Chuyên gia Israel đánh giá về chiến lược ‘trì hoãn và tiêu hao’ của Hamas
Chiến lược này đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Israel, tạo ra một cuộc chiến tranh tiêu hao dai dẳng và cản trở khả năng của Israel trong việc đảm bảo an ninh dọc biên giới.
Binh sĩ Israel hoạt động ở Gaza. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của Giáo sư Kobi Michael, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS) mới đây, các thủ lĩnh Hamas ở Dải Gaza đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Israel, đồng thời cân nhắc, hoàn thiện chiến lược trì hoãn và tiêu hao.
Mục tiêu của họ là chấm dứt chiến tranh đồng thời đảm bảo Hamas tồn tại với tư cách vừa là một thực thể quân sự vừa quản trị ở Dải Gaza. Đối với họ đó sẽ là một chiến thắng. Nhưng chiến lược này đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Israel, tạo ra một cuộc chiến tranh tiêu hao dai dẳng và cản trở khả năng của Israel trong việc đảm bảo an ninh dọc biên giới. Vì vậy, điều bắt buộc là Israel phải ngăn chặn chiến lược của Hamas và phá bỏ năng lực của tổ chức này.
Sau hơn 100 ngày giao tranh với Hamas ở Dải Gaza, những thách thức của Israel trong việc đạt được các mục tiêu đã nêu trong cuộc chiến, cụ thể là việc loại bỏ các năng lực quân sự và quản trị của tổ chức này cũng như đảm bảo việc giải phóng con tin, ngày càng trở nên rõ ràng. Khoảng cách giữa sự thành công của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và cảm giác lo lắng ngày càng tăng trong cộng đồng, cả trong xã hội Israel cũng như trên các phương tiện truyền thông Israel và quốc tế, ngày càng gia tăng.
Theo thời gian, những hình ảnh tàn khốc ở Dải Gaza, cùng với các báo cáo về thương vong của người Palestine, cho thấy tình hình nhân đạo ngày càng xấu đi. Điều này khiến quốc tế tăng cường chỉ trích và khiến Mỹ chịu áp lực phải yêu cầu Israel chấm dứt tình trạng thù địch hiện tại.
Video đang HOT
Song song với đó là mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng an toàn của các con tin. Điều này làm tăng áp lực lên cả các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Israel để đảm bảo giải phóng con tin “bằng bất cứ giá nào”. Mặt khác, cam kết kiên định của giới lãnh đạo chính trị trong việc tiếp tục chiến dịch quân sự và tận dụng một thỏa thuận thuận lợi hơn để thả con tin đã tạo ra sự chia rẽ ngày càng tăng cả trong chính phủ và một bộ phận người dân. Ngày càng có nhiều người Israel ủng hộ thả con tin ngay lập tức “bằng bất cứ giá nào”, ngay cả khi điều đó có nghĩa là trì hoãn mục tiêu đánh bại Hamas.
Do đó, các thủ lĩnh Hamas ở Dải Gaza, đặc biệt là Yahya Sinwar, đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Israel. Các nguyên tắc cơ bản của chiến lược trì hoãn và tiêu hao của Hamas đưa ra những yêu cầu “cực đoan” trong các cuộc đàm phán về con tin nhằm làm suy yếu xã hội Israel, làm gia tăng căng thẳng giữa xã hội dân sự Israel với giới lãnh đạo quân sự và chính trị của nước này, đồng thời tăng cường áp lực quốc tế đối với Israel.
Bằng cách thúc đẩy căng thẳng, Hamas sẽ cải thiện triển vọng đạt được một thỏa thuận có lợi hơn. Điều này không chỉ khiến Israel và Mỹ chia rẽ mà còn thúc đẩy Washington làm trung gian cho một thỏa thuận dẫn đến việc thả con tin. Một thỏa thuận như vậy có thể sẽ chấm dứt chiến sự theo các điều khoản phù hợp với yêu cầu của Hamas.
Một yếu tố có lợi nữa cho Hamas là căng thẳng leo thang giữa Israel và Ai Cập đang đe dọa quan hệ hợp tác và ổn định giữa hai bên. Trong bối cảnh này, việc chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden ngày càng không tán thành giới lãnh đạo chính trị của Israel, đặc biệt là Thủ tướng Benjamin Netanyahu, có lợi cho Hamas và củng cố cam kết của Hamas đối với chiến lược trì hoãn và tiêu hao.
EU tiết lộ bất ngờ về mối quan hệ giữa Israel và Hamas
Nhà ngoại giao hàng đầu của EU đưa ra tuyên bố bất ngờ ngay trước khi Ngoại trưởng Israel đến Brussels vào đầu tuần tới.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: AFP
Theo tờ Politico (Mỹ), Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Josep Borrell ngày 19/1 đã công khai cáo buộc Israel đã tài trợ cho lực lượng Hamas ở Dải Gaza.
