Chuyên gia hướng dẫn khởi động an toàn với ô tô không sử dụng lâu ngày?
Trong một khoảng thời gian dài chiếc ô tô không sử dụng từ 1 vài tuần đến 2-3 tháng qua sẽ có những ảnh hưởng gì?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng gặp gỡ anh Hiếu – chủ garage Việt Mỹ Auto – một trong những garage lâu năm và quen thuộc của anh em chơi xe, độ xe.
Nơi đây chuyên phục vụ việc bảo trì bảo dưỡng của các dòng xe sang và cao cấp tại TP.HCM sẽ lý giải và hướng dẫn các bước kiểm tra cũng như khởi động lại chiếc xe sau thời gian dài.
“Điều gì sẽ xảy ra đối với chiếc xe khi đậu một chỗ quá lâu?”
Xe là phương tiện và nó không được sinh ra để nằm một chỗ. Việc đậu xe trong thời gian dài, có thể hiểu là trên 1 tháng sẽ khiến các chất lỏng của động cơ bị hỏng, các bộ phận kỹ thuật không được bôi trơn sẽ bị ăn mòn và tệ hơn là bị các động vật như chuột, bọ tấn công khiến hệ thống điện của xe gặp sự cố.
“Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo quản chiếc xe sau 3 tháng không sử dụng?”
Đối với các mẫu xe ngày nay, dù đậu 1 tháng cho đến 2-3 tháng thì việc khởi động xe cũng không quá khó khăn với điều kiện bảo dưỡng đúng và đủ quy trình; đặc biệt là bình điện phải còn hoạt động được. Để khởi động chiếc xe, chúng ta cần thực hiện kiểm tra tổng quát.
a/ Kiểm tra dầu:
Kiểm tra mức dầu bằng que thăm nhớt (dầu) của xe. Nếu bạn không chắc vị trí của que thăm nhớt, hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng. Mức nhớt động cơ chuẩn xác phải nằm giữa hai vạch chỉ báo trên que thăm dầu.
Để đảm bảo động cơ được hoạt động trơn tru, khi kiểm tra nhớt (dầu), bạn không chỉ để ý mức độ mà còn phải quan sát màu sắc và độ đặc. Nếu lớp nhớt này đặc, có sạn và có màu sẫm thì có khả năng đã đến lúc bạn phải thay nhớt mới.
Lưu ý rằng nếu mức nhớt của bạn thấp, bạn không nên lái xe mà nên châm thêm hoặc gọi xe cứu hộ chở đến garage hoặc xưởng dịch vụ chính hãng điểm kiểm tra.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện và đèn trên xe. Tắt/bật đèn, kiểm tra đèn pha/cos, đèn trước/sau, đèn thắng, đèn xi-nhan. Đề phòng trường hợp chuột, bọ gậm nhấm dây điện. Tiếp đến là mở điều hòa, hệ thống âm thanh, ấn lên/xuống các cửa kính của xe,…
c/ Kiểm tra các dấu hiệu bị rò rỉ
Đầu tiên là kiểm tra dầu động cơ như đã nói lúc nãy, tiếp đến là nước làm mát. Kiểm tra dưới gầm xe có các dấu hiệu rò rỉ hay không. Dù không phải thợ sửa chữa chuyên nghiệp nhưng bạn có thể tự chẩn đoán chiếc xe thông qua màu sắc dung dịch bị rò rỉ:
- Màu đen hoặc nâu nhạt thường cho thấy dầu động cơ bị rò rỉ.
- Màu đỏ hoặc nâu thường cho thấy có rò rỉ bộ truyền động.
- Trong suốt, màu đỏ hoặc nâu thường cho thấy có rò rỉ trợ lực lái.
- Màu vàng trong suốt hoặc màu nâu thường cho thấy hệ thống phanh bị rò rỉ.
Tất nhiên bước cuối là mang đến garage uy tín để kiểm tra và khắc phục sớm nhất.
Video đang HOT
d/ Kiểm tra dầu phanh (thắng)
Bình dầu phanh (thắng) của từng xe sẽ có vị trí khác nhau, bạn có thể xem trong sổ hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, đa số bình dầu thắng sẽ nằm ở khoang động cơ. Chỉ nhìn trực quan xem mức độ dầu phanh có hao hụt hay không. Nếu ở mức min thì hệ thống phanh có vấn đề và nên đến garage để khắc phục.
