Chuyên gia hiến kế giúp châu Á đánh bại đại dịch Covid-19
Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, đã chỉ ra 3 cách hợp tác để các quốc gia trong khu vực có thể phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.
Người đi mua sắm trên đường phố Seoul, Hàn Quốc (Ảnh: Reuters).
Bà Kwakwa cho rằng, các nước ở Đông Á-Thái Bình Dương sẽ cùng hưởng lợi nếu bắt tay hợp tác trong 3 mục tiêu: triển khai tiêm vắc xin, tái sinh các lĩnh vực của nền kinh tế khu vực và xây dựng nền tảng hội nhập chặt chẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo bà Kwakwa, trong nhiều thập niên, khu vực Đông Á-Thái Bình Dương duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp hàng trăm triệu người thoát cảnh đói nghèo. Trong năm 2020, một số nước trong khu vực trở thành hình mẫu chống dịch hiệu quả. Nhưng giờ đây, khi triển vọng phục hồi nhanh chóng sau đại dịch toàn cầu đang bị lung lay, khu vực này đang đứng trước nguy cơ thất thế.
Covid-19 tiếp tục tấn công mạnh mẽ, đánh vào nền kinh tế và đời sống người dân, đồng thời đẩy các nước vào cuộc đua khó nhằn: đóng cửa hay mở cửa trở lại. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế cũng không đồng đều giữa các quốc gia và trong các lĩnh vực. Một số nước chậm triển khai tiêm vắc xin do thiếu hụt nguồn cung và các hạn chế về công tác hậu cần.
Nhưng bà Kwakwa lạc quan cho rằng, Đông Á- Thái Bình Dương là khu vực có triển vọng phục hồi rất đáng kể. Theo chuyên gia này, các nước cần quan tâm đến yếu tố quan trọng nhất: thúc đẩy hợp tác khu vực. Bà Kwakwa đã chỉ ra 3 mục tiêu hợp tác chính.
Thứ nhất, chấm dứt đại dịch. Các nước có thể hợp tác sản xuất vắc xin để tăng nguồn cung và thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng. Bà Kwakwa ca ngợi một số quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan đã và đang xem xét việc mở rộng năng lực sản xuất vắc xin.
Ngoài vắc xin, các nước có thể bắt tay sản xuất các nguồn cung y tế thiết yếu khác như thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang và bộ dụng cụ xét nghiệm, hay cùng chia sẻ các phương pháp chống dịch tốt nhất để ngăn chặn, kiểm tra và truy vết hiệu quả.
Bà Kwakwa nhấn mạnh, khi các nước càng tăng cường chung tay nỗ lực chấm dứt đại dịch, toàn bộ khu vực có thể mở cửa trở lại nhanh hơn.
Video đang HOT
Thứ hai, hợp tác phục hồi kinh tế. Tỷ lệ nghèo đói đã tăng vọt ở Đông Á-Thái Bình Dương kể từ đầu năm 2020 khi toàn bộ các lĩnh vực và ngành công nghiệp, bao gồm cả du lịch, vẫn đóng cửa. Chính phủ các nước đã tung ra các gói kích thích tài khóa và các chương trình bảo trợ xã hội, nhưng những nỗ lực này vẫn như “muối bỏ biển” vì các nền kinh tế phải vật lộn để đối phó với những đợt bùng phát dịch gần đây. Vì vậy, theo bà, các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu cần có cơ chế phối hợp tốt hơn về các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Khi đã an toàn, các quốc gia có thể xem xét mở cửa theo kiểu “hộ chiếu vắc xin” và giấy chứng nhận xét nghiệm, để hồi sinh ngành du lịch và khách sạn. Một khi quá trình phục hồi diễn ra mạnh mẽ, các nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động có thể tìm cách thu hút lao động ở các nước láng giềng, đồng thời cải thiện điều kiện sức khỏe và an toàn cho họ để tránh bất kỳ đợt bùng phát dịch nào nữa.
Tuy nhiên, những chính sách như vậy sẽ phụ thuộc một phần vào sự hồi sinh của các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Trong khi đầu tư công chỉ giảm nhẹ, đầu tư tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Đông Á – vốn đã thấp so với các khu vực khác (ở mức 2% so với mức trung bình 20% đối với các nước đang phát triển trên toàn cầu ngoại trừ Trung Quốc) – đã giảm 75% trong năm 2020, so với năm 2019. Trong tương lai, các nước trong khu vực cần có những cam kết mạnh mẽ từ cả khu vực nhà nước và tư nhân để mở rộng cơ sở hạ tầng bền vững.