Báo El País của Tây Ban Nha dẫn lời ông Borrell cho biết: "Hamas được Chính phủ Israel tài trợ nhằm làm suy yếu Chính quyền Palestine. Nhưng nếu chúng ta không can thiệp mạnh mẽ, vòng xoáy hận thù và bạo lực sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ thương vong này đến thương vong khác".
Trong bài phát biểu tại Đại học Valladolid ở miền Trung Tây Ban Nha, ông Borrell nhấn mạnh rằng việc thành lập một nhà nước Palestine là cần thiết để giải quyết cuộc xung đột đang diễn ra.
"Chúng tôi tin rằng giải pháp hai nhà nước phải được áp đặt từ bên ngoài để mang lại hòa bình. Mặc dù, tôi nhấn mạnh, Israel đang tái khẳng định việc từ chối (giải pháp này) và để ngăn chặn điều đó, họ đã đi xa đến mức tự thành lập Hamas", ông Borrell được dẫn lời nêu rõ.
Chính phủ Israel đã phản bác mạnh mẽ những chỉ trích của ông Borrell. Ophir Falk, cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói: "Ông Borrell đã sai. Thay vì tìm cách củng cố Hamas, như người đứng đầu chính sách đối ngoại EU tiết lộ, Thủ tướng Netanyahu đã tấn công mạnh vào Hamas trong ba hoạt động quân sự quy mô lớn; vào năm 2012, 2014 và 2021. Sau vụ tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái, nội các chiến tranh của ông Netanyahu đã chỉ đạo quân đội Israel tiêu diệt Hamas".
Bình luận của ông Borrell được đưa ra chỉ vài ngày trước khi các bộ trưởng ngoại giao EU dự kiến tổ chức một số cuộc họp với những người đồng cấp từ Israel, Chính quyền Palestine và các nước Arab quan trọng tại Brussels. Các bộ trưởng sẽ thảo luận vào ngày 22/1 về cuộc xung đột Israel-Hamas ở Gaza, nơi quân đội Israel đã thực hiện chiến dịch ném bom và tấn công trên bộ không ngừng nghỉ trong nhiều tháng, cũng như triển vọng cho một giải pháp hòa bình trong tương lai.
Đồng thời, EU đang chuẩn bị công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Hamas nhằm ngăn chặn các nguồn tài chính của lực lượng này, ba nhà ngoại giao EU nói với Politico.
Hôm 18/1, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza - với điều kiện Hamas phải bị giải tán và tất cả các con tin được thả. Nghị quyết này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Netanyahu bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Palestine độc lập, qua đó bác bỏ nỗ lực thành lập một nhà nước Palestine của Mỹ và EU.
Những tuyên bố rằng Chính phủ Israel đã tài trợ cho Hamas, bao gồm cả việc cho phép Qatar tài trợ cho Gaza, đã được đưa ra trước đây bởi phe đối lập Israel cũng như các nhà phân tích và cơ quan truyền thông của Mỹ như tờ New York Times. Các quan chức Israel cho biết đây là một phần trong chính sách mà hầu hết các chính trị gia hàng đầu của Israel đã thực hiện như một cách khả thi để kiểm soát Hamas với giả định cơ bản là nhóm này sẽ kiềm chế lòng nhiệt thành về ý thức hệ của họ và khuyến khích họ tập trung vào việc cai trị.
"Israel đã cho phép cung cấp hàng triệu USD tiền mặt của Qatar vào Gaza thông qua các cửa khẩu của nước này kể từ năm 2018, nhằm duy trì lệnh ngừng bắn mong manh với những người cai trị Dải Gaza", một bài xã luận trên tờ Thời báo Israel (Times of Israel) cáo buộc vào ngày 8/10 năm ngoái, một ngày sau khi Hamas thực hiện các cuộc tấn công và miền Nam Israel.
Thủ tướng Netanyahu đã phủ nhận mạnh mẽ việc đồng ý Qatar tài trợ cho Hamas nhằm chia rẽ người Palestine thành các phe phái chính trị đối lập. Nhưng nhà lãnh đạo Israel cho biết vào năm 2019 tại một hội nghị của đảng Likud: "Bất kỳ ai muốn ngăn cản việc thành lập một nhà nước Palestine cần phải hỗ trợ việc củng cố Hamas".
EU đạt thỏa thuận khởi động sứ mệnh phòng thủ ở Biển Đỏ Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về việc khởi động sứ mệnh phòng thủ ở Biển Đỏ. Chiến đấu cơ của Anh cất cánh từ căn cứ RAF Akrotiri ở CH Cyprus để thực hiện đợt tấn công nhằm vào các cơ sở của Houthi ở...