Chuyên gia hướng dẫn cách ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường
Như chúng ta đã biết, ăn uống đúng cách là nền tảng để điều trị bệnh tiểu đường thành công.
ShutterStock
Sự lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường thường khá hạn chế. Có rất nhiều hạng mục bị cấm và hạn chế trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là carbohydrate. Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2, carbs này biến thành đường, ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết.
Trái cây là loại thực phẩm mà hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều nghi ngờ vì chúng rất giàu carbohydrate.
Vậy liệu bệnh nhân tiểu đường có nên cắt bỏ trái cây ra khỏi thực đơn hay không?
Câu trả lời là không.
Thực tế, hầu hết các loại trái cây đều giàu chất xơ, giúp duy trì lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chúng cũng chứa đường. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân tiểu đường thường sợ rằng ăn trái cây sẽ làm cho đường huyết tăng vọt.
Nhưng thực tế chỉ có những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao – thường là thực phẩm giàu carbohydrate, làm tăng lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ.
Mặt khác, tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Sau đây là ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng Dhvani Shah, từ Mumbai (Ấn độ), về việc ăn trái cây đối với bệnh nhân tiểu đường.
Thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ phân giải chậm và giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn. Chỉ số đường huyết GI của một loại thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn thực phẩm đó.
Video đang HOT
Hầu hết các loại trái cây có chỉ số đường huyết GI từ thấp đến trung bình và an toàn để ăn.
Sau đây là cách ăn trái cây đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tiểu đường, theo The Health Site.
1. Nên ăn trái cây kèm với các loại hạt
Ăn các loại hạt sẽ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì đây là nguồn chất xơ tuyệt vời làm chậm quá trình hấp thụ đường. Vì vậy, nếu ăn trái cây có chỉ số đường huyết hơi cao, hãy ăn kèm với các loại hạt, sẽ giúp giữ cho đường huyết ổn định, theo The Health Site.
2. Nên ăn trái cây cách xa bữa ăn
Tránh ăn trái cây trong bữa ăn vì bữa ăn thường có nhiều carbohydrate và điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hãy ăn trái cây cách xa bữa ăn.
3. Đừng ăn trái cây khi đo thấy đường huyết cao
Nếu bạn thường xuyên kiểm tra đường huyết và phát hiện mức đường huyết cao, đừng ăn trái cây, mà hãy chờ cho đường huyết hạ xuống.
Lúc đó, hãy ăn một món nhẹ giàu protein như một quả trứng luộc hoặc các sản phẩm từ sữa, đi dạo hoặc uống thuốc để hạ đường huyết, theo The Health Site.
Đừng ăn trái cây cho đến khi lượng đường trong máu hạ xuống.
4. Tránh uống nước ép trái cây đóng chai
Bởi vì nước trái cây đóng chai có thể có chất làm ngọt nhân tạo và có thể không có chất xơ.
5. Tránh ăn tráng miệng bằng trái cây
Vì trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu. Hãy ăn trái cây cách xa bữa ăn ít nhất 2 giờ.
6. Tránh ăn trái cây sau 5 giờ chiều
Vì trái cây gây khó khăn cho quá trình chuyển hóa fructose vào cuối ngày.
Dưới đây là chỉ số đường huyết của các loại trái cây, giúp bạn tham khảo để lựa chọn đưa vào thực đơn của mình, theo The Health Site.
Trái cây có chỉ số đường huyết GI thấp – dưới 55:
Táo, bơ, chuối, quả mọng, quả Cherry, bưởi, nho, trái kiwi, cam, trái đào, lê, mận, dâu tây.
Trái cây có chỉ số đường huyết GI trung bình – từ 56 đến 69:
Dưa bở, quả sung, đu đủ, dứa.
Trái cây có chỉ số đường huyết GI cao – từ 70 trở lên:
Quả chà là, dưa hấu.
Theo Thanh niên
Ăn nhiều đậu có giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch?
Các nhà nghiên cứu tại Mỹ, Canada và các nước Châu Âu cho rằng, ăn nhiều đậu không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch mà còn kiểm soát được bệnh tiểu đường.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sức khoẻ của mọi người, ngày nay nhiều người thường mắc phải các bệnh thường gắn liền với thói quen ăn uống không điều độ. Chế độ ăn nhiều đường, muối và chất béo là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp và béo phì. Trong khi đó, chế độ ăn giàu rau xanh và trái cây không chỉ giúp cải thiện làn da, vóc dáng mà còn giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh.
Theo thông tin từ Medical News Today cho biết, ăn các loại đậu đặc biệt là đậu Hà Lan và đậu lăng giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch. Các loại đậu rất giàu chất xơ, protein và vi chất dinh dưỡng nhưng chứa rất ít chất béo và đường. Do đó các hiệp hội tim mạch tại Mỹ, Canada và Châu Âu đã khuyến khích nên tăng các sản phẩm làm từ đậu và thực đơn hàng ngày. Ăn nhiều đậu giúp giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol, giảm huyết áp, và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu phương tây đang khuyên khích chế biến từ đậu vì cho rằng loại thực phẩm này giúp ngăn ngừa bệnh tim và tiểu đường. Ảnh: Internet.
Các nhà nghiên cứu đã tại ba hiệp hội trên đã cho ra kết quả rằng, những người thường xuyên ăn đậu sẽ giảm mức độ mắc các bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và béo phì. Tuỳ từng người thường xuyên ăn đậu nhiều hay ít mà tỷ lệ giảm các bệnh về tim mạch từ 8%, 10% và 13%.
Một trong những tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Hana Kahleova, từ Ủy ban bác sĩ về y học có trách nhiệm ở Washington cho biết: Các bệnh về tim mạch tại Mỹ đang là vấn đề cấp bách, đây là nguyên nhân khiến Mỹ phải thiệt hại 1 tỷ đô-la mỗi ngày để chữa các bệnh trên."
Tiến sĩ Hana Kahleova cũng cho biết thêm, hiện tại hiệp hội của ông cùng với hiệp hội tim mạch của Canada và các nước Châu Âu đang khuyến khích mô hình chế biến thức ăn được chế biến với phần lớn nguyên liệu được làm từ đậu.
TÚ MINH
Theo PLO
Chế độ dinh dưỡng trong trái cây có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường Nhiều người lầm tưởng rằng việc ăn hoa quả, trái cây làm tăng đường huyết nên đã loại bỏ thực phẩm này khỏi chế độ dinh dưỡng của mình. Một số bệnh nhân tiểu đường thường lựa chọn thực phẩm hạn chế, điều này dễ khiến người bệnh suy kiệt, thiếu chất. Đây là một trong những quan niệm hoàn toàn sai lầm...