Chuyên gia dự báo dịch TP HCM kết thúc vào tháng 8
Nhóm nghiên cứu của Đại học Fulbright và Tech4Covid dự báo Covid-19 ở TP HCM đạt đỉnh đầu tháng 7 và đi xuống, kết thúc tháng 8, nếu thực hiện tốt giãn cách.
Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) làm sạch dữ liệu (xóa các thông tin cá nhân), cung cấp cho hai nhóm nghiên cứu để phân tích và dự báo về tiến triển Covid-19 tại thành phố trong thời gian tới.
Nhóm nghiên cứu của Đại học Fulbright do tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, làm trưởng nhóm. Nhóm sử dụng mô hình dịch tễ học SEIR mở rộng để đáp ứng với các biện pháp chống dịch riêng của Việt Nam. Dữ liệu đầu vào là số ca bệnh theo ngày dịch tễ, hệ số RO từ các báo cáo về chủng Delta và phân tích nhạy, tham số về các biện pháp can thiệp như giãn cách xã hội, khả năng truy vết, lây trong khu cách ly.
Với dữ liệu ghi nhận đến ngày 27/6, nhóm nhận định việc áp dụng chỉ thị 10 cho thấy xu hướng dịch đã gần đạt đỉnh vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Kể từ đầu tháng 8, dự kiến chỉ còn rải rác vài ca mỗi ngày trước khi kết thúc vào cuối tháng.
Với kịch bản áp dụng chỉ thị 10 trong hai tuần đầu tháng 7, sau đó nới lỏng dần, dự báo tổng số ca nhiễm cả đợt khoảng 11.000 người, số giường bệnh dự kiến là 7.000. Còn nếu theo kịch bản áp dụng chỉ thị 16 trong một tuần (từ cuối tháng 6 – đầu tháng 7) sau đó nới lỏng thì dự kiến ghi nhận 7.000-10.000 ca.
Nhóm nghiên cứu cho rằng chỉ khi độ bao phủ vaccine đạt ít nhất 40% thì mới bắt đầu thấy tác động dịch tễ. Để dịch bệnh giảm nhanh, cần thực hiện nghiêm chỉ thị 10, kiểm soát việc đi lại, xét nghiệm mở rộng và nhanh hơn, khuyến khích các dịch vụ ngoài trời như quán ăn, chợ dân sinh hơn là trong khu vực kín, hỗ trợ kinh tế người dân, khu vực kín cần tăng thông khí, lọc không khí, diệt khuẩn để giảm mật độ virus…
Video đang HOT
Nhóm đề xuất áp dụng chỉ thị 10 trong hai tuần đầu tháng 7, sau đó nới lỏng dần (khoảng hai tuần chỉ thị 15) sẽ giúp kiểm soát dịch hoàn toàn vào cuối tháng 8 và dịch không bùng phát trở lại. Dù vậy, cần kiểm soát nguy cơ từ các ca xâm nhập từ tỉnh khác.
Nhóm nghiên cứu Tech4Covid dẫn đầu bởi tiến sĩ Đinh Bá Tiến, Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, cùng các cộng sự trong đó có tiến sĩ Quoc Tran (nhà khoa học dữ liệu, phòng thí nghiệm Walmart, Mỹ) nhiều kinh nghiệm trong xây dựng mô hình dự báo có độ chính xác cao đối với Covid-19 tại Mỹ.
Nhóm này sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu ca nhiễm theo ngày gồm số ca F0, số ca test ở bệnh viện hoặc cộng đồng, trong khu cách ly hoặc khu phong tỏa, dương tính lần một, có hay không triệu chứng, thống kê số ca tầm soát qua test nhanh. Sau đó, phân tích đánh giá xu hướng dịch khi áp dụng chỉ thị 10; 15; 16 để đánh giá tác động của chỉ thị, nguy cơ từng quận huyện, mở rộng đánh giá tác động của test tầm soát diện rộng và tiêm vaccine khi có thêm dữ liệu cập nhật.
Nhóm dự báo số ca F0 trong cộng đồng có xu hướng đạt đỉnh và giảm nhẹ trong tháng 7. Dịch sẽ được kiểm soát đến cuối tháng 8 nếu chỉ thị 10 được tuân thủ tốt. Việc triển khai nhanh xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng sẽ giúp kiểm soát nhanh các ca F0 trong cộng động và rút ngắn thời gian áp dụng chỉ thị 10.
Dựa vào tiêu chí ca tầm soát và hệ số lây nhiễm (RO), nhóm đề xuất phân loại nguy cơ địa bàn các quận thành nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và nhóm nguy cơ.
Nhóm nhận định việc yêu cầu khai báo y tế điện tử của thành phố (bắt buộc trên diện rộng từ 24/6) đã giúp phát hiện sớm các ca F0 ngoài cộng đồng, giúp kiểm soát lây lan virus tốt hơn, cần tiếp tục cải tiến để khai báo y tế điện tử thuận tiện, hiệu quả hơn.
Nhóm chuyên gia cũng cho rằng việc gia tăng số lượng xét nghiệm, số lượng tiêm vaccine mỗi đợt trong thời gian ngắn, chính sách cách ly F1 tại nhà, sẽ làm quá tải các hệ thống hiện tại. Do đó cần thêm hỗ trợ từ các chuyên gia công nghệ thông tin để xử lý các sự cố kịp thời, hiệu quả.
