Chuyên gia FBI chỉ cách “bóc” ứng viên tổng thống nói dối
4 gợi ý sau đây của chuyên gia thẩm vấn hàng đầu FBI sẽ là chỉ dấu quan trọng nếu muốn nhận biết ứng viên tổng thống Mỹ có đang nói dối hay không.
Rất nhiều tuyên bố nửa đúng nửa sai đã được Trump và Clinton đưa ra trong cuộc tranh luận trực tiếp tuần trước. Trong cuộc đối đầu giữa hai ứng viên phó tổng thống Kaine-Pence, hai bên thi nhau công kích và phủ nhận những cáo buộc của đối thủ.
Phóng viên Martha Raddatz của đài ABC và Anderson Cooper của CNN sẽ đứng trước thử thách không nhỏ khi chủ trì phiên tranh luận lần hai. Liệu họ có thể xử lý tốt tình huống khi những sự thật mơ hồ được ứng viên tổng thống đưa ra?
Joe Navarro đã thực hiện 13.000 cuộc thẩm vấn khi còn làm việc cho FBI. Nhiều người từng tìm cách đánh lừa Joe trong cuộc hỏi cung nhưng bất thành.
Trước khi nghỉ hưu vào năm 2003, Joe đã truyền thụ lại các kĩ thuật phỏng vấn chống khủng bố cấp cao cho đồng nghiệp trong FBI. Với Joe, một số nhân tố sau đây có thể xác định đối phương đang nói thật hay nói dối.
1.Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng
“Khi nói dối, chúng ta không biết rằng đấy là thói quen khi còn bé”, Joe nói. “Là một sinh vật bậc cao, chúng ta có xu hướng thích lừa dối. Nếu muốn gây chú ý với mẹ mình, bạn sẽ giả vờ bị đau chẳng hạn”.
Cách thức một câu nói được đưa ra có thể gợi ý đó có phải là một lời nói dối hay không. “Khi bạn đặt câu hỏi, liệu nó có gây ra khó chịu tâm lý nào không và nếu có, nó có biểu hiện ra bên ngoài? Cơ thể con người thể hiện chính xác những khó chịu tâm lý bên trong. Họ có cắn chặt môi. Họ có sờ cổ. Họ có hút thuốc như điên?”.
2. Chặn đứng lời nói dối
Video đang HOT
“Điều chúng tôi thường làm là đặt một câu hỏi mở”, Joe chia sẻ. “Kinh nghiệm của anh với vấn đề này là gì? Anh nghĩ gì về điều này?”.
Joe để người được hỏi trình bày bất cứ thứ gì họ muốn. Khi họ đang nói, ngắt họ giữa chừng bằng câu: “Không, điều đó không chính xác. Nó không khớp sự thật. Đây là lí do”.
Bằng việc chặn đứng lời nói của đối phương, bạn đẩy họ vào một bất lợi về tinh thần và dễ dàng kiểm chứng các dấu hiệu nói dối thể hiện ra bên ngoài.
3. Biết rõ sự thật
“Nhà báo sẽ theo sát các ứng viên nên đừng tạo ra những điều ngớ ngẩn. Hãy cảnh giác, thận trọng trong các phiên tranh luận”, Joe khuyên ứng viên tổng thống.
Một gợi ý của Joe là nếu ứng viên đưa ra một điều không đúng sự thật, nhà báo này có thể tiếp tục hỏi dồn cho tới khi sự thật được công bố. Làm điều này khiến ứng cử viên tổng thống hoang mang và nói nhiều hơn khi thời gian tranh luận không còn nhiều. Nói dài thường đi kèm với nói dại, Joe nhận định.
4. Phản ứng giận dữ
“Cần nhớ rằng, khi đối đầu với những người có lòng tự tôn cực cao và quen với việc bị dồn vào chân tường, đừng miệt thị họ”, Joe khuyên các ứng viên tổng thống. “Hãy đưa ra sự thật để họ đối đầu với nó. Với những người quá yêu bản thân, nếu họ không giải quyết được mâu thuẫn, họ sẽ nổi khùng. Tốt nhất nên đưa ra một cách tiếp cận khác”.
Kinh nghiệm của Joe dành cho những ứng viên tổng thống là cố gắng không để mất kiểm soát cảm xúc. Nóng giận mất khôn và khiến những lời nói thiếu kiềm chế và độ chính xác phát sinh. Người bình tĩnh nhất sẽ luôn giành chiến thắng.
