Chuyên gia “giết vợ bé’ nổi tiếng Trung Quốc là ai?
- Một phụ nữ Trung Quốc 57 tuổi đã trở thành “nữ thám tử số một Trung Quốc” chuyên giúp đỡ những người vợ bị phản bội thu thập chứng cứ ngoại tình của chồng đã thu hút sự chú ý của truyền thông toàn cầu.
Hãng thông tấn xã Đức DPA trong một bài viết đã gọi bà Zhang Yufen là “nữ thám tử số một của Trung Quốc”. Còn tờ Washington Post đã có riêng một bài viết mô tả thành tích của bà trong việc truy lùng bằng chứng ngoại tình .
Cả 2 tờ báo đều đã dẫn lại vụ án bà Zhang “điều tra” một quan chức đường sắt có 17 nhân tình tại các thành phố khác nhau. Trước đó, vào năm 2009, vợ ông ta tìm đến bà xin giúp đỡ. Những cuộc điều tra hiệu quả này đã giúp bà Zhang có được biệt hiệu “Người giết vợ bé”.
Nữ thám tử chuyên điều tra ngoại tình Zhang Yufen (Nguồn: Asia One)
Việc ngoại tình ở Trung Quốc thường xảy ra giữa người đàn ông giàu có quyền lực và một cô gái trẻ. Nghiên cứu vào năm 2012 của trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho thấy khoảng 95% Đảng viên bị điều tra tham nhũng có ít nhất 1 người vợ bé.
Chính bà Zhang cũng là nạn nhân của sự không chung thủy. Bà Zhang đã ly hôn và được một khoản tiền đền bù sau 5 năm theo dõi chồng và người tình của ông ta. Bà đã đem kinh nghiệm của mình vào nghề nghiệp mà bà đã nay đã có hơn 10 năm kinh nghiệm. Bà Zhang đã sáng lập ra cơ quan thám tử Phoenix (Phượng hoàng – NV) vào năm 2003. Công ty này chỉ tính các chi phí cơ bản, nhưng bị buộc phải đóng cửa vì khó khăn kinh tế. Hiện tại, “cứu tinh của nhũng bà vợ” đang điều hành một tổ chức mang tên “Liên minh chống Vợ bé”, một tổ chức cung cấp tư vấn và dịch vụ thám tử cho những người vợ bị phản bội. Các thẩm phán đã từ chối công nhận những phát hiện của bà trong các vụ ly hôn và đôi lúc các chứng cứ bà thu thập được cũng biến mất bí ẩn sau khi đệ trình lên tòa án. Dịch vụ thám tử tư đã bị cấm ở Trung Quốc từ 1993, nhưng nhà xã hội học Lin Yinhe cho rằng ngành kinh doanh này khó mà ngăn chặn và sẽ phát triển trong tương lai.
Video đang HOT
Bích Thảo
Theo_PLO
Chứng cứ nghi án hối lộ ngành đường sắt nên giao Bộ Công an
Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh cho rằng tài liệu điều tra về việc Chủ tịch Tập đoàn JTC (Nhật Bản) khai đưa hối lộ hơn 16 tỷ đồng phải được giao cho cơ quan có thẩm quyền là Bộ Công an.
Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Lê Thúc Anh.
- Đại diện Bộ Giao thông đã sang làm việc với phía Nhật Bản để "phối hợp điều tra" lời khai của một nhà thầu về việc đưa hối lộ hơn 16 tỷ đồng cho một quan chức ngành đường sắt Việt Nam. Ông đánh giá gì việc các cơ quan tích cực vào cuộc nhằm làm rõ nghi án này?
- Bộ Giao thông có trách nhiệm quản lý cán bộ và có quyền tìm hiểu sự việc, để xử lý các cá nhân liên quan. Thứ trưởng Bộ Giao thông sang Nhật lần này là để xác minh tính chính xác của vụ việc qua kết luận của cơ quan điều tra Nhật Bản.
Nếu phía Nhật có kết luận điều tra, Bộ Công an liên hệ với họ để được cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến người Việt Nam trong vụ án này.
Việc tố tụng phụ thuộc cơ quan điều tra và Viện công tố của 2 nước. Bộ Giao thông không có chức năng điều tra vụ án.
- Theo ông, đầu mối tại Việt Nam tiếp nhận thông tin pháp lý về vụ án này là cơ quan nào?
- Nếu Nhật Bản cung cấp chứng cứ thì phải giao cho phía cơ quan điều tra của Việt Nam cụ thể là Bộ Công an, chứ không thể đưa cho đơn vị có liên quan.
Tư liệu mang tính pháp lý phải do cơ quan điều tra 2 phía Nhật Bản - Việt Nam cung cấp.
- Theo pháp luật Việt Nam, quy trình xử lý nghi án này sẽ thế nào?
- Ban đầu Bộ Ngoại giao sang làm việc để nắm tình hình sự việc bên đó ở mức độ và giai đoạn nào. Hiện, phía Nhật Bản mới công bố lời khai của ông Tamio Kakinuma - Chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), nhưng chúng ta vẫn phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra Nhật Bản.
Nếu vụ việc có biểu hiện vi phạm pháp luật, Bộ Công an Việt Nam sẽ phối hợp với cơ quan điều tra của Nhật Bản để làm rõ vụ việc. Song song với đó, Bộ Công an phải tiếp tục điều tra độc lập với những cá nhân người Việt có liên quan, xác minh, thẩm định thông tin chứ không chỉ dựa vào chứng cứ mà phía Nhật cung cấp.
Ngoài lời khai của ông Tamio Kakinuma, các cơ quan hữu quan 2 phía phải có trách nhiệm điều tra thêm các chứng cứ khác có liên quan. Nhiều khi nghi can có những động cơ khác nên phải xác minh tính chính xác trong lời khai của họ.
Khi chứng cứ được cơ quan điều tra 2 nước xác minh là đúng thì lúc đó Việt Nam mới khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Trung tướng Triệu Văn Đạt (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an) cho biết căn cứ kết quả giải quyết sự việc của các cơ quan tư pháp Nhật Bản, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp. Khi có đủ căn cứ pháp lý, Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ xử lý vụ việc trên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Nếu quá trình điều tra xác định lời khai nhận của nhà thầu Nhật Bản là đúng, người nhận hối lộ sẽ phải nhận bản án nặng vì số tiền hơn 16 tỷ đồng được xác định là "rất lớn". Theo điều 279 Bộ luật hình sự, nếu "của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên" hoặc "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác" thì người nhận sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Đức Hiệp
Theo VNE