Chuyên gia “hiến kế” xoay chuyển tình thế trên biển Đông
” Việt Nam phải tìm cách xoay chuyển tình thế khiến “nước mạnh” phải thay đổi chiến lược”, một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại giao Việt Nam nhận định.
Tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, tàu và người của nước này đã liên tục gia tăng sự khiêu khích, ngạo mạn, hung hăng. Trước diễn biến căng thẳng đó, các lực lượng tàu thuyền, kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam vẫn kiên trì tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 và thực hiện công tác tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu về nước.
Ngoài những phương án đối phó với những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã có những phân tích nhằm “hiến kế” giúp xoay chuyển tình thế trên biển Đông.
Ông Hoàng Công Phụng, một chuyên gia trong lĩnh vực ngoại giao Việt Nam nhận định trên tờ Pháp luật TP.HCM: “Việt Nam phải tìm cách xoay chuyển tình thế khiến “nước mạnh” phải thay đổi chiến lược. Theo đó, Việt Nam phải xây dựng ba đòn bẩy từ sự kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại.
Thứ nhất, chúng ta phải mạnh lên, mạnh về cả kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật; và quan trọng hơn là mạnh về cả ý thức và sự đồng thuận chính trị nội bộ… Có sức mạnh thì khả năng bị chi phối bởi nước láng giềng sẽ thu hẹp lại. Thứ hai, phải tận dụng sức mạnh số đông để cân bằng lực lượng, mà chiến lược cốt yếu là thông qua cộng đồng quốc tế. Và thứ ba, tận dụng đòn bẩy từ dư luận của chính người dân Trung Quốc. Phải làm sao để người dân Trung Quốc biết được hành động mà Chính phủ nước này đang làm là có hại đến uy tín, hình ảnh, lợi ích của người dân nước này”.
Cũng theo ông Phụng, Việt Nam sẽ không đơn độc trên biển Đông. Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia khác đã lên tiếng phê phán Trung Quốc quá khích trên biển Đông. Nhiều chuyên gia tại Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối hành động của chính nước này. Việt Nam cần có những động thái mạnh mẽ hơn, làm thế nào để các nước ASEAN liên quan trực tiếp đến tranh chấp biển Đông như Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei… ý thức được “nếu không đoàn kết, không hành động thì họ sẽ là nạn nhân kế tiếp của các giàn khoan Trung Quốc”.
Tàu Trung Quốc tại khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. (Ảnh: Quân đội Nhân dân)
Là một ĐBQH từng nhiều lần theo đuổi về vấn đề Biển Đông, ông Lê Nam, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa bày tỏ mong muốn có nhiều chính sách hơn nữa dành cho ngư dân. Vị này phân tích trên tờ Vietnamnet: “Chúng ta cần tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách hiện nay, dành một khoản vay vốn để cho ngư dân vay, đóng tàu sắt, đóng tàu lớn để ngư dân đi biển xa, hỗ trợ vốn, thị trường… Nếu ta có hàng nghìn tàu ra Trường Sa, hàng nghìn lá cờ Tổ quốc treo trên đó và thường xuyên ra vào đánh bắt thì tôi nghĩ đó chính là lực lượng giữ chủ quyền cho Việt Nam”.
Video đang HOT
Cũng theo nguồn trên, nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam đã chia sẻ, với sự việc giàn khoan 981 của Trung Quốc tại Biển Đông, chỉ có một con đường: Kiên định, tỉnh táo, vận dụng hết trí tuệ và ý chí để gìn giữ không gian sống ông cha để lại, gìn giữ cuộc sống yên lành.
Theo TS Marvin C. Ott, một trong những nhà nghiên cứu Đông Á uy tín người Mỹ, cựu chuyên gia phân tích cao cấp của CIA, một bước đi cần thiết nữa cho Việt Nam là tham vấn các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông, cụ thể là Philippines, Malaysia, và có thể là Brunei. Từ đó để cùng các quốc gia này đạt được một thoả thuận là sẽ cùng nhau tìm hướng giải quyết những tranh chấp về các vùng chồng lấn giữa các nước này, từ đó, tạo ra một mặt trận chung trong việc đối phó với Trung Quốc.
Theo Trí Thức Trẻ
Ngư dân Lý Sơn thẳng tiến Hoàng Sa
Chúng tôi trở lại Lý Sơn (Quảng Ngãi) những ngày biển Đông dậy sóng. Nơi đây mỗi ngày đều có những người đàn ông giong tàu thẳng tiến Hoàng Sa.
