Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc
Hai loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng trung Su-57 do Nga sản xuất và J-35A do Trung Quốc sản xuất đã thu hút sự chú ý rộng rãi tại Triển lãm hàng không Chu Hải.
Tuy nhiên, Su-57 đã vượt mặt J-35A khi ký được hợp đồng xuất khẩu tại đây.
Su-57 Nga (trái) và J-35A Trung Quốc. Ảnh: CNA.
Su-57 có tính năng vượt trội so với J-35A
Tờ EurAsian Times ngày 15/11 cho biết, Sergei Bogdan, 62 tuổi, người được phong danh hiệu “Anh hùng nước Nga”, khẳng định máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 của Nga vượt trội hơn J-35A của Trung Quốc ở mọi điểm quan trọng và thể hiện rõ ưu điểm công nghệ của nó.
Máy bay chiến đấu Su-57 FELON của Nga đã lần đầu tiên ra mắt tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải lần thứ 15 ở Trung Quốc năm nay. Tuy nhiên, J-35A, chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm thứ hai của Trung Quốc, mới trở thành tâm điểm của triển lãm hàng không này, thu hút sự chú ý của du khách và trở thành siêu điểm nhấn của sự kiện này năm nay.
Chuyên gia, phi công thử nghiệm, Anh hùng nước Nga Sergei Bogdan. Ảnh: QQnews.
Cả hai máy bay chiến đấu tàng hình này đều được ra mắt tại Triển lãm hàng không Chu Hải và ngay lập tức thu hút sự chú ý rộng rãi của giới truyền thông quốc tế. Cả hai chiếc đều được coi là những đối thủ mạnh trên thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu toàn cầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Bogdan hoàn toàn đặt niềm tin vào thiết kế và tính năng của Su-57, cho rằng nó vượt trội hơn các máy bay chiến đấu tàng hình khác trên thế giới. Viên phi công thử nghiệm này, nổi tiếng với kinh nghiệm chuyên môn và thực tế với máy bay chiến đấu Su-57, cho rằng cách Nga thiết kế máy bay chiến đấu đảm bảo nó sẽ luôn đi trước các đối thủ.
Tiêm kích Su-57 do Nga sản xuất đã gây sốc cho khán giả tại Triển lãm hàng không Chu Hải khi trình diễn những động tác bay khó như “rắn Hổ mang”, “lá vàng rơi”, nhào lộn liên tục và có động tác cất cánh “nhổ hành trên đất khô” – leo cao rất nhanh khi cất cánh với góc lớn trên đường băng siêu ngắn.
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.
Khi so sánh Su-57 và J-35, ông Bogdan chỉ ra rằng các sự kiện kiểu như Triển lãm hàng không Chu Hải chỉ có thể thể hiện hạn chế ở tính năng cơ bản của máy bay chiến đấu, thường chỉ giới hạn ở hiệu suất khí động học cơ bản. Ông nhấn mạnh rằng chiếc Su-57 đã được thử nghiệm nghiêm ngặt trên tất cả các khía cạnh tính năng chính, từ sức mạnh bay và khả năng cơ động đến độ ổn định và khả năng kiểm soát, thể hiện rõ đây là một mẫu máy bay sẵn sàng chiến đấu rất ổn định. Điều quan trọng nữa là Su-57 đã trải qua thực chiến với hàng trăm phi vụ xuất kích mà không có chiếc nào bị bắn hạ.
Hãng thông tấn TASS của Nga hôm 13/11 đưa tin, Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport đã hoàn thành lô hợp đồng đầu tiên về phiên bản xuất khẩu của máy bay chiến đấu Su-57.
Hợp đồng này được ký kết tại Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc 2024 vừa tổ chức. Ông Alexander Mikheyev, Giám đốc điều hành của Rosoboronexport, đã xác nhận thông tin này, nhưng không tiết lộ quốc gia nào đã mua chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm này của Nga. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc phán đoán khách hàng giấu tên này có thể là Ấn Độ.
