Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi bị sỏi thận uống thuốc mãi không hết
Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phó Chủ tịch Hội Thận tiết niệu miền Bắc, Nguyên Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn) nhận định uống thuốc không thể làm tan sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Hiện nay đã có nhiều phương pháp tán sỏi công nghệ cao giúp làm sạch sỏi ít xâm lấn, thậm chí không mổ, không đau, chỉ từ 30 – 45 phút.
2 năm uống thuốc và mất đi thứ quý giá của người đàn ông
Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu.
Đây là câu chuyện mà bác sĩ Phạm Huy Huyên thường xuyên nhắc tới với mong muốn rằng sẽ không ai gặp phải hoàn cảnh này. “Bạn cứ tưởng tượng là nam giới mới hơn 30 mà phải cắt 1 bên thận chỉ vì mấy viên sỏi thì hiểu là đáng tiếc như thế nào. Ban đầu sỏi nhỏ nhưng anh này cứ uống thuốc, không thăm khám cẩn thận, đến khi quá đau tìm đến bệnh viện thì thận đã giãn căng, mất chức năng, không thể cứu vãn được nữa.”
Trên thực tế không hề hiếm những câu chuyện tương tự như trên do người bệnh khi phát hiện có sỏi thường tìm đến thuốc đầu tiên. Vì uống thuốc đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh chóng, tiết kiệm. Tuy nhiên uống thuốc không thể làm tan được sỏi, uống trong thời gian dài còn làm tăng áp lực giải độc cho gan, thận. Chưa kể thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc kèm theo việc bảo quản, sao tẩm có thể chứa nhiều hóa chất độc hại dễ khiến bệnh nặng thêm, nhất là với các bệnh nhân cơ địa kém. “Nhiều đồng nghiệp cũng chia sẻ bệnh nhân đến khám khoe uống thuốc nam tiểu ra viên sỏi lâu năm nhưng khi siêu âm mới thấy sỏi vỡ vụn chạy khắp thận, gây tắc nghẽn, đe dọa gây suy thận.”
Đặc biệt đừng nghĩ đến chuyện sỏi thận sẽ tự hết vì sỏi thận từ 5mm trở lên khả năng tự trôi ra ngoài theo đường tự nhiên là rất thấp. Cũng có nhiều trường hợp sỏi thận nhỏ nhưng nhiều cạnh sắc nhọn dễ làm xước thận, bàng quang và gây đau đớn cho người bệnh, dễ gây nhiễm khuẩn đường niệu.
Xu hướng điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu bằng ứng dụng công nghệ cao
Là chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, bác sĩ Huyên thường xuyên nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ y học trên thế giới, giúp người bệnh loại bỏ được hết sỏi hiệu quả, nhẹ nhàng. Cụ thể các phương pháp tán sỏi công nghệ cao như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ…
Video đang HOT
Tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ được đánh giá là đột phá công nghệ trị sạch sỏi thận, sỏi tiết niệu hiện đại nhất hiện nay.
Đặc trưng của các phương pháp này là rất ít gây xâm lấn nhưng vẫn có thể làm sạch sỏi tận gốc một cách nhanh chóng. Nhờ đó người bệnh ít phải chịu đau đớn, ít tổn thương, đỡ tốn kém về thời gian và tiền bạc. Nổi bật trong đó phải kể đến phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, sử dụng sóng xung kích làm tan sỏi thành vụn nhỏ rồi từ từ trôi theo dòng nước tiểu đi ra ngoài. Bệnh nhân không cần gây mê, gây tê nên không đau, không cần nằm viện, có thể về nhà ngay.
“Với các trường hợp sỏi thận bác sĩ Huyên đánh giá. Nếu sỏi mềm chỉ cần tán 1 lần là đã xong, nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc uống thuốc dài ngày mà không hiệu quả. Bên cạnh đó tán sỏi ngoài cơ thể không phải mổ, sóng xung kích chỉ tác dụng đến sỏi nên rất an toàn, tỷ lệ ảnh hưởng đến chức năng là nhỏ hơn 1%.
Sỏi thận có thể làm sạch hết nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách
Kết quả một ca tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, sỏi đã sạch sau 1 lần tán.