Theo Quang Minh – BBC (Dân Việt)
Nga đệ đơn lên Liên Hợp Quốc yêu cầu ngừng chỉ trích Donald Trump
Nga đã đệ một đơn liên Liên Hợp Quốc yêu cầu một quan chức cấp cao của cơ quan này ngừng chỉ trích ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump, hãng tin AP dẫn nguồn ngoại giao thạo tin cho biết.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin. (Ảnh: AFP)
Phản đối quan chức Liên Hợp Quốc chỉ trích Trump
Nguồn tin cho biết, tháng trước, phía Nga đã đệ đơn khiếu nại lên Liên Hợp Quốc về việc cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Zeid Ra'ad al-Hussein, đã chỉ trích ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin đã giận dữ phản đối hai bài phát biểu của ông Zeid chỉ trích ông Trump và một số nhà lãnh đạo châu Âu
"Ông Zeid hết lần này đến lần khác vượt quá giới hạn, chúng tôi không hài lòng về điều đó", Telegraph dẫn lời đại sứ Nga Churkin ngày 6/10 cho biết.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Thực tế, cách đây 3 tháng, trong bài phát biểu tại Cleveland trước thềm hội nghị đảng Cộng hòa, ong Zeid nói rằng: "Ở cách chỗ tôi đang nói này chưa đầy 300km, một ứng viên sáng giá có thể trở thành tổng thống đất nước này cách đây vài tháng đã tuyên bố ông ấy ủng hộ biện pháp tra tấn tù nhân". Ông Zeid đề cập đến bài phát biểu hồi tháng 1 của ông Trump tại bang Ohio rằng, nếu đắc cử ông sẽ khôi phục hình thức tra tấn dìm nước, và các biện pháp thẩm vấn thậm chí kinh khủng hơn đối với các nghi phạm khủng bố.
Đến hôm 5/9, ông Zeid tiếp tục công kích ứng viên Trump và một số nhà lãnh đạo châu Âu trong bài phát biểu tại The Hague (Hà Lan), ví hành động cấm người tị nạn của họ giống quan điểm cấm người Hồi giáo vào Mỹ của ông Trump.
Hiện Liên Hợp Quốc cũng như chiến dịch tranh cử của ông Trump đưa ra bất cứ bình luận nào về những thông tin trên.
Mỹ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống
Hai ứng viên tổng thống Mỹ. (Ảnh: Getty)
Những người theo thuyết âm mưu từ lâu cho rằng ông Trump có mối quan hệ đặc biệt với Nga và rằng Nga đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm nay của Mỹ.
Tuy nhiên, hôm qua 7/10, chính phủ Mỹ chính thức cáo buộc Nga đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử thông qua việc tấn công hệ thống mạng của đảng Dân chủ cũng như một số tổ chức và chính trị gia quan trọng, lấy cắp và tiết lộ các email trong nội bộ đảng Dân chủ.
Thông báo của Bộ Nội An Mỹ (DHS) và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) nêu rõ, cộng đồng tình báo Mỹ "chắc chắn rằng chính phủ Nga đã chỉ đạo những vụ đánh cắp email gần đây từ các cá nhân và tổ chức Mỹ, bao gồm nhiều tổ chức chính trị của Mỹ". Tuy nhiên, Điện Kremlin nói rằng, những cáo buộc trên là "vô căn cứ".
Cáo buộc được đưa ra chỉ 2 ngày trước khi diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp thứ 2 giữa ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Hillary Clinton và ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Bà Clinton được cho là đang chiếm lợi thế hơn trong khi ông Trump gần đây liên tiếp hứng chỉ trích do các video phát tán liên quan đến việc ông xuất hiện trong phim người lớn của Playboy, hay cách nói năng khiếm nhã của ông với phụ nữ.
Theo Dân Trí
Báo Trung Quốc nhạo báng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ Ngày 8.10, hai tờ báo lớn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã viết bài với giọng điệu đầy khinh miệt về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhận xét rằng loạt bê bối xung quanh hai ứng cử viên tổng thống cho thấy Mỹ không có quyền dạy nước khác về dân chủ. Ông Trump và bà Clinton bắt tay trong...