Chuyên gia dự báo tình hình Covid-19 ở TP.HCM sau Tết Nguyên đán
PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc dự báo số ca Covid-19 sẽ tăng sau kỳ nghỉ Tết, TP.HCM cần chuẩn bị oxy, thuốc kháng virus trước sự lây lan của Omicron.
Với tinh thần sống chung an toàn với SARS-CoV-2 trong bối cảnh Omicron lan trên toàn cầu, việc hiểu và đối phó với virus rất quan trọng.
PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, Đại học Y dược TP.HCM.
Sau Tết, chắc chắn số ca nhiễm sẽ tăng, ít nhiều tùy theo mức độ di chuyển của người dân trong dịp nghỉ lễ. Việc tăng nhanh hay chậm, phụ thuộc vào mức độ tuân thủ 5K của người dân và vào việc du nhập của biến thể Omicron.
Việc tăng số ca mắc chắc chắn không thể tránh khỏi, ngay cả khi chúng ta đã triển khai tiêm mũi tăng cường. Điều này đã được minh chứng ở Israel, Mỹ, Anh, Nhật, Tây Âu, Bắc Âu.
Chúng ta cũng không thể ngăn biến thể Omicron lây vào cộng đồng ngay cả khi áp dụng truy vết, cách ly nghiêm ngặt như trước đây. Vì hiện nay, chúng ta đã mở cửa và chấp nhận sống chung với virus SARS-CoV-2 an toàn.
Test PCR và test nhanh dù âm tính vẫn có thể bị lọt lưới những trường hợp âm tính giả. Trung Quốc với chính sách “Zero covid”, truy vết thần tốc và cách ly nghiêm vẫn không tránh được.
TP.HCM triển khai cách ly F0 tại nhà hiệu quả thời gian qua.
Hiện nay, tỷ lệ tiêm ngừa vắc xin Covid-19 ở Việt Nam rất cao, kể cả tiêm mũi 3 và cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Khi số ca nhiễm tăng, chúng ta hy vọng tỷ lệ chuyển nặng và nhập viện sẽ không cao như trước đây. Tuy nhiên nếu số ca nhiễm tăng quá nhanh và trong một thời gian ngắn thì tỷ lệ nhập viện và tử vong cũng tăng theo.
Khi đó, hệ thống y tế sẽ quá tải, lực lượng lao động thiếu hụt, chuỗi sản xuất lại đứt gãy. Vậy việc truy vết, cách ly tập trung nghiêm F0, F1 như trước đây đối với những trường hợp nhiễm Omicron có giúp giảm tốc độ tăng số ca nặng và tử vong không?
Chắc chắn là không, kể cả khi tiếp tục giãn cách!
Đợt dịch thứ 4 vừa qua ở TP. HCM đã cho thấy rõ điều này. TP đã giãn cách nghiêm khắc, truy vết liên tục không ngừng, cách ly đến khủng hoảng. Thế nhưng, chỉ đến khi tỷ lệ chủng ngừa vắc xin Covid-19 đủ cao thì đỉnh dịch tại TP. HCM mới hạ nhiệt.
Hà Nội và các tỉnh khác bùng dịch sau TP. HCM, số ca nhiễm tăng cao nhưng rõ ràng nhờ chủng ngừa mà tỷ lệ tử vong thấp.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân TP.HCM trong đợt dịch thứ 4.
Vậy nếu tỷ lệ chủng ngừa đã cao thì chúng ta hành động thế nào để đảm bảo 2 mục tiêu. Thứ nhất, số ca nhiễm tăng nhưng đừng tăng quá nhanh. Thứ hai, hệ thống y tế đáp ứng kịp thời trong tình huống xấu nhất. Theo tôi, TP.HCM nên triển khai ngay từ trước Tết những vấn đề sau:
Ngành y tế nên chuẩn bị sẵn sàng thuốc kháng virus trong hệ thống phân phối thuốc công và tư, thuốc cho cả nhóm bệnh nhân nhẹ và nặng. Thuốc kháng virus giúp giảm sự nhân lên của virus, giảm tải lượng virus trên nhóm bệnh nhân nhẹ, từ đó bớt lây lan.