Kết thúc buổi trò chuyện với phóng viên, bác sĩ Phạm Huy Huyên chia sẻ: “Một phần nguyên nhân khiến nhiều người kiên trì uống thuốc là vì sợ phải mổ đau mới làm sạch được hết sỏi. Hy vọng với sự xuất hiện của các phương pháp tán sỏi công nghệ cao ít xâm lấn không cần mổ, sẽ có nhiều bệnh nhân chủ động thăm khám ngay khi phát hiện có sỏi để được tư vấn cách xử lý phù hợp nhất.”
Tại Bệnh viện Thu Cúc hàng ngày các ca tán sỏi ngoài cơ thể được tiến hành liên tiếp và cho kết quả tốt. Không chỉ khách hàng ở Hà Nội, nhiều bệnh nhân từ các tỉnh thành lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang, Thanh Hóa…cũng tìm đến đây để tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ. Bác N.V. Quả (Vĩnh Phúc) hồ hởi cho hay mình đã tán sỏi ngoài cơ thể để chữa sỏi thận cách đây 1 tuần và hôm nay quay lại để tái khám. “Mừng lắm! Bác sĩ bảo hết sỏi rồi, biết thế mình chữa sớm chứ sỏi cũng gần chục năm rồi đấy, thuốc gì ai mách cũng uống mà không hết.”
Theo Dân trí
Giải pháp tối ưu khi khám sức khỏe định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu
Chị Đ.T.S (30 tuổi, Sóc Sơn - Hà Nội) chưa thấy rõ biểu hiện nào bất thường cho tới khi phát hiện có sỏi thận qua một lần khám sức khỏe định kỳ. "Tôi hoàn toàn bất ngờ, rồi lo lắng không biết chữa thế nào tốt nhất. May mà đi khám sớm ở nơi uy tín, rồi biết đến tán sỏi ngoài cơ thể." - chị S chia sẻ.
Khám định kỳ thường bao gồm siêu âm, chụp Xquang nên có thể phát hiện sỏi thận, tiết niệu. (ảnh minh hoạ)
Nhiều người phát hiện sỏi qua khám định kỳ
Ngay sau khi phát hiện có sỏi, chị S đã khám chuyên khoa Tiết niệu tại bệnh viện Thu Cúc - nơi chị được người thân giới thiệu là có uy tín về trị sỏi. Tại đây, chị được chẩn đoán chính xác tình trạng sỏi và được chỉ định làm tán sỏi ngoài cơ thể do sỏi còn nhỏ. "Sau khoảng 30 phút nằm thoải mái trên giường của máy tán sỏi, tôi đã được loại sạch sỏi mà không động dao kéo chút nào. Trong và sau khi tán, tôi cũng không thấy đau, chỉ hơi tức tức một tí. Tán xong lại được về luôn, sinh hoạt bình thường." - chị S kể.
Các trường hợp phát hiện sỏi qua khám định kỳ như chị S không hiếm. Tương tự, anh H (45 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) phát hiện có sỏi thận từ vài năm trước cũng qua một lần khám sức khỏe định kỳ. "Lúc đó tôi chủ quan vì sỏi nhỏ và chưa thấy biểu hiện bất thường nào rõ rệt nên chỉ dùng thuốc. Gần đây ngày càng đau hơn, đi tiểu màu đỏ đục thì tôi mới đi khám và choáng váng vì sỏi đã quá to, đến bệnh viện khám thì được chỉ định mổ mở lấy sỏi" - anh H cho biết.
Bệnh sỏi thận thường có các biểu hiện lâm sàng để nhận biết như đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới, đau khi đi tiểu, bệnh nhân có thể bị tiểu dắt, tiểu són thậm chí tiểu ra máu,... Tuy nhiên các triệu chứng trên cũng có thể gặp ở các bệnh lý khác. Do đó không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà cần phải tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để có thể phát hiện chính xác sỏi thận. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sỏi bao gồm: chụp Xquang thận (có cản quang và không cản quang), chụp CT, siêu âm.
