Chuyên gia Iran dọa bắt cóc con gái Obama
Một chuyên gia chiến lược và là cựu quan chức Iran cảnh báo rằng một trong các con gái của Tổng thống Barack Obama sẽ bị bắt cóc và cưỡng hiếp nếu Mỹ dám tấn công Syria.
Obama cùng hai con gái Sasha (trái) và Malia. Ảnh: AFP
Alireza Forghani, cố vấn về chiến lược của lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei và cựu thống đốc tỉnh Kish, hôm 7/9 cảnh báo sẽ có về hàng loạt vụ bắt cóc và sát hại các công dân Mỹ trên toàn thế giới trong trường hợp chính quyền Obama tiến hành tấn công Syria.
“Chúng ta nên nhắc nhở Obama rằng nếu ông ta là một kẻ tàn nhẫn thì sẽ có những kẻ tàn nhẫn khác trên khắp thế giới có thể tấn công Sasha”, Alarabiya dẫn lời ông Forghani viết trên blog cá nhân, trong đó nhắc đến con gái út của tổng thống Mỹ.
Lời đe dọa của ông Forghani được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Ba Tư, nhưng trong phiên bản tiếng Ba Tư, ông Forghani chỉ rõ rằng “Sasha sẽ bị cưỡng hiếp bởi một người có thể tiếp cận với gia đình Obama”.
“Hy vọng Obama đủ kiên định để tấn công Syria, và sau đó chúng ta sẽ chứng kiến sự mất mát của những lợi ích Mỹ thông qua những cuộc tấn công khủng bố”, ông Forghani nói. “Chỉ trong vòng 21 giờ sau cuộc tấn công vào Syria, một thành viên gia đình của mỗi bộ trưởng Mỹ, các đại sứ Mỹ, các chỉ huy quân sự Mỹ trên toàn thế giới sẽ bị bắt cóc. Và 18 giờ sau, video về họ bị cắt cụt tay chân sẽ được lan truyền khắp thế giới”.
Dù hiện không giữ chức vụ nào chính thức, nhưng với vị trí cố vấn chiến lược và quan hệ mật thiết với Mehdi Taeb, người đứng đầu Tổ chức Chiến lược Ammar, một tổ chức tư tưởng cực đoan của Iran, những phát ngôn của ông Forghani được cho là có sự cho phép của giới chức.
Video đang HOT
Tuy nhiên cũng có các thông tin trái chiều về nhân thân và các phát ngôn củaForghani, với một phía cho rằng người này trở thành nhân vật kêu gọi chống Mỹ nổi tiếng trong khu vực; và phía kia tố Forghani là người tích cực kêu gọi lật đổ chính phủ Iran.
Lời đe dọa của ông Forghani được đưa ra trong bối cảnh Mỹ vừa ngăn chặn được mệnh lệnh từ một quan chức Iran yêu cầu các phiến quân ở Iraq tấn công các lợi ích của Mỹ ở Baghdad, nếu Washington không kích Syria. Sứ quán Mỹ ở Baghdad có thể là một mục tiêu, theo một quan chức Mỹ nói trên WSJ.
Tổng thống Obama đang chờ đợi quốc hội Mỹ ủng hộ kế hoạch tấn công hạn chế vào Syria, sau cáo buộc về việc chính quyền quốc gia Trung Đông sát hại hơn 1.400 dân thường bằng vũ khí hóa học, bất chấp Tổng thống Syria Bashar al-Assad bác bỏ điều này.
Các nghị sĩ Mỹ sẽ tổ chức phiên họp về Syria vào hôm nay. Theo AFP, tổng thống Mỹ cũng ra sức vận động công chúng, khi ông sẽ có các bài trả lời phỏng vấn trên các kênh truyền hình như PBS, CNN và Fox News. Ngày mai, Obama sẽ có bài phát biểu với người dân, trước khi quốc hội bỏ phiếu về việc tấn công Syria.
Theo VNE
Hội đồng Bảo an chưa quyết định tấn công Syria
Đại sứ 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kết thúc cuộc thảo luận về tình hình Syria vào đêm qua theo giờ Việt Nam nhưng không có dấu hiệu có thấy sẽ tấn công Syria trong một hai ngày tới.
Các thành viên HĐBA tiếp tục bất đồng về nghị quyết đối với Syria.
Các nguồn tin thân cận tại cuộc họp cho biết các đại sứ Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ đã kết thúc cuộc thảo luận về nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do London soạn thảo về việc cho phép hành động quân sự đối với Syria.
