Chuyên gia khí tượng nhận định về đường đi và ảnh hưởng của cơn bão cuối năm 2018
Trong 24 giờ qua, áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông di chuyển nhanh và mạnh dần lên. Theo dự báo sau khi hình thành, cơn bão sẽ kết hợp với hệ thống không khí lạnh mạnh ở miền Bắc tràn xuống, gây thời tiết xấu trên biển và diễn biến tương đối phức tạp.
Vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia thông tin, vào hồi 1h ngày 30/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, cách phía Bắc đảo Pa-la-oan (Phi-líp-pin) khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 – 50km/giờ), giật cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km và đi vào Biển Đông trong sáng nay. Đến 1h ngày 31/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách đảo Trường Sa (quần đảo Trường Sa) khoảng 350km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 – 7 (40 – 60km/giờ), giật cấp 9.
Video đang HOT
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20 – 25km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 1h ngày 1/1/2019, vị trí tâm bão ở cách đảo Trường Sa (quần đảo Trường Sa) khoảng 160km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 – 75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 10 – 15km. Đến 1h ngày 2/1/2019, vị trí tâm bão ở cách đảo Trường Sa (quần đảo Trường Sa) khoảng 460km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 – 75km/giờ), giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8 – 9; biển động mạnh và có khả năng kéo dài 4 – 5 ngày tới. Ở vùng biển ngoài khơi Trung Bộ, Nam Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động; vùng biển phía Đông khu vực giữa và Nam Biển Đông do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh với áp thấp nhiệt đới sau có khả năng mạnh lên thành bão nên gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10. Biển động mạnh.
Nhận định về cơn bão đầu năm 2019, ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) cho biết, khi vào Biển Đông áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, tác động trực tiếp với hệ thống không khí lạnh mạnh ở miền Bắc gây thời tiết xấu trên biển và diễn biến tương đối phức tạp.
Tuy nhiên, nhiều khả năng cơn bão sẽ đi sâu xuống vùng biển phía Nam và không ảnh hưởng đến phần đất liền nước ta.
Theo Kinhte&dothi
Đợt rét hại cuối năm 2018 ảnh hưởng đến chất lượng không khí Hà Nội như thế nào?
Từ ngày 28/12/2018, do không khí lạnh tăng cường kết hợp với rãnh gió Tây nên trên toàn TP Hà Nội xuất hiện mưa, trời rét hại. Hình thái thời tiết trên sẽ duy trì đến qua Tết Dương lịch.
Tổng hợp báo cáo chỉ số chất lượng không khí (AQI) từ ngày 23/12 - 29/12 tại TP Hà Nội cho thấy, so với tuần trước đó chất lượng không khí đã cải thiện đáng kể. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt tăng nhẹ và ở mức kém giảm. Điển hình, vào ngày cuối tuần 29/12 chất lượng không khí tại tất cả các điểm quan trắc được cải thiện một cách rõ rệt.
Chỉ số trong tuần dao động trong khoảng từ 43 - 111. Trong đó, các trạm nền đô thị AQI dao động trong khoảng 43 - 98, các trạm quan trắc giao thông AQI dao động trong khoảng 48 - 111.
Tại các điểm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Mỹ Đình, Tân Mai và Tây Mỗ, chất lượng không khí trong tuần chủ yếu ở mức trung bình, không có ngày nào AQI chạm ngưỡng kém. Cụ thể, trong tuần trước đó không có ngày nào AQI đạt mức tốt nhưng trong tuần này có 1 ngày AQI đạt mức tốt, chiếm 14,3%, các trạm còn lại 100% số ngày AQI ở mức trung bình.
Trong tuần này, chất lượng không khí tại trạm quan tắc giao thông hướng ra ngoại thành Minh Khai vẫn duy trì chủ yếu ở mức kém, còn trạm Phạm Văn Đồng chất lượng không khí đã được cải thiện hơn, AQI chủ yếu ở mức trung bình. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm này lần lượt là 106 và 111.
Tương tự với diễn biến các trạm trên, tại các điểm quan trắc giao thông nội đô như Hoàn Kiếm, Hàng Đậu và Thành Công trong tuần này chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện. Cụ thể, tại trạm Hàng Đậu số ngày AQI chạm ngưỡng kém giảm, chiếm 42,9% còn lại ở mức trung bình; tại các trạm Thành Công và Hoàn Kiếm trong tuần này không còn ngày nào AQI chạm ngưỡng kém.
Theo ghi nhận, tại trạm Thành Công 100% số ngày AQI ở mức trung bình (tuần trước đó có 3 ngày AQI chạm ngưỡng kém); tại trạm Hoàn Kiếm xuất hiện 1 ngày AQI đạt mức tốt chiếm 14,3%.
Có thể thấy, diễn biến thời tiết trong tuần có sự khác nhau; từ ngày 23/12 đến 27/12 có diễn biến thời tiết tương tự như tuần trước đó không mưa, âm u hoặc có thể có nắng nhưng thời tiết lại hanh khô, độ ẩm khá thấp, sáng sớm có sương mù đã làm cho các khí thải khói bụi có trong không khí không phát tán được lên cao để pha loãng và phát thải mà bị giữ lại tại bề mặt đô thị khiến nồng độ các chất thải ở mức khá cao. Tuy nhiên, từ ngày 28/12 do không khí lạnh tăng cường kết hợp với rãnh gió Tây nên trên toàn TP xuất hiện mưa. Đến ngày 29/12 chỉ số chất lượng không khí tại tất cả các điểm quan trắc giảm xuống, chất lượng không khí được cải thiện rõ rệt.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết tại Hà Nội trong những ngày cuối năm nhiều mây, có mưa, mưa rào; gió đông bắc cấp 3 - 4; trời rét hại; độ ẩm từ 70 - 98%. Hình thái thời tiết trên giúp chất lượng không khí tại Thủ đô tiếp tục được cải thiện, nhiều khu vực sẽ đạt mức tốt.
Theo Kinhtedothi
Không khí lạnh sắp tràn về, miền Bắc sắp có rét đậm 8 độ C Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Người dân Hà Nội trang bị áo ấm chống rét, trên đường Giải Phóng (Hà Nội). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) Dự báo, ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến...