Chuyên gia Google chỉ cách Việt Nam làm trí tuệ nhân tạo
Thế giới cần một triệu nhân lực làm AI, nhưng chỉ có khoảng 10.000. Để đáp ứng, thuật toán, máy học, lập trình cần được học từ phổ thông.
Việt Nam cần làm gì, chọn sản phẩm mũi nhọn nào, đào tạo nhân lực ra sao… để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) là đặt hàng của Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy sáng 21/8 với các chuyên gia người Việt trở về từ nhiều quốc gia. Hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội.
Là diễn giả thứ hai phát biểu tại hội thảo, TS Lê Viết Quốc, chuyên gia của Google trở về từ Mỹ, đã nêu xu hướng thế giới và chỉ ra khoảng cách Việt Nam phải lấp đầy nếu tham gia “cuộc chơi”. Các nghiên cứu và ứng dụng AI đang thay đổi từng ngày, tạo ra những ứng dụng khó tin khi máy đang tiến sát đến khả năng, thậm chí có phần vượt con người.
Cách đây mười năm, khi một cuốn sách đưa ra dự báo 50 năm nữa loài người sẽ có máy tính nhận dạng hình ảnh tốt như mắt người. Thời điểm đó thông tin này gây sốc, nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện máy tính nhận dạng được hình ảnh. Đến năm 2016 máy đã vượt ra khả năng nhận diện hình ảnh của con người. Một vấn đề khoa học tưởng chừng như khó khăn nhất nhưng đã có bước đột phá.
Tiếp đến là mảng dịch thuật, nhận diện giọng nói, trong đó Google Translate (công cụ dịch của Google) được xem là sản phẩm tiện ích khó tin cho người dùng. Sản phẩm bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không thể, từ chỗ người nói 10 từ máy nhận diện sai hai từ, sau khoảng 8 đến 10 năm mười từ người nói, Google chỉ sai nửa từ.
Ở mảng y tế, đa phần bác sĩ nhận dạng hình ảnh chụp cơ thể con người phải giỏi mới chẩn đoán đúng bệnh. Nhưng nghiên cứu của Stanford đã chứng minh dùng thuật toán nhận dạng về bệnh ung thư gan, máy chẩn bệnh ngang tầm chuyên gia.
Hiện nay AI được ứng dụng để sản xuất các xe tự lái. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đang đầu tư mạnh cho mảng này và dự kiến sẽ là thị trường tạo ra hàng trăm tỷ đôla thời gian tới.
Video đang HOT
TS Lê Viết Quốc. Ảnh: Anh Tuấn.
TS Quốc đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển AI nhưng thiếu nhiều vật liệu xây dựng cho ngành. Anh cũng chỉ ra hai mô hình có thể lựa chọn. Một như Mỹ, để các doanh nghiệp phát triển theo tự nhiên, Chính phủ không tham gia đầu tư. Hai là như Trung Quốc đầu tư mạnh cho cả nghiên cứu và doanh nghiệp khởi nghiệp AI.
Nhưng dù theo mô hình nào thì đầu tư đào tạo nguồn nhân lực vẫn là cốt lõi, tham gia giải quyết cả bài toán trong nước và đóng góp cho thị trường thế giới. Hiện thế giới cần một triệu nhân lực chất lượng cao, nhưng thực tế chỉ có khoảng 10 nghìn người.
Để đào tạo, những chương trình thuật toán, máy học, lập trình cần có từ phổ thông. “Lên đại học mới học về lập trình là quá trễ, nên bắt đầu dạy từ cấp ba”, TS Quốc gợi ý.
Bước tiếp theo là dữ liệu. Dữ liệu quan trọng giống như cổ chai, khi rót nước buộc phải chảy qua nó nên phải tìm cách tạo ra dữ liệu mở về y tế, giao thông, nông nghiệp, khí hậu. Đây là khâu khó khăn nhất cần đầu tư dài hơi mất nhiều thời gian nên phải nghiên cứu làm sao lấy được dữ liệu nhanh.
Điểm quan trọng nữa là tập trung nghiên cứu và có những bài báo công bố quốc tế uy tín. “Nên tập hợp những thứ tinh hoa có thể viết được bài báo tham gia hội nghị lớn nhất thế giới, tạo ra tiền đề để Việt Nam gia nhập viện đại học lớn nhất thế giới của ngành AI”, TS Quốc nói.
Lê Viết Quốc sinh năm 1982 tại Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Tốt nghiệp trường chuyên Quốc học Huế, Lê Viết Quốc tiếp tục theo học tại Đại học Quốc gia Australia. Năm 2007, anh sang Đức làm nghiên cứu với Viện Max Planck Biological Cybernetics. Cùng thời gian đó, anh nộp hồ sơ làm tiến sĩ ở Stanford và được chấp nhận. Quốc đến Stanford làm việc về machine learning (máy học) dưới sự hướng dẫn của GS Andrew Ng, nhà khoa học nổi tiếng chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
Năm 2011, anh sang làm việc cho Google, thành lập ra nhóm nghiên cứu chuyên về trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ. Những sản phẩm như Google Translate (công cụ dịch của Google) và Google Search (công cụ tìm kiếm của Google) đều có đóng góp của Quốc.
Năm 2014, TS Quốc là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá của Mỹ Technology Review (TR35) dành cho 35 nhà sáng tạo tuổi đời dưới 35, có cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực công nghệ, y sinh học, điện toán, viễn thông, năng lượng, vật liệu, thiết kế web và giao thông vận tải.
