Chuyên gia góp ý hoàn thiện đoàn tàu metro
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, người dân… đã hăng say góp ý để hoàn thiện đoàn tàu metro.
Sáng 17/3, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (gọi tắt là Ban quản lý) tiếp tục mở cửa cho mọi người vào tham quan và góp ý trên mô hình đoàn tàu tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đến hết ngày 15/4 tới.
Toàn cảnh về mô hình tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Thời gian buổi sáng từ 7h30 – 11h30 và buổi chiều từ 13h – 17h giờ tại Bãi đúc dầm (đường số 11, phường Long Bình, quận 9). Tất cả những người đến tham quan sẽ được phát phiếu khảo sát ý kiến với 6 mục để nhận xét gồm: hình dáng, màu sắc đoàn tàu, kiểu dáng và màu sắc ghế ngồi, thảm sàn, chiều cao tay nắm hành khách. Những ý kiến góp ý cụ thể sẽ được ghi trực tiếp trên phiếu khảo sát.
Cùng ngày, Ban quản lý tiếp tục nhận được đăng ký và đón tham quan và cho ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, các nhà khoa học, các chuyên gia và nhân dân TP.HCM, để tiếp tục hoàn thiện đoàn tàu metro số 1 và đến tháng 5 tới sẽ hoàn chỉnh bản thiết kế, trình UBND thành phố phê duyệt.
Ban quản lý cho biết, đoàn tàu của tuyến metro số 1 chạy bằng động cơ điện xoay chiều, 3 pha, 380V. Giai đoạn 1, đoàn tàu có 3 toa xe với tổng chiều dài 61,5 m. Kích thước toa xe có động cơ là 20,25 m, toa không có động cơ là 19,5 m; chiều rộng 2,95 m; chiều cao 4,08 m. Năng lực chuyên chở 930 hành khách với mật độ hành khách đứng là 8 người/m2. Vận tốc tối đa 110 km/giờ ở đoạn trên cao, 80 km/giờ ở đoạn ngầm.
Các chuyên gia, người dân cùng góp ý hoàn thiện đoàn tàu metro.
Tham quan miệt mài cả ngày, ông La Chí Bách (55 tuổi, ngụ tại đường Kha Văn Cân, quận Thủ Đức) nhận xét, tàu đẹp, sang trọng và nhìn rất thoải mái. Thế nhưng nhìn tổng thể, đoàn tàu cũng cần hoàn thiện một số chi tiết để phù hợp với thể trạng người Việt Nam.
Đơn cử, tại các thanh tay nắm dành cho hành khách đứng vẫn còn hơi cao; cần dán các bảng thông báo và cảnh báo chi tiết, rõ ràng hơn trên tàu…
Thích thú khi tận mắt chứng kiến đoàn tàu, bà Nguyễn Thị Nguyệt (50 tuổi, ngụ đường Lê Văn Việt, quận 9) cho rằng, nếu được có thêm 4 hay 5 mô hình đoàn tàu như thế này thì người dân sẽ có sự so sánh hơn để chọn đoàn tàu ứng ý nhất.
Theo kỹ sư Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội cầu đường – cảng TP.HCM, tại các dãy ghế ngồi thiết kế chưa phù hợp ở 2 đầu tay vịn, không nên làm tấm nhựa hai đầu ghế sẽ tạo vùng không gian chật hẹp, cần làm tay cầm bằng nhôm hay inox vừa tiết kiệm không gian diện tích vừa tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát. Đối với tay nắm dành cho hành khách khi đứng cần làm thấp xuống khoảng 10cm.
Video đang HOT
Kỹ sư cũng cho hay, cần bố trí thêm một hàng tay nắm ngay giữa toa tàu, để người dân tiện hơn khi đi tàu. Trong buồng lái, chất liệu để bao phủ nên làm bằng nhựa cao cấp thay vì làm bằng nhôm rất nóng bức.
“Với số lượng người đứng rất đông thì phía trong toa xe cần bố trí các cột vịn và các đường nằm ngang, phòng khi tàu bị lắc hoặc gặp gió mạnh thì hành khách có thể vịn vào” – một nhà khoa học góp ý.
Một số ý kiến khác cũng đề cập đến thiết kế động cơ phải bảo đảm an toàn khi vận hành; còn màu sắc, hình dáng thì chỉ là vấn đề phụ.