Thứ ba, hội nhập khu vực sâu rộng hơn. Khi đại dịch bùng phát, người ta đã nói nhiều về sự gián đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu, do nhập khẩu bị gián đoạn và một số nước đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, cú sốc Covid-19 trên thực tế khiến hội nhập thương mại trong khu vực sâu rộng hơn.
Cuối cùng, bà Kwakwa nhấn mạnh, khi cùng chung tay hợp tác, Đông Á-Thái Bình Dương sẽ an toàn hơn và sinh kế của người dân sẽ được đảm bảo. Đông Á-Thái Bình Dương có thể duy trì vị thế với tư cách là một trong những khu vực năng động, sáng tạo và kết nối với nhau nhất trên thế giới.
Mỹ mừng độc lập với Covid-19 trong nghi ngại
Sau sáu tháng nhậm chức và nỗ lực đối phó đại dịch, Biden lạc quan cùng Mỹ tổ chức tiệc mừng quốc khánh, nhưng biết cuộc chiến chưa hoàn thành.
"Hôm nay, trên khắp đất nước, chúng ta có thể tự tin nói rằng Mỹ đang cùng nhau trở lại", Tổng thống Joe Biden nói tại lễ kỷ niệm quốc khánh với hơn 1.000 khách mời tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng hôm 4/7.
Ông chủ Nhà Trắng cũng muốn tất cả người dân ăn mừng sau 16 tháng cuộc sống bị gián đoạn vì Covid-19, đại dịch cướp đi sinh mạng của hơn 620.000 người Mỹ. Nhà Trắng khuyến khích các buổi tụ tập và màn trình diễn pháo hoa khắp đất nước như thể đánh dấu thời điểm quốc gia này "độc lập" với virus.
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại lễ kỷ niệm quốc khánh ở Nhà Trắng hôm 4/7. Ảnh: Reuters.
Zeke Miller, biên tập viên của AP, cho rằng Tổng thống Biden và Mỹ có nhiều điều đáng để ăn mừng. Các ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát, nhờ những thành công của chiến dịch tiêm chủng. Số ca nhiễm trung bình 7 ngày ở Mỹ hiện là 13.254, thấp hơn 20 lần so với mức đỉnh điểm hơn 300.000 ca vào đầu tháng 1. Số ca tử vong trung bình cũng giảm xuống mức hơn 200 ca mỗi ngày.
Trong số gần 333 triệu người, hơn 181 triệu người Mỹ, khoảng 54,7%, đã tiêm chủng ít nhất một liều, trong đó hơn 156 triệu người, khoảng 47%, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
Doanh nghiệp và nhà hàng được mở cửa trở lại, tuyển dụng tăng và việc đi lại gần như quay lại thời điểm trước đại dịch.
Mati Hlatshwayo Davis, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế John Cochran VA ở St. Louis, bang Missouri cho rằng không thể phủ nhận thực tế tình hình của Mỹ hiện tại "tốt hơn trước rất nhiều".
Lễ kỷ niệm quốc khánh tại Nhà Trắng hôm 4/7 là sự kiện lớn nhất kể từ khi Biden trở thành tổng thống Mỹ, dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Mỹ đã chuyển sang giai đoạn mới trong cuộc chiến với Covid-19. Mỹ đã biến một tình trạng khẩn cấp quốc gia sang một cuộc khủng hoảng cục bộ, đồng thời chuyển từ chiến dịch tiêm chủng cho người Mỹ sang thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng toàn cầu.
"Ngày 4/7 năm nay là một ngày kỷ niệm đặc biệt, khi chúng ta trỗi dậy từ bóng đêm của một năm đại dịch và cô lập, một năm đau thương, sợ hãi và mất mát đau đớn", Biden nói trước khi pháo hoa sáng rực bầu trời quảng trường quốc gia.
Tuy nhiên, đối với Mỹ và cả Biden, đây không phải là thời khắc "nhiệm vụ hoàn thành", theo Zeke Miller. Hơn 200 người Mỹ vẫn tử vong mỗi ngày vì Covid-19, trong khi biến thể mới Delta tiếp tục lây lan nhanh ở trong nước và toàn cầu. Hàng chục triệu người Mỹ vẫn chần chừ với vaccine.
Mục tiêu 70% người trưởng thành tiêm ít nhất một liều vaccine trước ngày 4/7 của Tổng thống Biden chưa thể hoản thành, khi con số hiện tại chỉ đạt gần 67%.