Triển lãm hàng không hút khách chưa từng có ở Trung Quốc
600.000 du khách, hơn 280 tỷ nhân dân tệ (38,7 tỷ USD) giá trị đơn đặt hàng là con số đơn vị tổ chức Triển lãm hàng không Chu Hải ghi nhận trong 5 ngày diễn ra chương trình, theo CCTV.
Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc diễn ra 2 năm một lần tại Chu Hải, tỉnh Quảng Đông từ năm 1996. Năm nay, sự kiện lần thứ 15 tổ chức vào ngày 12-17/11 thu hút một lượng lớn khách tham quan, lên đến 600.000 người và mất một giờ đồng hồ xếp hàng, theo CCTV - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Trong đó, tổng đơn đặt hàng thu về số tiền hơn 280 tỷ nhân dân tệ (38,7 tỷ USD), thấp hơn con số 39,8 tỷ USD ở năm 2022. Ảnh: Cui Meng/Global Times (GT).
Đây là triển lãm thương mại hàng không vũ trụ quốc tế duy nhất được chính quyền trung ương Trung Quốc phê duyệt. Chương trình quy tụ các "ông lớn" trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và cũng là cách thức để đại lục phô diễn khí tài hiện đại. Năm nay, không gian triển lãm trong nhà đạt quy mô kỷ lục 120.000 m2 (tăng 20%), theo Airshow, trang web chính thức của cơ quan tổ chức. Ảnh: Cui Meng/GT.
Đám đông quan sát phần trình diễn trên không tại triển lãm Chu Hải lần thứ 15. Ảnh: Guanhailou.
Sự kiển mở cửa 3 ngày đầu tiên dành cho du khách là đại diện các doanh nghiệp, cơ quan làm việc trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đến từ trong và ngoài nước. Sau đó sẽ đón những người hâm mộ tự do vào các ngày còn lại. Theo SCMP, triển lãm hàng không Chu Hải hiện có quy mô tương đương với triển lãm hàng không lớn nhất thế giới được tổ chức tại Paris. Trong ảnh đội bay của Bayi từ Trung Quốc trình diễn bay theo đội hình trên không và phun khói màu vào ngày khai mạc. Ảnh: Zhang Zhou/Guanhailou.
Ngoài màn trình diễn của đội bay trên không, người xem còn được mục kích cảnh cất cánh của tiêm kích Su-57 của Nga vào 12/11. Phương tiện thực hiện nhiều cú lộn trên không, trong đó có động tác khó "lá vàng rơi". Năm nay, có khoảng 1.022 doanh nghiệp tới từ 47 quốc gia và khu vực tham gia, nhiều hơn năm 2022 (282 đơn vị, theo Airshow. Ảnh: Cui Meng/GT.
Máy bay chiến đấu Su-57 (ảnh 1), J-35A (ảnh 2), tiêm kích hạm J-15T (ảnh 3), tiêm kích J-20S tàng hình cũng biểu diễn tại sự kiện ngoài trời. Trong đó, mô hình J-20S khác được trưng bày trong phòng triển lãm. Ảnh: Guanhailou.
J-20 là một trong số tiêm kích được đông đảo du khách quan tâm, tìm hiểu trong đợt triển lãm lần này. Ảnh: Tingshu Wang/Reuters.
Cảnh thành viên thuộc Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trèo xuống từ trực thăng vận tải tại triển lãm hôm 12/11. Ảnh: Tingshu Wang/Reuters.
SS-UAV, một máy bay không người lái hạng nặng Jetank được trưng bày tại triển lãm. Theo Global Times, phương tiện có thể chở tên lửa, bom và máy bay không người lái nhỏ hơn. Ảnh: Liu Xuanzun/GT.
Một nhân viên Trung Quốc chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện gian hàng Saudi Arabia. Ảnh: Guanhailou.
Khả năng đáp trả Israel của Iran sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ Việc ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm gia tăng áp lực lên Iran mà còn tạo ra thách thức lớn trong cách Tehran phản ứng với các cuộc tấn công từ Israel, như sự kiện ngày 26/10 vừa qua. Giữa bối cảnh chính sách "gây sức ép tối đa" có thể tái hiện, Iran phải đối mặt với...