Chúng ta cần tháo xả toàn bộ dầu phanh cũ, vệ sinh heo phanh, các dây cáp và kiểm tra nguyên nhân xảy ra sự cố này. Nhưng đây là trường hợp khá hy hữu.
e/ Kiểm tra bình acquy:
Xe đậu trong thời gian dài, bình acquy nhiều khả năng sẽ bị mất điện. Bình điện trong trạng thái không tải sẽ mất điện áp trong thời gian dài. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách sạc lại bình điện, nhờ xe khác câu điện hoặc dùng phụ kiện kích bình đang bán trên thị trường.
Xe cần nổ máy khoảng 5-10 phút là bình điện đã được sạc lại. Tuy nhiên, nếu xe bạn không thể nổ lại trong lần thử nghiệm này thì bình điện đã cần phải thay thế.
Một lưu ý là trước khi câu điện hoặc kích bình, nên kiểm tra và vệ sinh kỹ vị trí cọc bình để em có bị dơ hoặc cặn bẩn và dấu hiệu ăn mòn hay không. Việc sạc acquy nên thực hiện 3 đến 6 tháng nếu bình giảm dưới 12,4 volt.
f/ Kiểm tra xăng và súc bình xăng nếu cần
Trong quá trình đậu xe, thùng xăng sẽ tích tụ hơi ẩm, trong thời gian dài cũng dẫn đến ăn mòn. Đó chưa kể đến việc xăng để lâu bị biến chất, chỉ số octan giảm sẽ khiến chúng kẹo đặc lại, gây kẹt bơm xăng, lọc và kim phun. Đồng thời cũng sẽ khiến xe khó nổ máy hơn. Xăng hư hỏng sẽ có mùi hôi và bắt lửa kém hơn.
Nếu xe trong 3 tháng hoặc lâu hơn chưa sử dụng thì bạn nên xả bình xăng và đổ đầy lại bình nhiên liệu mới. Còn trường hợp xe đậu 1 đến 2 tháng thì nên đổ xăng mới vào bình để pha loãng lượng xăng cũ.
Để chiếc xe vận hành ổn hơn và hạn chế hư hỏng liên quan đến bơm xăng và kim phun thì nên đổ thêm dung dịch ổn định nhiên liệu, nhằm ngăn chặn sự xuống cấp của xe.
g/ Kiểm tra lốp?
Lốp xe cũng sẽ bị ảnh hưởng do xe không hoạt động. Các bạn cũng biết, không khí trong lốp sẽ bị thất thoát ra ngoài dù không bị thủng. Nếu chỗ đậu xe mát và lạnh thì việc này diễn ra nhanh hơn. Lúc này, trọng lượng của xe sẽ đề trực tiếp lên lốp đang xẹp và tạo thành những cái tỳ trong thành ta-lông.
Bạn cần kiểm tra áp suất lốp (đơn bị psi) của bánh xe, đối chiếu với khuyến nghị của nhà sản xuất, vị trí nằm bên cửa tài. Nếu lái xe trong tình trạng bánh mềm, bạn sẽ có hiện tượng vô-lăng bị rung và có tiếng lạ. Nguyên nhân là lốp bị đè xuống khiến cao su bị ép xuống nền.
Tất nhiên là khi ta bơm bánh lại thì sẽ không thấy hiện tượng này, nhưng vẫn có trường hợp các vết hằn này sẽ không mất đi; lúc đó chúng ta cần phải thay bộ lốp mới. Thông số thông thường sẽ là 2,4 psi với xe sedan và SUV 7 chỗ,…
h/ Kiểm tra khoang động cơ và các dấu hiệu động vật xuất hiện trong xe?
Đầu tiên là mở khoang động cơ xem có mùi lạ hoặc có xuất hiện dấu chân trong khoang máy hay không? Dùng đèn pin rọi kỹ vào các hốc và sàn động cơ xe có rác hoặc các vật thể lạ hay không?
