Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết, chăm sóc trẻ nhiễm Rota vi rút
Thời tiết thất thường khiến trẻ nhỏ mắc nhiều bệnh hơn. Không chỉ cúm A mà tình trạng trẻ tiêu chảy cũng gia tăng nhiều trong đó có tiêu chảy do Rota vi rút.
Bác sĩ Cúc tư vấn cho bệnh nhân.
Chị Nguyễn Thị Phượng – Hà Đông, Hà Nội chia sẻ con gái chị 2 tuổi trong 1 tháng bị tiêu chảy hai lần. Lần đầu, bé bị tiêu chảy kèm theo nôn ói. Chị Phượng cho con đi khám bác sĩ chẩn đoán tiêu chảy mùa đông. Sau khám xong, chị Phượng cho con uống thuốc phòng tiêu chảy nhưng chỉ được 1 tuần đỡ bé lại đi ngoài trở lại.
Chị Phượng vẫn dùng đơn thuốc cũ cho con nhưng bé không đỡ. Một ngày bé đi ngoài 6,7 lần, mắt trũng sâu, người mệt. Chị Phương lại đưa con đi khám, bác sĩ cho biết bé bị rối loạn điện giải do tiêu chảy mất nước. Cháu bị nhiễm rota vi rút chị Phượng lại sử dụng thuốc cầm tiêu chảy khiến bé bị rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài thêm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Cúc – Bệnh viện An Việt cho biết bệnh tiêu chảy do rota vi rút hoặc tiêu chảy mùa đông là bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi.
Video đang HOT
Bác sĩ Cúc cho biết đối với tiêu chảy do vi rút rota, trẻ tự nhiên đi ngoài không phải do thức ăn hay do sốt. Trẻ đi ngoài nhiều, phân nhiều nước. Nếu trẻ đi ngoài nhiều kèm theo sốt đó là biểu hiện của mất nước.
Với tiêu chảy rota trẻ sẽ nôn trước sau 1, 2 ngày sẽ đi ngoài. Nhiều trẻ khóc, đòi nước vì mất nước. Những trường hợp môi se, mắt trũng là dấu hiệu mất nước cần bổ sung thật nhiều nước. Khi trẻ đi ngoài nên cho orezol hoặc lấy nước cháo hòa muối uống thay orezol. Trẻ dưới 3 tháng tuổi việc giám sát số lần đi ngoài, phân mất rất quan trọng. Nếu trẻ quấy khóc cần đưa tới bệnh viện để truyền dịch vì trẻ quá nhỏ không thể bổ sung orezol hay nước khác.
Khi trẻ bị tiêu chảy do vi rút rota không nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh vì có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ và chưa kể tác hại tác dụng phụ của thuốc gây nên nữa.
Bác sĩ Cúc chia sẻ cách chăm sóc trẻ bị nhiễm vi rút Rota đó là cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: Cho trẻ uống lượng nước gần như gấp đôi lượng ngày thường để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh.
Mặc dù, các bé có thể sẽ quấy khóc vì khó chịu trong người, đau bụng nhưng bạn vẫn phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Rất nhiều người cho rằng ăn uống nhạt sẽ giúp bệnh tiêu chảy của bé mau khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chọn lựa những món ăn và thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của con trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung kẽm và nhiều vitamin khác. Quá trình hệ tiêu hóa rối loạn đã khiến cơ thể quá thiếu chất và mệt mỏi. Bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tìm đến sử dụng những loại vitamin hay kẽm bổ sung chất.
Theo infonet
Hà Nội: Mỗi bệnh viện được cấp 1.000-2.000 viên thuốc Tamiflu, tạm giải nhiệt cơn "sốt"
Trong kiện hàng nhập khoảng 50.000 viên Tamiflu về Việt Nam vào ngày 26-12 vừa qua, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã được cấp từ 1.000-2.000 viên để đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân mắc cúm A.
Tránh tình trạng khan hiếm giả thuốc Tamiflu
Thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết, chiều 26-12-2019, đơn hàng đầu tiên nhập khẩu gấp 50.000 viên thuốc Tamiflu đã được thông quan vào Việt Nam, sau đó nhà nhập khẩu tiến hành thủ tục bổ sung tem nhãn phụ cho lô thuốc và cung ứng cho các bệnh viện có nhu cầu.
Đến thời điểm này, theo tin từ một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, trong kiện hàng khoảng 50.000 viên Tamiflu nhập khẩu về nước nói trên, mỗi bệnh viện được cấp từ 1.000-2.000 viên. Điều này đã tạm giải quyết được "cơn sốt" thuốc Tamiflu trên thị trường.
Dự kiến lô thuốc Tamiflu tiếp theo (khoảng 140.000 viên) sẽ tiếp tục được nhập khẩu về trong tháng 1-2020 để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.
Để tránh tình trạng khan hiếm "giả" thuốc Tamiflu, Cục Quản lý Dược đề nghị người dân không tự ý điều trị cúm, chỉ sử dụng thuốc Tamiflu khi được bác sĩ kê đơn. Việc tự sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ sẽ không đảm bảo an toàn và gây kháng thuốc.
Theo TS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới trẻ em - Bệnh viện Nhi trung ương, Tamiflu không phải là thuốc thần thánh đến mức nhiều người phải đổ xô đi mua về dự phòng, điều trị khiến giá bị đẩy lên gấp 4-5 lần.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, với những trường hợp bị cúm phải nhập viện, bác sĩ sẽ căn cứ theo từng diễn biến và biến chứng của bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, dùng kết hợp nhiều thuốc chứ không riêng Tamiflu.
TS Đỗ Thiện Hải khuyến cáo, khi trẻ bị cúm, có 3 biện pháp quan trọng cần làm ngay. Đầu tiên là chú ý hạ sốt cho trẻ, kiểm soát nhiệt độ dưới mức 38,5 độ C để tránh co giật; thứ hai là vệ sinh đường hô hấp bằng cách dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc miệng hằng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng;
Cuối cùng, cần hạn chế tiếp xúc với trẻ vì 60%-70% virus, vi khuẩn trong hầu họng có khả năng gây bệnh, khi tiếp xúc gần có thể vô tình làm trẻ nặng lên hoặc lâu khỏi hơn.
Theo anninhthudo
Bác sĩ Nhi giải thích vì sao đã chích ngừa cúm vẫn có khả năng mắc cúm nhưng vẫn nên tiêm chủng hàng năm Có nhiều câu hỏi hay sự hiểu lầm về vắc xin cúm mùa làm mọi người ngần ngại trong việc đi chích ngừa cúm. Virus cúm là gì? Virus cúm mùa có 4 loại A, B, C, D, trong đó cúm A là quan trọng nhất vì có khả năng gây dịch lớn trong khi cúm B thường không gây dịch lớn. Cúm...