Chuẩn bị vươn khơi, bám biển - Ảnh: T.Mai
Lý Sơn vẫn yên bình, những nhà nghỉ, khách sạn mọc lên liên tiếp chờ khách du lịch. Nơi rộn ràng nhất là những hiên nhà, đầy phụ nữ, trẻ em bận rộn với đống hành vừa thu hoạch. Chiều tối, khi cầu dao điện được mở, người người liền buông dao nhặt hành, buông chén cơm đang dở bữa, ngóng lên màn hình tivi theo dõi tin thời sự...
Trong căn nhà từ đường họ Nguyễn với những cột kèo, hoành phi câu đối từ cả trăm năm, ông Nguyễn Từ (thôn Tây, An Vĩnh, Lý Sơn) chăm chú lắng nghe hết tin trong nước đến tin quốc tế, bà hàng xóm tất tả chạy sang: "Trung Quốc rút giàn khoan chưa?".
"Chưa, nhưng sẽ rút chứ. Phải nhờ ngoại giao, nhờ các nước khác ủng hộ mình nữa. Hoàng Sa là của Việt Nam, ai cũng biết mà".
Trả lời rồi, ông rót chén trà, lẩm nhẩm đọc vài câu trong bài văn tế của lễ khao lề thế lính: "Hoàng Sa - Trường Sa lãnh hải/... đi có về không/ Thân đã mất mà danh ấy thọ/ Xót thương thay những kẻ đã liều thân vì Tổ quốc/ Son sắt một lòng ngang dọc chí nam nhi/ Phong ba dồi dập, tuyết sương chẳng quản, mưa gió chẳng sờn/ Quyết bảo vệ biên cương bờ cõi...".
Ông quay sang khách, nói tiếp: "Đó, lời của ông cha để lại vậy. Sau này mới nghe nói đến luật biển quốc tế, đến vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tụi tui ở đây chỉ biết biển đảo Hoàng Sa ông cha mình đã giữ từ bao đời...".
Cũng những lời tâm sự y như vậy, ông Huỳnh Công Ấn (thôn Đông, An Hải, Lý Sơn) cùng vợ đang sốt ruột đợi tin con trai út Huỳnh Công Nhiệm từ Hoàng Sa: "Tàu của Nhiệm đi từ ngày 6-5, ngay sau ngày nghe tin giàn khoan Trung Quốc kéo vô. Hai cái Icom, một bị lính Trung Quốc lấy hồi trước tết, một hư chưa sửa kịp, nên từ hôm đó tới giờ gia đình chưa liên lạc được. Coi tin các tàu khác, nóng lòng lắm nhưng chúng tôi cũng... quen rồi. Nội trong năm 2013, tàu của con tui đã bị Trung Quốc cản trở tới ba lần chứ đâu ít. Tức giận lắm nhưng đã là nghề thì vẫn đi, biển của mình thì vẫn giữ. Nhiệm mê biển lắm".
Bà Trương Thị Hạnh buông mớ hành xuống góp vào chuyện của chồng: "Lần này chúng hung tợn hơn, coi truyền hình thấy cái vòi phun nước muốn nhấn chìm cả tàu cảnh sát biển Việt Nam, nghĩ đến tàu con mình nhỏ xíu mà giật mình. Không biết bao giờ mới được tự do làm ăn...".
Ông Ấn cắt lời vợ, trầm ngâm: "Họ đang thử phản ứng của mình đó, hễ nhún thì họ lấn tới. Nhà nước phải có đối sách thật khôn ngoan, biết mình biết người. Mình có chân lý, mình không sợ...".
"Con cũng không sợ, ba bảo không được sợ Trung Quốc" - bé Dương Thị Xuân Trường (lớp 3 Trường tiểu học An Hải) hồn nhiên kể chuyện ngay bên âu tàu An Hải.
Mấy ngày nay, cứ tan trường là bé lại cùng mẹ, chị Bùi Thị Phước Thạnh, ra âu tàu ngóng ba, anh Dương Văn Giàu. "Tàu ba con số QNg 96417, bị lấy hết đồ đạc, cả Icom rồi nên ba không báo trước ngày về được" - Xuân Trường líu lo nói thay khi thấy gương mặt mẹ đượm lo rầu.
"Ba nói sẽ ở lại "kiếm tổn" được mới về, đừng mong chi cho lâu". Thấy khách còn thắc mắc, cô bé lại giải thích cặn kẽ: "Nghĩa là ba ở lại để kiếm thêm chút cá, hải sâm để về còn có tiền chia cho các chú đi chung nữa".
