số doanh nghiệp được hỏi cho rằng lạm phát sẽ giảm xuống mức mục tiêu 2% của BoE vào cuối năm 2023. Một khảo sát hằng quý do công ty nghiên cứu thị trường Ipsos thực hiện trong tháng 5 cũng cho thấy người dân Anh nhận định mức lạm phát trung bình trong năm tới là 4,6%, tăng từ 4,3% trong cuộc khảo sát tháng Hai và ở mức cao nhất kể từ năm 1999.
Theo một cuộc khảo sát do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 10/6, gần 80% người trưởng thành ở Anh cảm thấy lo lắng về chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và 68% cho biết phải giảm chi tiêu những thứ không thiết yếu do chi phí sinh hoạt tăng. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 9/6 cũng dự báo Anh sẽ trở thành 1 trong những nền kinh tế tăng trưởng yếu nhất trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với mức tăng trưởng 0% vào năm 2023. Nhà kinh tế trưởng tại IoD, Kitty Ussher, cho biết sự thất vọng về hiệu suất kinh tế vĩ mô của Anh, đặc biệt về lạm phát và những tác động của Brexit, đang ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư thực tế của lãnh đạo doanh nghiệp.
Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh (ONS), lạm phát của nước này trong tháng 10 đã tăng lên 4,2%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2011.
Nguyên nhân là do giá năng lượng tăng và nhu cầu tiêu dùng nhảy vọt trong giai đoạn hậu phong tỏa do dich COVID-19.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại London, Anh ngày 8/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, lạm phát của Anh trong tháng 9 là 3,1%, cao hơn so với mục tiêu chính phủ đề ra là 2%, từ đó làm dấy lên đồn đoán về khả năng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất. Nhà kinh tế trưởng của ONS Grant Fitzner nhận định nguyên nhân khiến lạm phát trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỷ là do gia tăng chi phí năng lượng, nhiên liệu, giá thành của ô tô cũ, giá dịch vụ tại các nhà hàng và khách sạn.
Việc thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn thế giới đã gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô, từ đó đẩy giá thành xe đã qua sử dụng lên cao. Bên cạnh đó, tình trạng gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu và chi phí nguyên liệu tăng cao đã góp phần khiến lạm phát gia tăng.
Mặc dù BoE đã quyết định duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục là 0,1% trong tháng 11, song nhiều khả năng ngân hàng sẽ nâng lãi suất trong những tháng tới để kìm hãm đà tăng của lạm phát. Trong bối cảnh nhiều quốc gia mở cửa sau trở lại sau phong tỏa do dịch bệnh, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa, kéo theo lạm phát lên cao, ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt của người dân.
Các thị trường đang kỳ vọng trong tháng này, BoE sẽ lần đầu tiên nâng lãi suất trong hơn 3 năm. Chuyên gia kinh tế Anh Yael Selfin của công ty kiểm toán KPMG dự đoán xu hướng lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ là nhân tố khiến BoE quyết tâm nâng lãi suất vào tháng 12 tới.
Cảnh báo xung đột khiến tỉ lệ nghèo đói tại Mỹ Latinh tăng vọt Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) ngày 6/6 cảnh báo những tác động của xung đột ở Ukraine, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực leo thang, sẽ đẩy tỉ lệ nghèo đói ở khu vực lên 33,7%, tăng 1,6% so với năm 2021, và tỉ lệ nghèo cùng cực lên 14,9%, tăng 1,1% so với năm ngoái....