Chuyên gia: E ngại Trung Quốc gia tăng, ASEAN có thể chia rẽ thành 2 phe
Với tác nhân chính là Trung Quốc, viễn cảnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể sẽ không còn tồn tại theo mô hình hiện nay.
Một thế giới phi tập trung có thể làm phân rã ASEAN. (Nguồn: Bangkok Post)
Ngày 13/12, Hội thảo “Điểm giao thoa Đông Bắc Á và Đông Nam Á: Các cường quốc, Sự mất trật tự toàn cầu và Tương lai của châu Á” do Đại học Chulalongkorn ( Thái Lan) tổ chức đưa ra kết luận là một trật tự thế giới phi tập trung có thể làm phân rã ASEAN.
Trong đó, các thành viên lục địa ASEAN ngả theo Trung Quốc, các quốc gia biển thì đang thiết lập các mối quan hệ gần gũi hơn, và Thái Lan thì đang “lơ lửng ở giữa”.
Tại hội thảo trên, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Đại học Stanford Donald K Emmerson đã nêu ra viễn cảnh Đông Nam Á có thể sẽ không còn tồn tại theo mô hình hiện nay nữa.
Ông Donald nhận định “nếu không tính đến Việt Nam, 3 quốc gia lục địa khác trở thành một phần của một đại Trung Hoa và ASEAN sau đó sẽ bị thu hẹp lại trong phạm vi các quốc gia biển.
Việt Nam có các lý do lịch sử mà chúng ta đều nhận thức được rằng nước này sẽ không ngả theo Trung Quốc trừ khi vì lý do lợi ích an ninh quốc gia. Chúng ta cần phải nhớ rằng “ ASEAN biển” có những khác biệt rõ ràng về vật chất và tôn giáo với Trung Quốc đại lục, bởi vì nhóm này có các nước Hồi giáo đa số”.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện nghiên cứu An ninh và Quốc tế Thái Lan (ISIS) thuộc Đại học Chulalongkorn, chỉ ra rằng một số nước ASEAN lục địa vẫn duy trì được tính độc lập đối với Trung Quốc.
Ông Thitinan đánh giá “chúng ta không thể khẳng định rằng những nước này đang đi theo quỹ đạo của Trung Quốc bởi vì Việt Nam, và ở một mức độ thấp hơn là Thái Lan và Myanmar vẫn tương đối độc lập. Nhưng chúng ta có thể thấy Lào và Campuchia là một câu chuyện khác”.
Bất chấp ưu thế vượt trội ở khu vực, Phó Giáo sư Thitinan cho biết Trung Quốc là “một thế lực cần phải xem xét” và lưu ý tới sự e ngại và nghi ngờ ngày càng tăng của ASEAN đối với cường quốc này.
Tuy nhiên, cựu Ngoại trưởng Kasit Piromya lại cho rằng ông không thể từ bỏ ý tưởng về quá trình hội nhập của ASEAN. “10 nước chúng ta phải tìm cách hợp tác với nhau. Chúng ta không thể tách ra để bị Trung Quốc ‘ăn tươi nuốt sống’”, ông nói.
Theo baoquocte.vn
Chuyên gia Thái Lan: ASEAN hy vọng Nhật, Mỹ 'nắn' hành vi của Trung Quốc
"ASEAN không muốn trở thành sân khấu cho sự cạnh tranh quyền lực", nhà báo Thái Lan khẳng định.
"Những gì chúng tôi mong đợi Tokyo và Washington sẽ làm là định hình hành vi của Bắc Kinh theo cách tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế" - ông Kavi Chongkittavorn, chủ mục tờ Bangkok Post và là chuyên gia của Học viện an ninh và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan nói.
Hoan nghênh vai trò của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp viện trợ và đầu tư kinh tế lớn cho ASEAN, ông Kavi đồng thời có quan điểm thận trọng về chủ trương an ninh của Bắc Kinh, đặc biệt liên quan đến các hoạt động quân sự hóa và thử tên lửa gần đây ở Biển Đông.
Ông Kavi Chongkittavorn.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của giảm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, bác bỏ ý kiến cho rằng ASEAN nên đứng về phía Mỹ và Nhật Bản để chống lại Trung Quốc, quốc gia mà một số nhà phê bình coi là "phá hoại trật tự quốc tế tự do, cởi mở và dựa trên luật lệ", theo Kyodo News.
"ASEAN không lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc", ông nói. "Chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ tốt với các cường quốc bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ", nhà phân tích khẳng định.
Theo ông Kavi, mối quan hệ Nhật-Trung và Mỹ-Trung ổn định là quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của Đông Nam Á, đặc biệt là khi căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh - hai nền kinh tế thứ nhất và thứ 2 thế giới - đã khiến kinh tế khu vực và toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Nhà báo Thái Lan cho rằng ASEAN hy vọng Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác để thúc đẩy nền kinh tế và phát triển khu vực, trong khi mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã được cải thiện rõ rệt, và không có giải pháp dễ dàng nào cho cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông chỉ ra tầm quan trọng của một sáng kiến Nhật-Trung thúc đẩy các dự án hợp tác kinh tế chung ở nước thứ ba.
"Với tư cách là Chủ tịch ASEAN đương nhiệm, Thái Lan muốn hai nước thực hiện nhiều dự án trong khu vực, hy vọng Nhật Bản sẽ dẫn dắt Trung Quốc tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như đảm bảo tính minh bạch trong đầu tư và sự bền vững nợ của nước nhận", ông Kavi nói.
"Cả hai nước đều có những gì khu vực cần. Trung Quốc có vốn và nhân lực, trong khi Nhật Bản có chuyên môn công nghệ và sự tinh tế", Kavi phân tích thêm
Về căng thẳng Mỹ-Trung, ông Kavi cho biết: "Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc đã được thảo luận nghiêm túc khi các nhà lãnh đạo ASEAN gặp nhau vào tháng 6 tại Bangkok. Họ muốn biết điều gì sẽ là kết thúc, và nhất là những gì sẽ là mục tiêu mới của Mỹ ở Đông Nam Á."
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương năm 2017 gia tăng sự hoài nghi của khu vực với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong việc thúc đẩy thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương đặc biệt khi Tổng thống Trump theo đuổi chính sách "Nước Mỹ trước nhất".
Tuy nhiên, để đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực cả về kinh tế và quân sự, ông Trump đã đưa ra một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở trong chuyến công du châu Á đầu tiên vào tháng 11/2017. Nhưng ông không tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm ngoái, làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của siêu cường đối với khu vực.
Tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần này, Ngoại trưởng Mỹ mang đến thông điệp trấn an rằng Mỹ vẫn tham gia đầy đủ ở châu Á khi Trung Quốc ngày càng mong muốn hiện diện chính trị và quân sự nhiều hơn ở các nước láng giềng.
"Chính quyền Mỹ không chỉ nói về cam kết của chúng tôi với khu vực, chúng tôi đang tích cực theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với đồng minh và đối tác", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một cuộc họp ngắn trước chuyến đi. Điều đó bao gồm "đảm bảo tự do biển và bầu trời; các quốc gia có chủ quyền cách ly khỏi sự ép buộc bên ngoài", quan chức này nói thêm.
(Nguồn: Kyodo, CNA)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Khai mạc Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF) lần thứ 7 EAMF trao đổi về nhiều chủ đề hợp tác biển khác nhau cũng như tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin ở Biển Đông. Ngày 6/12, tại thành phố Đà Nẵng khai mạc Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ 7 (EAMF-7). Diễn đàn có sự tham dự của trên 90 đại biểu gồm các quan chức Chính phủ, nhà...