Chuyên gia: J-20 của TQ có thể dễ dàng bị bắn hạ khi không chiến
Giới phân tích cho rằng việc Trung Quốc sử dụng J-20 cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không là một sai lầm. Nó có thể khiến máy bay này dễ dàng thua trận trước các tiêm kích cũ.
Gần đây, nhà sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình J-20, Tập đoàn hàng không vũ trụ Thành Đô đã tiết lộ nhiệm vụ chính của máy bay là thống trị bầu trời trong không chiến tầm trung và tầm xa. Chiếm ưu thế trên không sẽ là cốt lõi nhiệm vụ của máy bay chiến đấu này.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ tiếp của J-20 là đánh chặn và tấn công luồn sâu. Điều này phù hợp với các phân tích của tình báo phương Tây về vai trò của J-20. Tuy nhiên, việc Trung Quốc định hình nhiệm vụ chính cho J-20 là chiếm ưu thế trên không khiến giới phân tích phương Tây đánh giá thấp sức mạnh của nó.
J-20 sẽ thua vì không chiến truyền thống
Justin Bronk, chuyên gia về không chiến tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh, nói với Business Insider rằng J-20 nếu không chiến với các tiêm kích của Mỹ hoặc châu Âu để kiểm soát bầu trời sẽ là một sai lầm, có thể dẫn đến thua trận.
“J-20 chắc chắn có khả năng trở thành một phương tiện cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không hơn bất kỳ máy bay khác trong biên chế không quân Trung Quốc. Nhưng với một radar mạnh mẽ và nhiều tên lửa không đối không tầm xa trong khoang vũ khí, J-20 không nên sử dụng cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không”, chuyên gia Bronk nói.
Tiêm kích tàng hình J-20 khoe tên lửa trong khoang vũ khí tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Video đang HOT
Vị chuyên gia cho rằng máy bay chiến đấu tốt nhất của Trung Quốc không có nghĩa là nó có thể chiếm ưu thế trước các tiêm kích Typhoon của châu Âu, thậm chí là F-15 của Mỹ cất cánh lần đầu vào năm 1972.
“Về lực đẩy/trọng lượng, khả năng cơ động trong phạm vi hẹp, J-20 không thể so sánh với các máy bay chiếm ưu thế trên không của Mỹ và châu Âu”, ông Bronk nói. J-20 của Trung Quốc có bước tiến vững chắc trong lĩnh vực máy bay chiến đấu tàng hình nhưng từng đó vẫn chưa đủ.
Không quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ vận hành máy bay chiến đấu tàng hình. Nó được thiết kế để hạn chế khả năng bị phát hiện từ xa bởi radar. Tuy vậy, khả năng tàng hình của J-20 chủ yếu ở mặt trước, khi nó bay hướng về radar.
Về mặt chiến thuật, các chuyên gia nói rằng J-20 tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng trong vai trò đánh chặn và tấn công hàng hải với khả năng tàng hình. Tuy nhiên, phiên bản J-20 dùng cho hải quân vẫn chưa được chế tạo.
Các chuyên gia cho rằng yếu điểm của J-20 nằm ở động cơ. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thành công trong việc chế tạo động cơ phản lực đủ tiêu chuẩn cho tiêm kích thế hệ 5. Ông Bronk nhận định Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới vượt qua được ngưỡng quan trọng này.
Tiêu chuẩn nào cho máy bay chiếm ưu thế trên không
Một máy bay được xem là điển hình cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không cần có những tiêu chuẩn như tốc độ nhanh, khả năng linh hoạt trong phạm vi hẹp, cùng với các tên lửa không đối không siêu nhanh. Các máy bay điển hình cho nhiệm vụ này gồm F-15C của Mỹ, phiên bản F-15 Eagle được cấu hình cho nhiệm chiếm ưu thế trên không. Eurofighter Typhoon của châu Âu.
Giới phân tích cho rằng J-20 có thể sẽ thua trong không chiến với F-15C (ảnh) của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.