Người dân có thể tiếp cận sớm và dễ dàng khi có kê đơn của bác sĩ, giúp giảm số ca nhập viện và tử vong. Tôi nghĩ điều này quan trọng nhất nhưng đến hiện nay vẫn chưa làm được.
Ngành y tế phải xây dựng chắc chắn mạng lưới theo dõi và cung cấp oxy ở tuyến cơ sở, phường xã, để xử trí sớm và kịp thời các trường hợp chuyển nặng trong tình huống xấu nhất.
Vừa qua, hệ thống này đã có kinh nghiệm nhưng sau một thời gian làm việc quá tải trầm trọng, nhân viên y tế cơ sở đã thấm mệt, đuối sức. Trong khi đó, nguồn nhân lực chưa được bổ sung, thậm chí còn hao hụt do nghỉ việc.
Thành phố cần tiếp tục tuyên truyền vận động người dân tuân thủ 5K khi ra ngoài. Lưu ý rằng, luôn luôn có một tỷ lệ người dân không tuân thủ do đó đây không phải yếu tố quyết định.
Việc truy vết vẫn phải thực hiện, nhưng không nên cách ly tập trung những ca nhẹ, chỉ cần cách ly tại nhà.
Như vậy, theo tôi, sau Tết diễn biến dịch Covid-19 sẽ tiếp tục khó lường. Chúng ta cần chuẩn bị tinh thần vững vàng để không nao núng, sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2, để không phải phong tỏa lại, để kinh tế vẫn phát triển và tính mạng, sức khỏe người dân vẫn an toàn.
PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, Đại học Y dược TP.HCM
Karaoke TP.HCM mở cửa lại ngày 10.1: Mừng vì hết thất nghiệp, sẽ làm xuyên Tết
Trước ngày 10.1, nhiều quán karaoke tại TP.HCM tất bật dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất để mở cửa trở lại.
Có nhân viên từ dưới quê lên, mừng vì có công việc trước Tết nguyên đán sau nhiều tháng thất nghiệp vì Covid-19.
"Karaoke mở rồi, làm xuyên Tết luôn"
Chiều tối 7.1, bên trong một chi nhánh karaoke trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3) có gần chục nhân viên tất bật với công việc lau dọn, khử khuẩn sạch sẽ từng căn phòng. Anh Nguyễn Thành Công (24 tuổi, làm việc tại đây hơn 3 năm qua) vừa giặt khăn lau dọn, bố trí lại các vật dụng trong phòng cũng như kiểm tra lại máy móc. Anh Công tâm sự hơn 6 tháng qua, khi quán bắt đầu đóng cửa anh cũng về quê Đắk Lắk để tránh dịch Covid-19. Đó cũng là khoảng thời gian anh thất nghiệp, chỉ ở nhà phụ giúp công việc cho gia đình.
Nhân viên quán karaoke trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3) lau dọn sạch sẽ trước ngày mở cửa lại vào ngày 10.1. Ảnh CAO AN BIÊN
"Vừa nghe tin karaoke được phép mở cửa lại, hệ thống quán tôi làm cũng chuẩn bị đón khách là tôi lập tức lên Sài Gòn. Thời gian qua nghỉ vậy là quá nhiều rồi, giờ là lúc nên đi làm thôi. Mừng không biết nói sao", anh tâm sự.
Sở dĩ anh Công vui đến vậy là vì trước Tết nguyên đán, anh được trở lại với công việc yêu thích đã gắn bó nhiều năm trời. Thêm vào đó, anh cũng có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống cũng như phụ giúp gia đình. Anh xác định mình sẽ làm xuyên Tết, mong năm mới "ấm" hơn.
Bà Trinh phấn khởi vì sắp được gặp đồng nghiệp, đón khách. Ảnh CAO AN BIÊN
Quán phun khử khuẩn trước ngày mở cửa. Ảnh CAO AN BIÊN
Khác với anh Công, bà Nguyễn Thị Mỹ Trinh (53 tuổi), làm lao công tại chi nhánh karaoke này cho biết xuyên suốt thời gian qua bà vẫn ở lại đây để trông coi, dọn dẹp dù quán không mở cửa. Khi nghe tin TP.HCM cho phép karaoke hoạt động lại, bà phấn khởi vì sắp tới sẽ có nhiều người tới lui, nhiều đồng nghiệp của bà cũng trở lại với công việc.