Những người được trao giải có công trình nghiên cứu được giới khoa học đánh giá cao và hứa hẹn sẽ được áp dụng trong tương lai.
Theo vnexpress
Trí tuệ nhân tạo: Những hứa hẹn và hiểm nguy
Máy tính và robot hiện đang học cách đưa ra quyết định! Tất nhiên, "quyết định" là một từ dường như quá khó đối với máy móc vốn không có ý thức và mức độ "lý luận" thậm chí không được phát triển bằng loài ếch. Nhưng những phát triển mới nhất trong lĩnh vực AI (trí tuệ nhân tạo) đủ để làm hoảng sợ một số người và khơi dậy trí tưởng tượng của những người khác.
Giữa huyền thoại và thực tế, chính xác thì nghiên cứu hiện tại về công nghệ này đã đe dọa đến các mặt của cuộc sống như thế nào? Trong chuyên mục Góc rộng, Tạp chí Courier đã thử giải mã cuộc nghiên cứu theo các hướng đi khác nhau và cung cấp một số thông tin để giúp độc giả có thể tiếp cận được đến thế giới đầy mê hoặc và cũng vô cùng đáng sợ của AI.
Đối với nhiều người, từ "thông minh" chỉ là một phép ẩn dụ khi được áp dụng cho máy móc hoặc robot được cài đặt chương trình từ nhằm hỗ trợ những công việc đơn giản và bình thường cho loài người. AI giúp chúng ta từ việc vượt qua rào cản ngôn ngữ thông qua máy dịch, đến việc thực hiện các công việc thường xuyên khác, thậm chí làm việc nhà, sản xuất hàng hóa, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm hơn so với bác sĩ, và tạo ra bộ phận giả có thể được kích hoạt bằng ý nghĩ.
Tác phẩm kỹ thuật số của nghệ sĩ Evgenija Demnievska vẽ Janus, vị thần La Mã với hai khuôn mặt: một người nhìn vào quá khứ, người kia hướng đến tương lai, vị thần của sự khởi đầu và quá trình chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sự phát triển công nghệ trở nên phức tạp, các câu hỏi về vấn đề đạo đức càng trở nên phức tạp.
Mặc dù vậy, sự kết hợp giữa tự học hỏi và dữ liệu lớn không chỉ gây ra một cuộc cách mạng trong AI mà còn tạo ra Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mà xã hội loài người có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng đón nhận. Nhiều chuyên gia tin rằng AI là một cuộc cách mạng văn hóa hơn là công nghệ, và nền giáo dục sẽ phải thích nghi nhanh chóng với thực tế mới - để các thế hệ tương lai học được cách sống trong một thế giới hoàn toàn khác với thế giới chúng ta biết ngày nay.
Câu hỏi được nêu ra là: Có thể nào Dữ liệu chuẩn bị sẵn cho AI sẽ được sử dụng và xác nhận các tư tưởng và định kiến đã định ra từ trước? Phân biệt chủng tộc, kiểm duyệt, dự đoán tính cách tội phạm..vv.. - các tiêu chí phân biệt đối xử này đã được đưa vào các máy móc như một kiểu mẫu cho các hành vi. Sự phát triển công nghệ trở nên phức tạp, các câu hỏi về vấn đề đạo đức càng trở nên phức tạp. Sự phát triển của robot sát thủ là một ví dụ nổi bật về điều này.
Cùng với những thách thức đạo đức, một mối hiểm nguy khác liên quan đến việc độc quyền. Trong khi AI chỉ mới được triển khai các bước đầu tiên ở châu Phi, tại một số ít quốc gia, một vài nhà sản xuất máy tính khổng lồ đã và đang đầu tư hàng tỷ đô la vào nghiên cứu cơ bản. Những thách thức mang tính liên quốc gia này kêu gọi sự phối hợp ở tầm quốc tế. Điều này là cần thiết để AI được phát triển có trách nhiệm trên toàn cầu.
Theo ngaynay
Bất ngờ xảy ra: Trí tuệ nhân tạo từng đánh bại 5 cao thủ Dota 2 đã thua thảm trước đội về bét The International 8 Có vẻ như đội ngũ OpenAI vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi có thể thực sự đánh bại các game thủ chuyên nghiệp. Như đã biết, ngày 06/08, trí tuệ nhân tạo bao gồm 5 con BOT có tên OpenAI Five đã chính thức đánh bại, nói đúng hơn là "nghiền nát" 5 game thủ Dota 2 gạo cội gồm...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google tích hợp AI vào công cụ tìm kiếm, trình duyệt web Chrome...

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser

Người dùng Galaxy đang 'điên đầu' vì One UI 7 làm pin tụt nhanh

Galaxy S25 Edge sẽ là tiêu chuẩn thiết kế cho tương lai?

Microsoft đưa tính năng bí mật lên Windows 11

Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI

Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực

Apple có thể loại bỏ trợ lý giọng nói Siri tại nhiều quốc gia

Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin

Đưa ứng dụng AI vào quy trình thẩm định thuốc

Giải pháp bảo mật nhận dạng mặt nạ silicon
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
Thế giới
23:46:37 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025