Kiểm tra kỹ bộ phận lấy gió của máy lạnh và lọc gió xem có mùi hoặc “Quà” của các động vật phá hoại để lại hay không. Đa phần các động vật này sẽ cắn dây dẫn nước xịt kính, dây lốc lạnh, hệ thống đèn,… Trên mạng có nhiều cách khắc phục như dung dịch xịt bạc hà, hoặc băng phiến,… nhưng không thể xử lý triệt để đâu. Cách tốt nhất là nên thường xuyên vệ sinh và kiểm tra khoang động cơ.
f/ Kiểm tra phanh tay
Nhiều chủ xe thường kéo phanh tay khi đậu, điều này đúng. Nhưng nếu đậu trong thời gian dài, việc này có thể khiến phanh bị bó gây kẹt phanh. Việc cần là bình tĩnh lên hạ hết phanh tay, đạp phanh 4-5 lần để các heo dầu được hoạt động trở lại và mớm chân ga cho xe di chuyển tới/lui 5-10 lần.
Nếu thực hiện điều này không được thì bạn nên gọi garare để họ đến tháo ra và vệ sinh lại.
3. Vậy bao lâu thì nên khởi động xe 1 lần?
Đây là vấn đề nhiều bạn khá quan tâm. Lời khuyên là hãy khởi động xe tối thiểu vài lần mỗi tháng và tối thiểu 1 tuần 1 lần, nổ máy trong khoảng 30 phút. Nên đạp phanh và vào số P-R-N-D đối với số tự động; còn số sàn thì đạp côn ra/vào các cấp số tuần tự để nhớt được bôi trơn.
Khi xe nổ máy được 3-4 phút, động cơ bắt đầu nóng dần thì tăng chân ga lên 2.000 vòng/phút. Nếu được thì chạy xe vài vòng gần chỗ đậu để các bộ phận khác được hoạt động như hộp số, bộ truyền động, phanh, giảm xóc (nhún) và các bộ phận kỹ thuật khác sẽ được làm nóng, giúp hoạt động mượt mà hơn.
Mặt khác khi nổ máy xe 30 phút cũng giúp bình ắc-quy được sạc lại và việc khởi động cho những lần sau dễ dàng hơn.
4. Cách bảo quản xe nếu lâu ngày không sử dụng?
Với xe lâu ngày không sử dụng, bạn có thể rửa sạch và lau khô các chi tiết, sau đó trùm bạt lại. Không dùng phanh tay mà chèn gỗ, hoặc đá ở bánh xe để tránh bị kẹt phanh. Đổ đầy nhiên liệu và nếu được hãy thay mới các chất lỏng. Để tránh hư hỏng lốp và giảm xóc thì nên đội xe lên với các thiết bị chuyên dùng.
Các bộ phận cần được bảo dưỡng khi xe chạy được 10.000 km
Lưu ý những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ khi xe ô tô chạy được 10.000 km là một việc làm để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định, an toàn cho người sử dụng.
Vệ sinh phanh trước, sau
Đất, cát thậm chí là đá dăm mắc kẹt bên trong hệ thống phanh, làm giảm hiệu quả phanh. Trên các dòng xe sử dụng hệ thống phanh đĩa mắc kẹt cát, đá có thể khiến má phanh bị xước, chai lì, thậm chí đĩa phanh có thể bị vênh, hư hại nghiêm trọng. Do đó, trong lần bảo dưỡng ở 10.000 km cần vệ sinh hệ thống phanh trước, sau.
Ngoài ra, bảo dưỡng hệ thống phanh tại mốc 10.000 km còn bao gồm kiểm tra hành trình phanh tay, dầu phanh, hệ thống ống dẫn... nhằm phát hiện các sự cố rò rỉ, có thể gây nguy hiểm cho người lái cũng như hành khách khi vận hành xe.
Kiểm tra hệ thống điện
Sự hao mòn tự nhiên ở các chi tiết như bình ắc quy hay bugi đánh lửa ở 10.000 km đầu là không đáng kể. Tuy nhiên, cần kiểm tra để chắc chắn chúng hoạt động ổn định và dao động ở mức cho phép.
Hệ thống đường dây điện trên ôtô cũng cần được kiểm tra xem có bị đứt rời hoặc bị gặm nhấm vì có thể dẫn đến một số chức năng hoạt động không chính xác hoặc ngừng hoạt động cho mất nguồn cấp điện.