Tuy nhiên, cuộc họp kết thúc mà không có dấu hiệu nào cho thấy HĐBA sẽ sớm biểu quyết về một nghị quyết lên án việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria do mâu thuẫn giữa Nga và Trung với 3 nước thành viên còn lại.
Theo nguồn tin tại chỗ, Đại sứ Trung Quốc và Nga - hai nước phản đối mạnh mẽ tấn công quân sự nhằm vào Tổng thống Syria Bashar al-Assad - đã rời cuộc họp kín sau khoảng 75 phút thảo luận.
Đại sứ ba nước còn lại tiếp tục thảo luận trước khi rời phòng họp sau đo ít lâu.
Nga và Mỹ đã lập tức có những phát biểu chỉ trích nhau sau cuộc họp này.
"Chúng tôi không nhìn thấy con đường phía trước vì Nga tiếp tục phản đối mọi hành động có ý nghĩa của HĐBA đối với Syria", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf chỉ trích.
Theo bà, sở dĩ nghị quyết bị chặn tại HĐBA là do sự "không khoan nhượng" của Nga đối với dự thảo nghị quyết lên án Syria sử dụng khí độc do Anh đệ trình.
Bà Harf cũng cho rằng không thể cho phép sự phản đối của Nga làm lá chắn cho chính quyền Syria và rằng, các hành động của Moscow, kể cả việc ba lần phủ quyết trước đó đối với các dự thảo nghị quyết lên án chính quyền al-Assad, đang đặt ra câu hỏi về việc liệu HĐBA có phải là diễn đàn hiệu quả để giải quyết cuộc xung đột tại Syria hay không.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Vladimir Titov khẳng định hiện không phải thời điểm thích hợp để thảo luận về các biện trừng phạt nhằm vào Damascus.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tuyên bố rằng HĐBA không nên cân nhắc dự thảo nghị quyết do Anh soạn thảo trước khi các thanh sát viên LHQ báo cáo về các phát hiện của họ tại Syria.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Syria.
Từ London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết cuộc thảo luận tại LHQ về cách thức đối phó cuộc khủng hoảng tại Syria sẽ tiếp tục "trong những ngày tới".
Trong khi đó, giới phân tích tin rằng Mỹ rất có thể sẽ phát động một cuộc tấn công quân sự ngoài khuôn khổ HĐBA nhắm vào những mục tiêu có giới hạn ở Syria.
"Tôi tin là Mỹ sắp phát động một cuộc tấn công quân sự. Tôi tin đó sẽ là tấn công bằng phi đạn hành trình để cho các phi công Mỹ không phải đi vào những chỗ rủi ro. Và có lẽ những gì sắp xảy ra sẽ giống như những vụ không kích mà chính phủ của Tổng thống Bill Clinton đã thực hiện tại Sudan và Afghanistan năm 1998 sau khi hai Đại sứ quán ở ông Phi bị đánh bom", nhà phân tích chính trị Michael Rubin nói.
Một thủ lĩnh của lực lượng đối lập Syria nói rằng phe nổi dậy hoan nghênh bất cứ sự can thiệp nào của nước ngoài có thể lật đổ chính phủ của ông Assad. "Vì những gì đang xảy ra... chúng tôi không những ủng hộ mà còn yêu cầu cộng đồng quốc tế ủng hộ việc giáng một đòn vào chế độ Assad".
Giới phân tích cho rằng cuộc tấn công Syria, nếu có, sẽ không phải là một chiến dịch quân sự quy mô lớn vì cuộc tấn công này sẽ nhanh chóng lan sang các nước láng giềng và nhấn tìm toàn bộ khu vực Trung Đông vào chảo lửa. Theo ông Rubin, "một chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân sẽ không ngần ngại sử dụng vũ khí đó để tấn công những người ở Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Lebannon và Israel".
Để chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra, Arập Xêút đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao. Trung tâm chỉ huy tác chiến của Lực lượng lục quân nước này đã nâng cấp độ trực chiến lên mức 2. Ngoài ra, quân đội cũng đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị gửi báo cáo hàng ngày tới các trung tâm chỉ huy.
Theo khampha
Tổng thống Obama tiếp tục kêu gọi dân chúng ủng hộ đánh Syria Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tiếp tục kêu gọi người dân ủng hộ tấn công quân sự Syria trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh vẫn đang diễn ra trước cửa Nhà Trắng và Quốc hội. Tổng thống Obama liên tục kêu gọi dư luận trong và ngoài nước ủng hộ tấn công Syria. Ông Obama đưa...