"Mấy tháng qua, có mình tôi nên cũng buồn. Mở lại, bà bạn tôi cũng sắp trở lại đây làm. Vui lắm chứ! Đi làm lúc này lương cũng cao hơn nữa nên Tết này tôi ở lại đây là luôn, không về quê", bà dự tính.
Một mình từ Sóc Trăng lên TP.HCM làm tại quán này hơn 4 năm, bà hy vọng thời gian tới tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát để mọi người đều yên tâm làm việc, mưu sinh.
Karaoke TP.HCM rục rịch mở lại: Tất bật dọn dẹp, hi vọng được mở lâu vì quá đuối
Tuân thủ tối đa phòng chống dịch Covid-19
Trao đổi với Thanh Niên, bà Đinh Hoàng Thùy Dương, Trưởng Bộ phận Kinh doanh hệ thống karaoke ICool cho biết khi TP.HCM cho phép karaoke hoạt động trở lại, cả chủ và nhân viên đều rất phấn khởi. Theo bà Dương, năm vừa qua hệ thống karaoke ICool với 18 chi nhánh tại TP.HCM chỉ hoạt động 1.5 tháng, còn lại đều đóng cửa phòng dịch Covid-19.
Quán karaoke trên đường Sư Vạn Hạnh (Q.10) đang gấp rút sửa sang, dọn dẹp Ảnh CAO AN BIÊN
Nhân viên karaoke lau dọn Ảnh CAO AN BIÊN
Trong hơn 500 nhân viên của hệ thống này, một bộ phận nhỏ được giữ lại để làm các công việc bảo trì, sửa chữa, phần còn lại đều về quê hoặc tìm công việc khác trong khi... chờ quán mở cửa lại.
Bà cho biết thêm, về bộ tiêu chí đảm bảo an toàn được chính quyền đưa ra, hệ thống karaoke đã nắm được từ sớm và sẽ tuân thủ tối đa để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.
Sau nhiều tháng không đón khách, nhiều thiết bị tại các quán karaoke cần phải sửa chữa, vệ sinh hoặc thay mới Ảnh CAO AN BIÊN
Trong khi đó, chiều 7.1 đội ngũ nhân viên quán karaoke K-T trên đường Sư Vạn Hạnh (Q.10) cũng tất bật với việc sửa chữa và dọn dẹp, chuẩn bị cho ngày mở cửa lại. Quán karaoke này có 7 lầu với 50 phòng hát, trong khi đa số phòng đều đã sạch sẽ thì vẫn còn một số phòng khác chưa dọn xong còn ngổn ngang, bám bụi vì đóng cửa lâu ngày.
Ông Phạm Ngọc Khanh (53 tuổi, Tổ trưởng Tổ bảo vệ) cho biết quán bắt đầu dọn dẹp, sửa chữa cách đây 2 tháng vì chủ quán dự đoán rằng karaoke sẽ được mở trước Tết.
Ngày 4.1.2022, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký văn bản khẩn cho phép các cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke, câu lạc bộ khiêu vũ, massage được phép hoạt động trở lại từ ngày 10.1.2022 với điều kiện phải đảm bảo theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống dịch đối với các loại hình nêu trên. Trước khi hoạt động trở lại, các cơ sở kinh doanh loại hình nêu trên phải được chính quyền địa phương thẩm định và cho phép hoạt động.
UBND TP.HCM đề nghị chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định và chỉ cho phép hoạt động lại đối với cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện và kịp thời điều chỉnh hoạt động của các đơn vị phù hợp với cấp độ dịch của địa phương.
20.000 - 30.000 lượt khách/ngày qua sân bay Tân Sơn Nhất dịp Tết dương lịch Hành khách đi lại bằng đường hàng không trong dịp Tết dương lịch 2022 thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có tăng nhẹ, đạt 20.000 - 30.000 lượt khách/ngày. Hành khách đi lại trong dịp Tết dương lịch 2022 tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: N.QUANG Ngày 2-1, lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn...