Chuyên gia giao thông nói về khe co giãn rộng gần 1m trên cầu Phú Mỹ
Theo chuyên gia giao thông Phạm Sanh, khe co giãn giữa cầu chính và cầu dẫn trong công nghệ thi công cầu dây văng là một thiết kế phức tạp. Thông thường bề rộng khe co giãn đều trên dưới 1m nên việc đồn đoán cầu Phú Mỹ sắp sập là suy diễn bậy bạ.
Theo chuyên gia giao thông Phạm Sanh, người từng tham gia xây dựngcầu Phú Mỹ (TPHCM), lực lượng xây dựng cầu là tổ hợp những nhà thầu lớn trên thế giới. Cầu được thiết kế bởi công ty Arcadis của Pháp, Cardno của Úc và Tonny Gee của Anh; còn thi công do nhà thầu của Đức, Úc, Pháp và phía Việt Nam đảm nhiệm.
Thiết kế và thi công cầu dây văng Phú Mỹ đang là công nghệ tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ. Đặc biệt là gối và khe co giãn phải đảm bảo các chuyển động tịnh tiến và xoay rất lớn, kể cả điều kiện động đất. “Có thể nói đây là một thiết kế thông minh, cẩn thận và rất quan trọng cho thiết kế cầu, vừa an toàn vừa kinh tế”, ông Sanh nhấn mạnh.
Khe co giãn giữa cầu dẫn và cầu chính cầu Phú Mỹ
Cụ thể, khe co giãn cầu dây văng là một dạng đặc biệt chứ không phải như khe co giãn của cầu dầm hộp bình thường. Đối với những cầu bình thường, khi thiết kế khe co giãn người ta tính đến yếu tố nhiệt độ là chính chứ không chú ý nhiều đến tải trọng phức tạp. Ngược lại, đối với khe co giãn cầu dây văng thì yếu tố tải trọng là chính, nhiệt độ là phụ vì cầu có chiều dài rất lớn và chịu tác động nhiều yếu tố bất lợi.
Do đó, thiết kế khe co giãn và gối đỡ giữa cầu chính và cầu dẫn là một thiết kế phức tạp. Thông thường bề rộng này đều trên dưới một mét.
Khe co giãn giữa phần cầu chính và cầu dẫn thường rất lớn để đảm bảo khi biến dạng cầu có thể tự do chuyển vị ở hai đầu. Đặc điểm của cầu dây văng là co giãn hàng ngày, vì ngoài sự ảnh hưởng của nhiệt độ thì cầu còn chịu các biến dạng và dao động của kết cấu cầu chính khi chịu tổ hợp tải trọng bất lợi như động đất, gió lớn, tải trọng phương tiện… Chính vì vậy, khe co giãn phải được thiết kế cẩn thận và an toàn nhất.
Cầu Phú Mỹ được thiết kế chịu được động đất cấp 7, bài toán gió động được kiểm tra trong hầm gió tại Pháp để hiệu chỉnh lại kích thước kiến trúc của cầu. Hạng mục thi công căng cáp theo công nghệ chỉnh dây từng sợi theo giai đoạn thi công hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.
Trong các giai đoạn thiết kế khe co giãn cho cầu dây văng Phú Mỹ, đều đã có thẩm tra, thẩm định, so sánh nhiều tiêu chuẩn và thông số khe co giãn của các cầu dây văng đã được xây dựng của thế giới, kiểm tra mô phỏng thông qua nhiều phần mềm và thí nghiệm của nhà sản xuất.
Video đang HOT
Khi triển khai thi công cầu Phú Mỹ theo bản vẽ thiết kế và hợp đồng, công tác kiểm soát rất chặt chẽ, giám sát nghiệm thu đều đảm bảo các yêu cầu chất lượng, thời gian bảo hành bảo trì vừa qua cũng chứng tỏ không có gì sai sót từ thiết kế, thi công. Như vậy, hạng mục gối và khe co giãn cầu Phú Mỹ, chất lượng thiết kế và thi công khẳng định không có vấn đề gì.
“Nếu là cầu thép người ta có thể thiết kế bảng thép cùng với con trượt để che khoảng hở giữa hai nhịp cầu. Nhưng làm bảng che đối với cầu bê tông thì hơi cầu kỳ và tốn kém. Người ta chỉ làm đối với cầu vượt bằng bê tông trong khu đô thị lớn vì phía dưới có nhiều người qua lại chứ không ai làm đối với cầu qua sông. Thế giới cũng cũng không nghĩ ra có người chụp hình rồi suy diễn bậy bạ khiến người dân lo sợ, bán tín, bán nghi,…tạo dư luận không tốt, gây bất lợi cho xã hội”, ông Sanh nói.
Bản vẽ thiết kế khe co giãn cầu Phú Mỹ được Th.s Nguyễn Trọng Nghĩa chia sẻ với cộng đồng mạng
Trên trang cá nhân của mình, Th.s Nguyễn Trọng Nghĩa – Giảng viên trường ĐH Giao thông vận tải – cũng khẳng định, khe co giãn trên cầu Phú Mỹ được thiết kế khoảng hở là 890 mm nên việc chụp ảnh nhìn thấy khoảng hở rộng là hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra, Th.s Nghĩa cũng thể hiện quan điểm: “Theo ý kiến cá nhân tôi, cần tẩy chay những người làm việc thiếu cái tâm và cái tầm để xã hội Việt Nam phát triển…”.
Quốc Anh
Theo Dantri
Bác tin đồn cầu Phú Mỹ sắp sập: Giải mã từ bản vẽ thiết kế
"Bức ảnh chụp vừa qua cho thấy bề rộng của khe co giản cầu Phú Mỹ là có thật, nhưng chuyện suy diễn thêm về tính an toàn của cầu là hoàn toàn vô lý, có thể gây tâm lý sợ hãi, hoài nghi, hiểu lầm; đặc biệt với công nghệ cầu dây văng, trên thế giới còn rất ít người biết kể cả kỹ sư không chuyên ngành", tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, tham gia xây dựng cầu Phú Mỹ, nói.
Khe co giản cầu Phú Mỹ
Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện ảnh và thông tin cho rằng cầu dây văng Phú Mỹ đang bị hở nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Chủ đầu tư và Sở GTVT TP.HCM đã có giải thích sơ bộ ban đầu; tuy nhiên nhiều người vẫn còn hoài nghi. Do tính chất nghiệm trọng của tin đồn, bài viết sẽ giới thiệu và phân tích thêm vấn đề an toàn khe co giản cầu Phú Mỹ.
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng đầu tiên của TP.HCM bắc qua sông Sài Gòn, nối liền Q.7 và Q.2, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và khu đô thị Thủ Thiêm. Cầu nằm trên đường Vành đai số 2 nối trục đường Nuyễn văn Linh với Vành đai phía đông của thành phố.
Trong tương lai, khi đường Vành đai 2 khép kín, đây sẽ là trục đường quan trọng cho vận tải từ đồng bằng sông Cửu Long ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc, giúp cho các xe tải không đi xuyên qua nội thành TP.HCM.
Về kiến trúc, đây là cầu dây văng nên rất đẹp, cầu lại ở ngay cửa ngõ vào TP.HCM, có vai trò như một cổng chào; ở ngay ngã 3 sông Sài Gòn và Đồng Nai, có tầm nhìn ra mọi hướng đều đẹp. Cùng với chợ Bến Thành và một số rất ít công trình kến trúc hiếm hoi khác, cầu Phú Mỹ đang là biểu tượng của TP.HCM. Cầu dài khoảng 2km, gồm cầu chính trên 700m, nhịp giữa sông 380m, khoảng thông thuyền (250x 45)m, mặt cầu rộng 27,5m cho 6 làn xe cơ giới và 2 làn bộ hành, tháp chữ H cao khoảng gần 140m.
Theo tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, tham gia xây dựng cầu Phú Mỹ, cho biết lực lượng thực hiện cầu Phú Mỹ là tổ hợp các nhà thầu lớn trên thế giới, thiết kế có Arcadis của Pháp, Cardno của Úc và Tonny Gee của Anh, thi công có nhà thầu Đức, nhà thầu Úc, nhà thầu Pháp và cả nhà thầu Việt Nam.
Cầu được thiết kế chịu được động đất cấp 7, bài toán gió động được kiểm tra trong hầm gió tại Pháp để hiệu chỉnh lại kích thước kiến trúc của cầu, thi công căng cáp theo công nghệ chỉnh dây từng sợi theo giai đoạn thi công hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.