Rafale của Pháp là tiêm kích đa nhiệm nhưng nó vẫn rất xuất sắc trong nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Su-35S của Nga được giới phân tích đánh giá rất cao trong vai trò chiếm ưu thế trên không, thậm chí nó có thể “đấu tay đôi” với F-22 Raptor, tiêm kích tàng hình chiếm ưu thế trên không hàng đầu thế giới.
“Chống lại F-15C và Typhoon, J-20 có tiết diện radar thấp nhưng hiệu suất kém hơn. Ngoài ra, các tên lửa không đối không của J-20 khó có thể so sánh với vũ khí cùng loại của Mỹ, hay Meteor của châu Âu”, ông Bronk nói.
Ông Bronk cho biết thêm, Trung Quốc đang đầu tư phát triển các tên lửa không đối không tốc độ cao. Khoảng cách về năng lực của tên lửa có thể được rút ngắn trong vài năm tới. Nhưng ngay cả khi năng lực tên lửa đã được thu hẹp, thì J-20 vẫn không phải là thiết kế phù hợp cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, vị chuyên gia kết luận.
Trung Hiếu
Theo Zing
Người chơi "Ai là triệu phú" Anh mất tiền thưởng khủng vì nghe theo khán giả
Một máy bay chiến đấu F-15 của Không quân Israel bất ngờ gặp sự cố bung nắp buồng lái khi máy bay đang ở độ cao hơn 9.000m trong lúc bay huấn luyện. Hai phi công đã nỗ lực giúp máy bay hạ cánh an toàn trong tình huống nguy cấp.
Một máy bay F-15 của Israel (Ảnh: Sputnik)
Theo hãng tin Times of Israel, sự cố trên xảy ra hồi tuần trước khi một máy bay chiến đấu F-15 của Israel bị bung nắp buồng lái ở độ cao khoảng hơn 9.000m.
Một đoạn ghi âm buồng lái được Bộ Quốc phòng Israel công bố ngày 7/1 đã cho thấy cuộc trò chuyện bên trong buồng lái của hai phi công khi ra sức đối phó với tình huống máy bay mất nắp buồng lái. Đoạn ghi âm kéo dài gần 2 phút bắt đầu bằng cuộc trò chuyện giữa hai phi công về độ cao mà máy bay mất nắp và buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Các phi công phải hét lớn do lúc này việc trò chuyện không hề dễ khi tiếng gió rất mạnh. Ngoài ra, các phi công còn phải đối mặt với nhiệt độ xuống tới -45C ở bên ngoài.
Trước khi liên lạc với trạm kiểm soát không lưu ở mặt đất để chuẩn bị cho việc hạ cánh khẩn cấp, một trong hai phi công đã nói với phi công còn lại rằng, họ sẽ đáp máy bay xuống căn cứ gần nhất trong tình trạng không nắp buồng lái. Cuối cùng, máy bay F-15 đã hạ cánh an toàn ở căn cứ không quân Nevatim, gần khu vực Be'er Sheva của Israel.
Ngay sau khi hạ cánh, các phi công đã được nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe.
Quân đội Israel đã mở một cuộc điều tra để làm sáng tỏ nguyên nhân sự cố nói trên. Giới chức Israel được cho là cũng đang liên hệ với nhà sản xuất máy bay chiến đấu này tại Mỹ để xác định nguyên nhân khiến nắp buồng lái F-15 bị bung ra. Trong quá trình điều tra, Israel quyết định ngừng cất cánh đối với toàn bộ phi đội F-15.
Đây không phải lần đầu tiên máy bay F-15 của Israel bị bung nắp buồng lái. Năm 2014, một máy bay F-15 của Không quân Israel cũng từng gặp sự cố tương tự.
Minh Phương
Theo Danri/ Sputnik
Syria sẵn sàng không chiến với Israel Theo Southfront, nếu Israel tiếp tục điều chiến đấu cơ không kích bên trong lãnh thổ Syria, nhiều khả năng Damascus sẽ điều tiêm kích đấu tay đôi trên không. Thông tin này được trang Southfront dẫn nguồn tin không quân Syria cho biết, để có đủ sức đối đầu với những tiêm kích tối tân của Israel, phi đội MiG-29 của Không...