Sau khi công bố mục tiêu tham vọng hồi đầu tháng 5, chính quyền Biden đã triển khai một loạt nỗ lực để thúc đẩy kế hoạch triển khai vaccine với nguồn cung ngày càng tăng. Các quan chức Nhà Trắng tích cực quảng bá trang web, đường dây nóng và dịch vụ tin nhắn để giúp người Mỹ dễ dàng tiếp cận các điểm tiêm chủng.
Giới chức địa phương cũng tung ra hàng loạt ưu đãi và sáng kiến tiêm chủng để khuyến khích người Mỹ tiêm vaccine, như tặng quà, tặng tiền mặt hoặc thông qua chương trình xổ số. Một số động lực tiêm chủng khác gồm quyết định cho phép người Mỹ tiêm chủng đầy đủ được bỏ khẩu trang ở hầu hết các địa điểm và mở rộng phạm vi tiêm chủng vaccine Pfizer cho nhóm thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, những sáng kiến của chính phủ liên bang và địa phương không đạt được nhiều hiệu quả như mong đợi, khi tỷ lệ tiêm chủng ở Mỹ tiếp tục giảm sau đó. Dù nhiều quan chức y tế và chuyên gia gần đây liên tục cảnh báo về mối đe dọa của biến chủng mới, chỉ có 26% người dưới 40 tuổi, thuộc nhóm không có ý định tiêm vaccine, lo ngại về nguy cơ nhiễm, theo CDC.
Chính quyền Biden được cho sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn để tăng tỷ lệ tiêm chủng đang chậm lại với tốc độ chưa từng thấy kể từ cuối năm ngoái. Mỹ hiện tại tiêm chủng trung bình khoảng một triệu liều mỗi ngày, giảm ba lần so với mức trung bình hơn 3 triệu liều hồi giữa tháng 4.
Người dân Mỹ tập trung phía trước Nhà Trắng mừng ngày quốc khánh 4/7. Ảnh: AP.
Một điều đáng lo ngại hơn là bức tranh đối lập về tình hình Covid-19 ở Mỹ, giữa một bên là các cộng đồng được tiêm chủng tốt và dịch bệnh giảm với một bên có tỷ lệ tiêm chủng thấp và biến thể hoành hành. Khoảng 1.000 hạt ở Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30% và chính phủ liên bang cảnh báo đây có thể trở thành "điểm nóng" Covid-19 khi các hạn chế được nới lỏng.
"Cách phòng vệ tốt nhất để chống lại biến thể là tiêm vaccine", ông Biden nói và gọi tiêm chủng là "điều yêu nước nhất bạn có thể làm".
Tình hình dịch ở Mỹ nhìn chung vẫn được cải thiện đáng kể so với phần còn lại của thế giới, những nơi đối mặt với các đợt bùng phát nghiêm trọng trong khi khan hiếm vaccine. Mỹ đã cam kết chia sẻ gần 600 triệu liều vaccine với các nước trên thế giới, bằng cả hình thức trực tiếp hoặc thông qua sáng kiến Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tuy nhiên, nỗ lực này cũng vấp không ít khó khăn.
Trước những hoài nghi về việc liệu tổ chức các buổi tụ tập mừng ngày quốc khánh 4/7 có tiềm ẩn các rủi ro lớn, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định "với những người đã tiêm chủng, họ đã được bảo vệ".
Điều phối viên phản ứng Covid-19 Nhà Trắng Jeff Zients cũng cho rằng bữa tiệc ở Nhà Trắng được tổ chức "một cách đúng đắn và phù hợp" với hướng dẫn của CDC. Nhà Trắng không yêu cầu khách tham gia tiêm vaccine, nhưng yêu cầu xét nghiệm và đeo khẩu trang nếu họ chưa hoàn thành đủ mũi tiêm theo quy định.
"Khi phía trước còn rất nhiều việc phải làm, ăn mừng chiến thắng cũng rất quan trọng. Tôi thấy ổn với việc chúng tôi tận hưởng những niềm vui trong ngày lễ này, miễn là hôm sau chúng tôi thức dậy và tiếp tục công việc, cũng như ưu tiên phân phối vaccine công bằng", Davis nói.
Để F1 đi làm, Singapore táo bạo quyết định sống chung với đại dịch Chuyên gia Singapore cho rằng để sống chung với COVID-19, cộng đồng cần chấp nhận căn bệnh này là đặc hữu, không để dịch bệnh khiến các hoạt động xã hội đình trệ. Hôm 24/6, tờ Strait Times đăng tải bài viết chung của các lãnh đạo công tác chống dịch COVID-19 tại Singapore: Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Gan Kim...