Với sỏi thận nhỏ hơn 2cm hoàn toàn có thể điều trị sạch bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mà không cần phải mổ. (ảnh minh hoạ)
Hậu quả nặng nề nếu không loại bỏ sỏi sớm
Ngoài những người quyết định đúng là điều trị sỏi sớm và đúng cách như chị S, hiện nay vẫn còn rất nhiều người mắc sai lầm sau khi phát hiện sỏi. Anh H là một trong những trường hợp đó, và cái giá phải trả là sức khỏe suy yếu, là ca mổ mở lấy sỏi nhiều đau đớn. Sau khi trải qua ca mổ mở, mất đến 6 tháng anh H mới trở lại nhịp độ công việc, sinh hoạt bình thường, nhưng vẫn phải để ý cẩn thận trong hoạt động, tránh vận động mạnh. Anh cứ ước giá như mình chủ động chữa ngay khi sỏi còn nhỏ thì giờ này không phải chịu đau đớn, tốn kém. Rồi, giá như mình không chủ quan cho rằng sỏi còn nhỏ thì chưa cần phải lo. Hay giá như anh đã được biết đến các cách xử lý sỏi hiện đại ít xâm lấn, không đau mà vẫn sạch sỏi như tán sỏi ngoài cơ thể...
Những điều "giá như" của anh H cũng là suy nghĩ của nhiều người khác có cùng cảnh ngộ. Sự chủ quan, xem thường khi sỏi còn nhỏ, chưa có triệu chứng khó chịu quá mức đã khiến nhiều người bệnh phải ân hận. Sỏi không tự động mất đi, không nhỏ bớt mà còn có thể phát triển theo thời gian. Đến khi có triệu chứng nặng mới chữa sẽ khó khăn, tốn kém gấp bội, thậm chí gây biến chứng nặng nề như hỏng thận, suy thận.
Tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Thu Cúc được thực hiện với bác sĩ giàu kinh nghiệm, dàn máy thế hệ mới. (ảnh minh hoạ)
Lời khuyên của chuyên gia để ngăn sỏi thận, sỏi tiết niệu
Theo bác sĩ Phạm Huy Huyên, Phó giám đốc, Trưởng khoa Ngoại bệnh viện Thu Cúc, Phó chủ tịch Hội Thận - Tiết niệu miền Bắc: Để ngăn chặn nguy cơ hình thành sỏi thận, tiết niệu và loại bỏ sỏi an toàn - hiệu quả, mỗi người cần:
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Nếu phát hiện sỏi cần khám chuyên khoa để xác định chính xác kích cỡ sỏi và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu.
- Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh tạo sỏi, đặc biệt uống nhiều nước.
- Đi khám ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường như đau, khó chịu vùng thắt lưng, mạn sườn; đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt; buồn nôn và nôn ói; hay sốt và có cảm giác ớn lạnh...
Trường hợp phát hiện có sỏi tiết niệu, giải pháp tốt nhất hiện nay là điều trị sớm bằng các phương pháp tán sỏi hiện đại, tránh được mổ phanh. "Với sỏi thận nhỏ hơn 2cm, sỏi niệu quản ở vị trí trên và nhỏ hơn 1.5cm thì hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mà không cần mổ. Trường hợp chị S mà tôi vừa điều trị sạch sỏi bằng tán sỏi ngoài cơ thể là một ví dụ. Chị ấy phát hiện sỏi thận khi sỏi còn khá nhỏ, kích thước 0,8cm nên phù hợp với cách chữa này" - bác sĩ Phạm Huy Huyên cho biết.
Tán sỏi ngoài cơ thể rất an toàn vì không hề động dao kéo, chỉ sử dụng sóng xung kích từ bên ngoài để tác động làm vỡ viên sỏi. Tán xong người bệnh được về luôn, không cần nằm viện. Các mảnh sỏi vụn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu trong khoảng 1 tuần sau đó. Đây là một phương pháp điều trị sử dụng công nghệ cao, bên cạnh các phương pháp tán sỏi hiện đại và ưu việt khác như: tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.
Theo SK&ĐS
Phòng bệnh sỏi thận - tiết niệu Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính... Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 - 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ, lứa tuổi thường gặp là từ 30 - 60 tuổi. Ảnh minh họa...