Đúng thật là con ngư dân, ai nghe cũng phải xuýt xoa. Ấy thế mà chưa hết ngạc nhiên, bé Xuân Trường còn vỗ tay hát tặng khách: "Việt Nam ơi! Việt Nam ơi! Nước non ta sáng ngời ngàn xưa/ Này anh em, cùng ca vang/ Núi xanh xanh biển cả xanh xanh/ Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa ta vẫn tự hào...".
Bài hát Đây Trường Sa - Đây Hoàng Sa này, bé đã được cô giáo dạy từ năm học lớp 2, đã cùng tốp ca biểu diễn mỗi buổi văn nghệ của trường và "ba con vừa đi biển về cũng vô coi nữa".
Nghe tin tàu của hai anh em Huỳnh Tấn Đạt, Huỳnh Văn Lắm vừa về tới nơi tối 18-5, sáng 19-5 chúng tôi tới nhà vẫn chỉ gặp chị vợ với lời giải thích: "Trên tàu còn khoảng 5 tấn cá, ông ấy vào Bình Châu bán sớm và hỏi chuyện sửa chữa tàu".
Chiều 17-5, tàu của hai anh em bị tấn công gần đảo Tri Tôn, chỉ cách giàn khoan Hải Dương 981 vài hải lý. "Thiệt hại ước chừng 200 triệu đồng. Tụi tui bị như vậy tính tới giờ chắc cũng mười mấy lần rồi" - giọng anh Lắm qua điện thoại vẫn tỉnh khô. Vậy rồi phải làm sao? "Làm sao gì? Đi tiếp chớ. Kiếm được một chuyến 20 tấn cá thì bù được thiệt hại" - anh trả lời.
Mấy hôm nay, anh Nguyễn Lộc (thôn Tây, An Vĩnh), thuyền trưởng tàu QNg 96416, chạy đôn chạy đáo từ quỹ hỗ trợ ngư dân, lên huyện, tỉnh rồi nhà người quen để kiếm tiền sửa tàu.
"Lần này hư nặng, chắc tối thiểu mất 400 triệu đồng" - anh ước tính. Mười mấy năm đi biển, Lộc bảo đã gặp đủ loại tàu Trung Quốc, bị rượt đuổi tới hàng trăm lần. Vậy có sợ không? "Bão thì sợ chớ Trung Quốc không sợ. Tàu họ tông rồi, mà tàu mình không chìm thì có chi sợ".
Vậy nếu chìm thì sao? "Thì còn hai cái mủng (thúng) đó. Còn can nhựa, ván tàu đó. Anh em nâng đỡ nhau chờ tàu bạn đến vớt. Cuộc đời từ hồi sinh ra tới giờ, thấy ông nội, ba rồi tới mình đi biển miết thì sống chết trên biển chớ sao".
Anh Phạm Ngọc Hội (thôn Tây, An Hải), đang ngồi nhặt giúp vợ mớ rau muống sau khi vừa cập bến sáng 18-5, kể: "Đâu cũng biển mình, nhưng đi đánh bắt ở Trường Sa thật sướng, ghé đâu cũng được.
Chúng tôi thường lên đảo thăm anh em bộ đội, tặng ít cá, lại được họ cho nước ngọt, rau xanh, bệnh thì lên khám, xin thuốc.
Từ Lý Sơn đến Trường Sa thì xa xôi, tàu lớn chút mới đi được, ra Hoàng Sa thì gần hơn, tàu nào đi cũng tới. Khi nào Việt Nam lấy lại được Hoàng Sa, quản lý như ở Trường Sa thì dân Lý Sơn sướng biết mấy, chắc nhanh giàu...". Bao giờ tàu anh lại ra khơi? "Tuần sau". Vậy sẽ đi Trường Sa hay Hoàng Sa? "Chỗ nào có cá thì đi, đâu phải vì Trung Quốc mà không đi. Năm nào tụi tôi cũng đi Hoàng Sa năm, sáu chuyến chớ đâu ít".
Đi Hoàng Sa, với người Lý Sơn, chỉ là một chuyện bình thường như thế.
Theo Tuổi Trẻ
Những đề xuất nóng để tránh bị kích động bạo lực Về việc công nhân bạo động ở Bình Dương, mặc dù cơ quan công an đã tìm ra và bắt được thủ phạm gây kích động bạo lực, thế nhưng từ câu chuyện xẩy ra ngoài ý muốn này có lẽ chúng ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm để tránh nguy cơ tái diễn ở những địa phương khác. Đặc...