Bản vẽ khe co giãn của cầu Phú Mỹ
Tiến sĩ Phạm Sanh cho biết thiết kế và thi công cầu dây văng vẫn đang là các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là gối và khe co giản phải được thiết kế đảm bảo các chuyển động tịnh tiến và xoay rất lớn, có kể đến điều kiện động đất, sự thay đổi giữa các trường hợp lực đè xuống và nhổ lên nhiều lần xảy ra từng ngày. Một thiết kế thông minh và hết sức chi tiết, cẩn thận cho các bộ phận của kết cấu này vô cùng quan trọng cho thiết kế cầu, vừa an toàn vừa kinh tế nhưng cũng vừa thể hiện dấu ấn đẳng cấp.
Do cầu dây văng chiều dài lớn, không cho tạo khe co giản trên phần cầu chính, chỉ tạo khe tại gối giữa cầu chính và phần cầu nối tiếp, khe sẽ rất rộng vì không những đảm bảo biến dạng do nhiệt độ còn phải chịu các biến dạng và dao động của kết cấu cầu chính khi chịu các tổ hợp tải trọng bất lợi nhất.
Thông thường bề rộng này đều trên dưới một mét. Chiều rộng khe co giản đã được thiết kế ngay từ thiết kế sơ bộ hoặc thiết kế cơ sở phù hợp với thông số hình học và tải trọng thiết kế cầu, tính toán lại trong thiết kế chi tiết (thiết kế kỹ thuật) sau khi đã có nhà thầu EPC và kiểm tra lại trong thiết kế bản vẽ thi công sau khi đã có thông số chính xác về loại khe co giản của nhà sản xuất.
Trong các giai đoạn thiết kế khe co giản cho cầu dây văng Phú Mỹ, đều đã có thẩm tra thẩm định, so sánh nhiều tiêu chuẩn và thông số khe co giản của các cầu dây văng đã xây dựng chủ yếu là của thế giới, kiểm tra mô phỏng thông qua nhiều phần mềm và thí nghiệm của nhà sản xuất.
Khi triển khai thi công cầu Phú Mỹ theo bản vẽ thiết kế và hợp đồng, công tác giám sát nghiệm thu đều đảm bảo các yêu cầu chất lượng, thời gian bảo hành bảo trì vừa qua cũng chứng tỏ không có gì sai sót từ thiết kế, thi công đến các giả định về rủi ro. Như vậy với hạng mục gối và khe co giản cầu Phú Mỹ, chất lượng thiết kế và thi công khẳng định không có vấn đề, thậm chí quá tốt.
Cầu Phú Mỹ
Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng, bức ảnh chụp vừa qua cho thấy bề rộng của khe co giản cầu là có thật, nhưng chuyện suy diễn thêm về tính an toàn của cầu là hoàn toàn vô lý, có thể gây tâm lý sợ hãi hoài nghi hiểu lầm, đặc biệt với công nghệ cầu dây văng, trên thế giới còn rất ít người biết kể cả kỹ sư không chuyên ngành.
Về phương diện kỹ thuật, một kỹ sư đã từng thi công gói thầu 1B dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Giầu Dây, cho rằng khoảng cách khe co giản từ lúc hoàn thành công trình đến nay vẫn không phát triển thêm thì công trình không có vấn đề gì, không bàn bạc nữa.
Mặt khác, nếu từ lúc thông xe đến nay mà khe co giản phát triển rộng thêm nhiều, quá 10% thì cần phải tính toán, đo đạt, quan trắc cẩn thận. Còn người không phải chuyên môn và nhìn bằng mắt thường thì không thể đánh giá được. Trong khi đó, chiều 3.8, trao đổi với Thanh Niên Online, đại diện công ty CP BOT cầu Phú Mỹ cho biết khe co giản cầu Phú Mỹ từ lúc thông xe (năm 2010) đến nay vẫn cố định và không có sự dịch chuyển nào.
Đình Mười ghi
Theo Thanhnien
Cận cảnh "khe nứt" gần 1 m gây tin đồn sập cầu Phú Mỹ Hình ảnh về cầu Phú Mỹ (TP HCM) có khoảng hở lớn khiến nhiều người hoang mang. Nhà chức trách khẳng định đây là khe co giãn, nằm trong quy chuẩn thiết kế. Trên Facebook tối 1/8 lan truyền bức ảnh và thông tin tại vị trí phần cầu chính Phú Mỹ và phần cầu dẫn có vết hở lớn. Kèm bức ảnh...