Chuyên gia: Hải quân Mỹ không “đủ trình” đấu với Nga, Trung Quốc
Nếu Mỹ rơi vào cuộc xung đột với Nga hoặc Trung Quốc, cả hai cường quốc này sẽ có khả năng đánh chìm các tàu chở thiết bị quan trọng của Mỹ, chuyên gia cảnh báo.
Tàu khu trục USS Cole của Mỹ
Hải quân Mỹ không có đủ tàu để hộ tống các tàu vận tải lớn cần có trong bất kỳ xung đột quy mô lớn nào với một cường quốc lớn như Nga hay Trung Quốc, một sĩ quan nghỉ hưu vừa cảnh báo.
Mark Buzby, Chuẩn Đô đốc Mỹ đã về hưu, cho biết các tàu dân sự chở nhân viên quân sự và trang thiết bị trong một cuộc chiến tranh (nếu có) rất có thể sẽ phải hoạt động một mình.
“Hải quân đã nói thẳng với Ban chỉ huy vận tải hải quân (MSC) rằng họ có thể sẽ không đủ tàu để hộ tống chúng tôi”, Buzby nói với trang Defense News. “Kiểu: Bạn phải tự lo cho mình; hãy đi nhanh, hãy im lặng”.
MSC, hoạt động dưới sự bảo trợ của Hải quân, là lực lượng triển khai cả tàu quân sự và dân sự nhằm cung cấp binh lính và trang thiết bị trong chiến tranh.
Buzby nói rằng lực lượng Hải quân Mỹ đã suy giảm đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng hàng hải dân sự và quân sự đã giúp Mỹ chống lại những xung đột lớn. Không giống như các thập kỷ qua, ngành đóng tàu thương mại của Mỹ ngày nay hầu như không tồn tại.
Video đang HOT
Mỹ cũng đang thiếu số lượng thủy thủ cần thiết cho một cuộc tấn công liên lục địa.
Trong những năm trước Thế chiến 2, Mỹ có 55.000 thủy thủ hoạt động. Ở đỉnh cao của chiến tranh, con số này tăng lên 200.000 người.
Ngày nay, số lượng thủy thủ hoạt động là 11.768 – chỉ hơn số lượng tối thiểu.
Nếu Mỹ rơi vào cuộc xung đột với Nga hoặc Trung Quốc, cả hai cường quốc này sẽ có khả năng đánh chìm các tàu chở thiết bị quan trọng của Mỹ trên khắp đại dương.
Để giải quyết vấn đề thiếu nhân sự, các thủy thủ dân sự làm việc cho MSC đã được huấn luyện một số kỹ năng trong chiến tranh, ví dụ như không phát tín hiệu để kẻ địch nghĩ rằng đây không phải tàu quân đội.
Nếu thất bại, lựa chọn duy nhất rất đơn giản. “Bài học cuối cùng là Học bơi”, Buzby nói.
Theo Danviet
Trung Quốc nghe lén Mỹ ở Guam như thế nào?
Mạng lưới cảm biến Trung Quốc rải trên biển gần căn cứ Mỹ ở vùng biển Tây Thái Bình Dương được cho là động thái giám sát hoạt động tàu ngầm, các nhà phân tích nhận định.
Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đã đặt hai cảm biến âm thanh tại vùng biển chiến lược gần đảo Guam, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Thiết bị hiện đại này được cho là có khả năng thu thập tín hiệu âm thanh trong phạm vi 1.000km và có thể sử dụng cho công tác nghiên cứu khoa học như theo dõi động đất, bão và cá voi.
Nhưng các chuyên gia phân tích cho rằng, cảm biến hoàn toàn có năng theo dõi hoạt động của tàu ngầm từ khu vực Biển Đông và tín hiệu tàu ngầm gửi về căn cứ trên đảo Guam.
Các thiết bị theo dõi tối tân của Trung Quốc đã hoạt động từ năm 2016 nhưng thông tin chi tiết mới chỉ được Học viện Khoa học Trung Quốc công bố hồi tháng này.
Hai cảm biến được đặt ở khu vực biển chỉ cách đảo Guam lần lượt 300km và 500km. Cảm biến âm thanh hiện đại của Trung Quốc hoàn toàn có khả năng thu thập tín hiệu liên lạc của tàu ngầm, một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nói.
Nội dung của tín hiệu được mã hóa, nhưng việc thu thập những tín hiệu này có thể đem lại những thông tin giá trị về hoạt động của tàu ngầm.
Một chuyên gia Mỹ nói trên SCMP rằng, đây là hoạt động thông thường của một quốc gia đang ngày càng cải thiện năng lực hải quân.
Mỹ hiện duy trì sự hiện diện của đông đảo các tàu ngầm tấn công hạt nhân ở Guam.
"Trung Quốc đang trở thành cường quốc và hành động giống như vậy", James Lewis, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Mỹ nói. "Cường quốc quân sự nào cũng rải cảm biến dưới đáy đại dương để phục vụ tác chiến chống ngầm".
Căn cứ trên đảo Guam hiện là nơi Mỹ duy trì hạm đội tàu ngầm hùng hậu, bao gồm tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Angeles như USS Oklahoma, USS Chicago, USS Key West và USS Topeka.
Từ Guam, cách nhanh nhất để các tàu ngầm này đến Biển Đông là đi qua khu vực nằm giữa Indonesia và Philippines. Hành trình 3.500km này kéo dài khoảng 4 ngày đối với tàu ngầm hạt nhân.
Hải quân Mỹ trên đảo Guam được cho là cũng dùng tuyến đường này để liên lạc với tàu ngầm. Mạng lưới cáp biển giúp tàu ngầm Mỹ duy trì liên lạc với căn cứ mà không cần thiết phải nổi lên để kết nối với vệ tinh.
Hoạt động của Trung Quốc gần đảo Guam dĩ nhiên không tránh được sự chú ý của Mỹ. Các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu Trung Quốc nói với SCMP rằng, họ thấy máy bay do thám Mỹ không ngừng quần thảo quanh khu vực.
Guam nằm trong Chuỗi đảo thứ hai của Mỹ, mạng lưới phòng thủ được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh để ngăn Nga hay Trung Quốc mở rộng hoạt động ra Thái Bình Dương.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, một trong những mục đích khiến Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động gần Guam và các khu vực khác ở Tây Thái Bình Dương là nhằm phá vỡ thế phòng thủ của Mỹ và đưa hải quân Trung Quốc tiến ra biển lớn.
Theo Danviet
Kim Jong-un sẽ khiến người Mỹ choáng trong năm 2018? Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chứng minh sức mạnh quân sự vượt bậc của Triều Tiên trong năm 2017 và có một điều khiến Mỹ lo ngại mà ông Kim chưa làm, có thể là để dành cho năm 2018. Triều Tiên đã nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa trong năm nay. Theo News.com.au, Triều Tiên khiến...