Sở Thông tin Truyền thông nhận định cả hai nhóm có một số tương đồng về kết quả nghiên cứu. Cụ thể, việc áp dụng chỉ thị 10 đã phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Kết quả mô phỏng dựa trên dữ liệu đến ngày 27/6 cho thấy dịch đã có xu hướng gần đạt đỉnh ở vào cuối tháng 6 và có xu hướng giảm nhẹ đầu tháng 7.
Sở Thông tin Truyền thông sẽ tiếp tục làm việc với Sở Y tế, HCDC tổng hợp và làm sạch dữ liệu, công bố dữ liệu về Covid-19 lên cổng dữ liệu mở của thành phố để các nhóm nghiên cứu khoa học người Việt trong và ngoài nước có thể tiếp cận, nghiên cứu và có các đề xuất hỗ trợ thành phố trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Long An phát hiện nhiều ca nghi nhiễm mới ở bệnh viện
Ngày 30-6, Long An liên tục ghi nhận thêm nhiều ca mắc mới ở các huyện và đặc biệt là điểm dịch tại Bệnh viện Đa khoa Long An.
Tổ chức phun thuốc diệt khuẩn tại chợ phường 2, TP Tân An tối 30-6 - Ảnh: AN LONG
Chiều 30-6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người tỉnh Long An tổ chức họp khẩn để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch khi tỉnh này tiếp tục ghi nhận nhiều ca nghi nhiễm COVID-19 mới trong ngày.
Đáng chú ý, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An (phường 3, TP Tân An), qua xét nghiệm PCR trong ngày đã phát hiện thêm 16 trường hợp là nhân viên, bệnh nhân, người nuôi bệnh tại bệnh viện này dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nghi nhiễm tại điểm dịch mới này lên 19 trường hợp.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn có 16 trường hợp test nhanh kháng nguyên nghi ngờ dương tính, đang tiếp tục xét nghiệm PCR khẳng định lại.
Huyện Vĩnh Hưng cũng lần đầu ghi nhận liên tiếp 2 trường hợp test nhanh dương tính COVID-19 tại khu phố Măng Đa, thị trấn Vĩnh Hưng. Đây là trường hợp tài xế và phụ xế có yếu tố dịch tễ liên quan đến chợ Bình Điền (TP.HCM). Hiện đã lấy mẫu đi xét nghiệm PCR khẳng định.
Tương tự, huyện Tân Hưng cũng ghi nhận trường hợp nghi nhiễm đầu tiên trong cộng đồng tại ấp Cả Nổ, xã Vĩnh Lợi. Đây là trường hợp nam từng đến Bệnh viện Đa khoa Long An nuôi người thân.
Trước khi vào bệnh viện ngày 21-6, người này đã có test nhanh âm tính. Tuy nhiên đến trưa 28-6, anh trở về lại nhà ở ấp Cả Nổ có đi một số nơi trên địa bàn huyện này trước khi được xét nghiệm PCR ra kết quả dương tính.
Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, trong ngày 30-6, UBND tỉnh Long An đã ra văn bản thông báo tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Long An. Tuy nhiên, để phục vụ nhu cầu và đảm bảo người dân đi, đến các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh trong trường hợp cấp thiết, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe taxi đăng ký danh sách phương tiện (theo mẫu) gửi Sở Giao thông vận tải Long An để được cấp phù hiệu quản lý riêng.
Số lượng phương tiện đăng ký tối đa không quá 10% số lượng phương tiện đơn vị quản lý. Trong quá trình hoạt động phương tiện và lái xe taxi phải đáp ứng các quy định phòng chống dịch, đặc biệt tuân thủ thông điệp 5K.
Song song đó, UBND tỉnh Long An cũng đã ra thông báo tạm dừng tiếp công dân trực tiếp tại các trụ sở, địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo tùy điều kiện cụ thể của cơ quan đơn vị, được mời công dân để phối hợp giải quyết đơn theo quy trình nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch, mỗi lần mời làm việc không quá 2 công dân và khi thật sự cần thiết, đảm bảo tiến độ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật trong thời điểm đang xảy ra dịch bệnh trong cộng đồng.
Trong buổi họp khẩn kết thúc vào tối cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên người tỉnh Long An giao cho ban chỉ đạo các huyện, thành phố tùy tình hình tại địa bàn để áp dụng các biện pháp giãn cách, phòng chống dịch phù hợp và chủ động.
Trước mắt, các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước và TP Tân An sẽ lên phương án, đề xuất áp dụng biện pháp giãn cách xã hội ở một số xã, phường, thị trấn có dịch diễn biến phức tạp để UBND tỉnh xem xét.
Nữ lái xe chở hàng đông lạnh xin test nhanh, dương tính với SARS-CoV-2 Một nữ tài xế lái xe đường dài khi qua địa bàn Nghệ An xin test nhanh, được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Sáng 25/6, Nghệ An thêm 6 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 3 ca liên quan chợ đầu mối Vinh. Sáng 25/6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết, tỉnh này phát hiện thêm...