Sẽ có đoàn tàu phù hợp nhất
Cabin của đoàn tàu mô phỏng toàn bộ thiết bị điều khiển hiện đại.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Như Cương, Phó Ban quản lý đường sắt TP.HCM cho biết, theo thiết kế tiêu chuẩn cho tàu điện ngầm, việc bố trí 2 cửa thoát hiểm 2 đầu đoàn tàu là phù hợp. Trong trường hợp gặp sự cố đi trong đường hầm thì bắt buộc mở cửa thoát hiểm trước và sau, bởi hai bên kín sẽ không thoát hiểm được.
Còn theo ông Dương Hữu Hòa, Phó Giám đốc tuyến Metro số 1, đoàn tàu của tuyến Metro số 1, thiết kế mô phỏng đường cong 3D để tăng tính hài hòa và năng động chứ không phẳng như một số tuyến Metro trên thế giới.
Ông Shunichi Hanada, Trưởng bộ phận đầu máy, toa xe thuộc nhà thầu Hitachi (Nhật Bản) cho hay, mô hình tàu đã thiết kế gần như phù hợp đối với điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Hitachi thiết kế cho dàn máy lạnh hoạt động 25 độ C bên trong đoàn tàu, nhằm tạo cảm giác thuận lợi và thoát mái cho hành khách. Bên cạnh đó, do môi trường Việt Nam nhiều bụi bặm nên nhà thầu chế tạo khung máy lạnh bằng thép không gỉ để bảo vệ lâu bền hơn.
Ban Quản lý ĐSĐT cho rằng, đây là mô hình thiết kế mới nhất, đã qua so sánh với mô hình toa xe, đầu máy của các nước đi trước nhằm khắc phục những nhược điểm. Mỗi toa tàu có 8 cửa lên, xuống (2 bên thân tàu) và 2 cửa thoát hiểm để giúp hành khách thoát hiểm khi có sự cố.
Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên chỉ có 2 km đường hầm, còn lại là hoạt động ở trên cao nên nếu xảy ra sự cố thì cũng rất dễ để hành khách thoát ra các ga lân cận.
Theo VTC
Chiêm ngưỡng các toa tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam
Mô hình tàu điện ngầm này được trưng bày tại depot metro (quận 9, TP HCM) để người dân có thể trực tiếp đến xem và đóng góp ý kiến trong 3 tháng. Sau đó, Ban quản lý đường sắt đô thị TP sẽ tổng hợp ý kiến, tiếp thu và đề xuất chế tạo theo yêu cầu.
Tuyến metro số 1 nối từ Bến Thành đến Suối Tiên dài khoảng 20 km, với số vốn đầu tư lên đến 2,4 tỉ USD.
Tuyến gồm hai đoạn đi ngầm và trên cao với tổng cộng 14 ga (trong đó có 3 ga ngầm và 11 ga trên cao) cùng một depot.
Dưới đây là một số hình ảnh bên trong tàu điện ngầm tuyến metro số 1 TP HCM được đặt tại depot metro (quận 9, TP.HCM):
Thiết kế bên trong đầu tàu metro tuyến số khá thoáng, mỗi toa có thể chứa được 300 khách
Tương tự như xe buýt, phía trên giữa 2 dãy ghế là tay vịn và móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành khách đứng
Mô hình đầu tàu metro tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) với phần đầu máy được bo tròn về phía dưới, có màu xanh da trời
Buồng lái được bố trí ở hai đầu đoàn tàu, rộng bằng chiều rộng toa xe và kín hoàn toàn, có cửa ngăn cách với khu vực của hành khách. Tài xế trên tàu có thể quan sát hành khách thông qua camera để xử lý các tình huống xấu.
Trên toa tàu có chỗ ngồi riêng cho người khuyết tật
Tàu được vận hành dưới dạng tự động theo công nghệ của Nhật, thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên tàu không có nhân viên phục vụ. Phí lên tàu được thu ngay từ cửa kiểm soát của nhà ga.
Trong các toa sẽ có ghế ngồi bằng nhựa (được gia cường bằng sợi thủy tinh) lắp dọc theo thành xe
Hai bên thân tàu được vẽ nhiều chi tiết
Theo Người Lao Động
15 năm nữa, đi tàu Hà Nội Sài Gòn hết 8 tiếng Đến năm 2030, tốc độ tàu thống nhất Bắc - Nam sẽ đạt vận tốc 200km/h, sau năm 2050 sẽ là 350km/h. Theo Quyết định điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng vừa phê duyệt, vận tải đường sắt Việt Nam sẽ phát triển qua 3 giai đoạn. Từ nay đến...