Chuyên gia Đức vạch mặt thủ phạm bắn MH17
Báo “Hành tinh của chúng ta” của Nga ngày 29/7 dẫn phân tích của chuyên gia Đức Peter Haisenko về thảm họa Boeing – 777 mang số hiệu chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Ông này đã loại trừ khả năng MH17 trúng tên lửa, bởi buồng lái chiếc máy bay có lỗ thủng do đạn xuyên phá.
Một mảnh xác máy bay Boeing 777 của Malaysia không bị cháy xém.
Chuyên gia Haisenko được báo Nga dẫn lời nói: “Như đã biết, dữ liệu trong các hộp đen hiện đang nằm ở Anh và được xem xét. Chúng có thể đưa ra kết luận gì? Có thể nhiều hơn những gì các bạn muốn có… Nếu các bạn quan sát ảnh chụp mảnh vỡ buồng lái, thì hình ảnh này, đương nhiên sẽ làm bạn bị sốc”.
“Đó là những lỗ thủng do đạn xuyên vào và ra tại khu vực buồng lái. Đây không còn là suy đoán, mà là phân tích những thực tế rõ ràng: buồng lái (cockpit) cho thấy rõ bằng chứng các lỗ thủng của đạn. Bạn có thể thấy rõ các lỗ thủng đạn xuyên vào và ở một số điểm là lỗ thủng đạn đi ra, chúng nhỏ hơn nhiều và có hình tròn. Cỡ đạn 30mm… Điều này chỉ có thể dẫn tới một kết luận: Chiếc máy bay không rơi bởi tên lửa. Tổn hại của máy bay chỉ nằm ở buồng lái”.
Trước đó, Nga đã công bố dữ liệu radar cho thấy một máy bay Su-25 của Ukraine bay gần chiếc mays bay Boeing 777 của chuyến bay MH 17. Thông tin này cũng trùng với thông báo của một kiểm soát không lưu Tây Ban Nha rằng có 2 tiêm kích Ukraina đối đầu trực tiếp với chiếc máy bay Boeing 777 xấu số của Malaysia Airlines.
Video đang HOT
Su-25 được trang bị pháo 30 mm loại GSch-302/AO-17A. Buồng lái MH17 bị bắn từ 2 phía, bởi vậy có thể quan sát thấy lỗ đạn đi vào và ra ở cùng một phía của máy bay.
Báo trên cũng dẫn một bài viết của chuyên gia quân sự Đức Bernd Biedermann, đưa ra nguyên nhân chiếc máy bay Malaysia không phải trúng tên lửa đất đối không. Ông này cho rằng “Lớp vỏ chiếc Boeing của Malaysia, bị bắn ngày 17/7 ở Ukraine, có thể không phải do đầu đạn tên lửa phòng không”.
Theo Đại tá nghỉ hưu Bernd Biedermann, nếu chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia trúng các mảnh tên lửa phóng đi từ mặt đất, nó sẽ lập tức cháy xém.
Theo Đại tá nghỉ hưu Bernd Biedermann nếu chiếc máy bay trúng các mảnh tên lửa phóng đi từ mặt đất, nó sẽ lập tức cháy xém.
Ông Biedermann phân tích: “Các mảnh vỡ, xuyên qua thân máy bay, tạo ra nhiệt độ cao do cọ xát. Một mảnh vỡ mang theo động năng tương đương với động năng của một chiếc xe tải nặng 40 tấn, chạy ở tốc độ 60km/giờ. Trong trường hợp chiếc Boeing của Malaysia, lửa bùng cháy lẻ tẻ khi tiếp xúc với mặt đất, do các mảnh vỡ nóng của máy bay tiếp xúc với các vật liệu cháy”.
Ông Biederman là người am hiểu công nghệ phòng không của Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, vì ông đã chỉ huy đội trực chiến tên lửa của Đông Đức đồng thời giảng dạy tại Học viện quân sự đào tạo sĩ quan phòng không.
Cần lưu ý rằng tiêm kích SU-25 có thể đạt tới độ cao 10.000m, tuy nhiên trên thực tế máy bay chỉ có thể bay tới độ cao 7.000m. Tuy vậy, điều quan trọng là Không quân Ukraina còn sở hữu MiG-29, có thể đạt tới độ cao 17.000m, trang bị pháo một nòng GSch-301 cỡ đạn 30mm với 150 viên đạn.
THEO BÁO TIN TỨC
Phát hiện mới: Cú cắt điện bí ẩn của máy bay mất tích MH370
Các nhà điều tra Australia đã phát hiện dấu hiệu của 1 cú cắt điện bí ẩn trong chuyến bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Phát hiện của Cục An toàn giao thông Australia làm dấy lên những câu hỏi về việc, liệu có phải thiết bị buồng lái của máy bay đã bị làm xáo trộn để tránh bị radar phát hiện.
Giai đoạn tìm kiếm mới của chiếc máy bay mất tích có thể mất hơn 1 năm và mở rộng khu vực tìm kiếm ra 23.000 dặm vuông, trong khi trước đó chỉ có 330 dặm vuông.
Trong báo cáo này, các nhà điều tra tiết lộ, hệ thống quản lý dữ liệu vệ tinh của chiếc máy bay Boeing 777 đã cố gắng kết nối với một vệ tinh, khoảng 1 giờ rưỡi sau khi chiếc máy bay rời Kuala Lumpur hôm 8.3. Đề nghị này có khả năng xảy ra do việc mất điện trên máy bay, báo cáo dài 55 trang cho biết.
"Đề nghị kết nối vào giữa chuyến bay là không phổ biến và có thể xảy ra vì một số lý do", bao gồm, gián đoạn nguồn điện của hệ thống dữ liệu vệ tinh máy bay, lỗi phần mềm,...báo cáo cho hay.
Chuyên gia an toàn hàng không David Gleave đến từ Đại học Loughborough nói rằng, sự gián đoạn nguồn điện có thể do ai đó trong buồng lái gây ra, người này cố gắng để tắt các hệ thống liên lạc của máy bay để tránh bị radar phát hiện.
"Đây có thể là một hành động cố ý tắt cả hai động cơ trong một thời gian," ông Gleave nói với tờ Telegraph. Ông nói thêm: "Có thể nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, nhưng sau đó máy bay sẽ không thể bay tiếp hàng trăm dặm và rồi biến mất ở Ấn Độ Dương".
Công ty viễn thông Inmarsat của Anh xác nhận, có sự gián đoạn nguồn điện trên máy bay nhưng không thể lý giải nguyên nhân của pha cúp điện đó.
Theo các nhà điều tra vụ tai nạn này, máy bay đã hơn 6 lần cố gắng kết nối với các vệ tinh, trong đó có 1 lần lúc 2h25 sáng, chỉ 3 phút sau khi radar của Malaysia thu được tín hiệu của may bay khi nó bay về phía bắc của đảo Sumatra, thay đổi hướng so với kế hoạch ban đầu là đến Bắc Kinh. Nỗ lực kết nối lần cuối cùng được cho là gây ra khi máy bay đâm xuống Ấn Độ Dương.
Theo Lao Động
Chuyên gia Nga tới hiện trường MH17 bị bắn Các chuyên gia hàng không Nga đã đặt chân xuống Kiev trước khi tới hiện trường vụ rơi máy bay MH17 tại khu vực hiện đang do lực lượng ly khai kiểm soát. Theo BBC, Chính phủ Ukraina đã kêu gọi ngừng các hoạt động quân sự trong vòng 1 ngày để các nhân viên điều tra tiếp cận hiện trường. Đội chuyên...