Chuyên gia kêu gọi Mỹ tập trung ngăn chặn cuộc tấn công vào Đài Loan
Hai chuyên gia Mỹ cho rằng Tổng thống Joe Biden nên làm rõ việc Washington sẽ không cố thay đổi hiện trạng của Đài Loan và làm việc với các đồng minh nhằm chống lại cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc vào lãnh thổ này.
Lính Trung Quốc diễn tập đổ bộ . Ảnh REUTERS
“Mục tiêu chiến lược của Mỹ liên quan Đài Loan nên duy trì hiện trạng tự chủ về kinh tế và chính trị… và khả năng răn đe của vùng lãnh thổ này có liên kết với Mỹ mà không gây ra một cuộc tấn công từ Trung Quốc nhắm vào Đài Loan”, hai chuyên gia Robert Blackwill và Philip Zelikow thuộc tổ chức nghiên cứu Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR, Mỹ) kêu gọi trong một bài viết được đăng trên website của CFR trong tháng này, theo hãng tin CNA ngày 12.2.
Hai chuyên gia lập luận do Đài Loan “đang trở thành điểm nóng nguy hiểm nhất trên thế giới có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh liên quan đến Mỹ, Trung Quốc và có thể với cả một số nước khác”, Mỹ nên tập trung vào những biện pháp ngăn chặn môt cuộc chiến tranh liên quan Đài Loan.
Trong bài viết, hai chuyên gia Blackwill và Zelikow cho rằng không thực tế về mặt quân sự lẫn chính trị nếu nghĩ chỉ dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ là có thể đánh bại cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan mà không cần có sự phối hợp với các đồng minh trong khu vực.
Video đang HOT
Binh sĩ Đài Loan tập trận ngày 19.1.2021 . Ảnh REUTERS
Hai chuyên gia còn nhận định rằng cũng không thực tế khi giả định sau một cuộc xung đột tiềm tàng, Mỹ sẽ có một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, với việc phong tỏa toàn diện hoặc tiến hành cuộc tấn công chống lại các mục tiêu nhắm vào Bắc Kinh.
Từ đó, hai ông Blackwill và Zelikow kêu gọi Washington nên có một mục tiêu chiến lược thực tế đối với Đài Loan nhằm duy trì sự cân bằng chính trị vốn đã giúp giữ trạng thái cân bằng xuyên eo biển Đài Loan trong ít nhất 50 năm qua, theo CNA.
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc thường xuyên cho máy bay quân sự bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Hôm 28.1, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn cảnh báo “độc lập đồng nghĩa chiến tranh” và lực lượng vũ trang nước này đang có hành động để đối phó sự can thiệp từ bên ngoài.
Trước đó, ngày 23.1, sau khi Trung Quốc điều 12 chiến đấu cơ bay vào ADIZ của Đài Loan, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ra thông báo cảnh báo “tình trạng Trung Quốc gây sức ép quân sự lên Đài Loan đang đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực”.
Mỹ phủ nhận đưa đặc nhiệm tới Đài Loan diễn tập
Lầu Năm Góc cho biết đặc nhiệm Mỹ không tới Đài Loan để diễn tập với lực lượng phòng vệ của hòn đảo như truyền thông đưa tin.
Truyền thông Đài Loan và Nhật Bản dẫn nguồn lực lượng phòng vệ hòn đảo cho biết đặc nhiệm thủy quân lục chiến Mỹ có mặt tại căn cứ Tả Doanh, thành phố Cao Hùng hôm 9/11 để hướng dẫn binh sĩ Đài Loan thực hành kỹ năng như xâm nhập bằng tàu tấn công và xuồng cao tốc.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Supple trong thông cáo ngày 11/11 cho biết thông tin này "không chính xác". "Mỹ giữ cam kết với chính sách Một Trung Quốc", Supple cho biết.
Washington và Đài Bắc thường không công khai hoạt động huấn luyện của quân đội Mỹ trên hòn đảo từ năm 1979, sau khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ tham gia diễn tập tại căn cứ Lejeune, Bắc Carolina, tháng 12/2011. Ảnh: USMC.
Luật pháp Mỹ yêu cầu chính phủ nước này phải đảm bảo cho Đài Loan có đủ khả năng tự vệ. Các hoạt động hỗ trợ của Mỹ được quy định trong Đạo luật Quan hệ với Đài Loan và đánh giá nhu cầu phòng vệ của hòn đảo, vốn diễn ra trong hơn 40 năm qua, Supple cho biết.
"Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Đài Loan khí tài và dịch vụ quân sự với số lượng cần thiết để cho phép hòn đảo duy trì khả năng phòng thủ đầy đủ", phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Dù công nhận chính sách "Một Trung Quốc", Mỹ vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan và đang cung cấp cho hòn đảo nhiều khí tài hiện đại trong bối cảnh căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng.
Vị trí eo biển Đài Loan nằm giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Đồ họa: Google .
Mỹ hồi cuối tháng 10 duyệt bán nhiều loại vũ khí cho đảo Đài Loan, gồm 100 hệ thống phòng thủ bờ biển Harpoon trị giá 2,37 tỷ USD, 135 tên lửa hành trình đối đất AGM-84H SLAM-ER, 11 hệ thống pháo phản lực tầm xa M142 HIMARS và 6 cụm cảm biến MS-110 cho tiêm kích trị giá hơn 1,8 tỷ USD.
Trung Quốc chỉ trích kịch liệt các thương vụ này, cảnh báo chúng có thể "gây ra hậu quả nghiêm trọng" đối với quan hệ Mỹ - Trung vốn đã rạn nứt.
Quân đội Trung Quốc dọa đánh phủ đầu trực diện Đài Loan Đại diện của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa rằng nước này có thể đánh phủ đầu trực diện Đài Loan khi có tình huống nghiêm trọng xuất hiện. Ông Nhậm Quốc Cường - ảnh CGTN. Tờ Tin tức Đài Loan đưa tin, ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát đi lời kêu gọi rằng các binh sĩ...