Thay dầu và lọc dầu
Tất cả mẫu xe đều được nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dầu và lọc dầu cùng lúc tại mốc bảo dưỡng 10.000 km. Hầu hết các loại lọc dầu được thiết kế kéo dài tuổi thọ tối đa 10.000 km, trong khi các loại dầu động cơ tùy theo hãng xe sẽ thay thế ở 5.000 km/lần hay 10.000 km/lần.
Ngoài ra, hầu hết các nhà sản xuất đều khuyến cáo người dùng xe thay thế dầu và lọc dầu động cơ sớm hơn nếu thường xuyên sử dụng xe dưới điều kiện khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn, hoạt động ở tốc độ thấp thường xuyên hoặc chạy không tải ở thời gian dài, hoạt động ở vùng có nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao hoặc thường xuyên hoạt động ở vùng đồi núi.
Vệ sinh lọc gió
Nếu dầu động cơ giúp vận hành nhẹ nhàng thì lọc gió sẽ giúp cung cấp khí nạp cho động cơ, kết hợp với nhiên liệu tạo nên hỗn hợp hòa khí, cung cấp sức mạnh cho xe.
Lọc gió động cơ tương đối bền bỉ và có tuổi thọ dao động từ 20.000 - 40.000 km
Tuy nhiên sau 10.000 km, hầu hết các dòng xe sử dụng tại Việt Nam đều cần phải vệ sinh chi tiết này. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là từ môi trường và điều kiện vận hành nhiều khói bụi tại nước ta.
Lọc gió động cơ tương đối bền bỉ và có tuổi thọ dao động từ 20.000 - 40.000 km. Tuy nhiên các nhà sản xuất cũng khuyến cáo nên vệ sinh định kỳ và thay thế sớm hơn nếu sử dụng xe trong điều kiện bụi bẩn hoặc vùng biển nhiều cát.
Vệ sinh lọc gió điều hòa
Trên các dòng xe được trang bị lọc gió điều hòa, nhà sản xuất cũng khuyến cáo vệ sinh chi tiết này tại 10.000 km. Tương tự lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa cũng tích tụ nhiều bụi đất, thậm chí là xác côn trùng chết và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Kiểm tra lốp và đảo lốp
Mốc 10.000 km cũng là thời điểm phù hợp tiến hành đảo lốp xe, giúp sử dụng lốp hiệu quả hơn, tránh được hiện tượng mòn không đều của lốp xe. Ngoài ra, kiểm tra lốp cũng giúp phát hiện các trường hợp lốp xe bị phù, nứt hoặc rộp do quá trình sử dụng. Đây là các sự cố về lốp, và có thể gây nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
Mốc 10.000 km cũng là thời điểm phù hợp tiến hành đảo lốp xe
Các hạng mục bảo dưỡng khác
Ngoài các hạng mục chính, còn có các hạng mục bảo dưỡng phụ tại mốc 10.000km. Chủ yếu là các kiểm tra bằng cảm quan hoặc đo đạc bằng thiết bị chuyên dụng.
Kiểm tra bằng cảm quan chủ yếu là các chi tiết bên dưới nắp capo nhằm phát hiện sự rò rỉ hay thiếu hụt của các bình chứa như dầu trợ lực lái, nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh...
Kiểm tra bằng đo đạc có thể kể ra như hành trình chân phanh, chân ga, các khớp nối hoặc chốt giữ, các đèn tín hiệu, trang bị hỗ trợ vận hành... Ngoài ra, một số hãng xe còn bổ sung hạng mục kiểm tra khung gầm và thân xe, đồng thời siết gầm và các đai ốc nếu cần thiết.
Năm điều cần phải làm ngay sau khi 'tậu' ô tô cũ Nhiều chủ xe sẽ cố gắng tiết kiệm và có xu hướng ít thay thế, bảo dưỡng trước khi bán. Do đó, khi "tậu" một chiếc xe cũ, bạn phải thực hiện ngay những hạng mục này để biến chiếc xe thực sự thành của mình. Thay vì bỏ ra một khoản tiền lớn để "bóc tem" ô tô mới, nhiều người cố...