Chuyện gia đình ông Lý Quang Diệu – Kỳ 2: Cô con dâu quyền lực
Hình ảnh một doanh nhân thành đạt trên thương trường lấn át vai trò phu nhân Thủ tướng Singapore của bà Hà Tinh, con dâu của ông Lý Quang Diệu.
Bà Hà Tinh (giữa) tại lễ tang cha chồng, ông Lý Quang Diệu – Ảnh: AFP
Bà Hà Tinh, năm nay 61 tuổi, là con cả trong một gia đình thương gia có 4 người con.
Bà lấy chồng vào năm 1987, trở thành vợ thứ 2 của ông Lý Hiển Long, thủ tướng hiện nay của Singapore và là con trai trưởng của ông Lý Quang Diệu (người vợ đầu Hoàng Danh Dương của ông Lý Hiển Long qua đời ở tuổi 31 vào năm 1982 vì lên cơn đau tim). Tuy nhiên, phần lớn thông tin được công bố rộng rãi về bà đều chỉ nói về những thành công và danh tiếng trong thương trường và xã hội, thay vì chính trường.
Nữ doanh nhân quyền lực
Video đang HOT
Ngay từ thời trung học phổ thông đến đại học, bà Hà đã là một khuôn mặt nổi bật với những giải thưởng sinh viên xuất sắc của năm và tốt nghiệp Đại học Singapore (nay là Đại học Quốc gia Singapore) với bằng kỹ thuật (điện) hạng ưu năm 1976, theo website của tổ chức tôn vinh phụ nữ Singapore Wall of Fame. Đến năm 1982, bà tiếp tục lấy bằng thạc sĩ kỹ thuật (điện) của Đại học Stanford (Mỹ).
Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Hà bắt đầu sự nghiệp từ vị trí một kỹ sư tại Bộ Quốc phòng Singapore. Khoảng 6 năm sau, bà trở thành giám đốc cơ quan mua sắm quốc phòng của bộ này đồng thời kiêm chức Phó giám đốc Tổ chức nghiên cứu khoa học quốc phòng. Đến năm 1987, bà Hà gia nhập Công ty công nghệ Singapore (ST), giữ chức phó giám đốc kỹ thuật và đảm nhận nhiều trọng trách khác nhau trước khi trở thành chủ tịch và tổng giám đốc điều hành (CEO) 10 năm sau đó. Trong những năm lãnh đạo ST, bà Hà đã tiến hành cải tổ, giúp công ty phát triển mạnh. Bà còn được xem là người kiến lập và đưa Công ty kỹ thuật công nghệ Singapore trở thành công ty công nghệ quốc phòng lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán ở châu Á vào năm 1997.
Sự nghiệp của bà tiếp tục thăng hoa vào năm 2002, khi chủ tịch quỹ đầu tư của chính phủ Singapore Temasek Holdings S.Dhanabalan mời bà về làm lãnh đạo quỹ. Ông Dhanabalan khẳng định với báo giới rằng “bà Hà là người thích hợp nhất cho công việc đó” và việc đề bạt “không liên quan” đến vị trí phu nhân của Thủ tướng Lý Hiển Long mà vì bà ấy “sẵn sàng mạo hiểm một cách có tính toán”, theo tờ The New York Times. Kể từ khi giữ chức CEO, bà Hà đã đưa Temasek từ một quỹ chỉ tập trung đầu tư ở Singapore mở rộng sang châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới.
Cũng kể từ khi Temasek vươn ra toàn cầu, bà Hà thường xuyên xuất hiện trong các bảng xếp hạng những người có ảnh hưởng và quyền lực nhất thế giới. Trong bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân quyền lực năm 2015 của Forbes, tạp chí này đánh giá dưới sự lãnh đạo của bà Hà trong thập niên qua, Temasek đã phát triển trên toàn cầu và trở thành quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ 9 thế giới, với khối tài sản ước tính 164 tỉ USD (tính đến tháng 3.2014), có 11 văn phòng đại diện trên thế giới, trong đó có ở VN. Bà Hà còn xếp thứ 59 trong bảng xếp hạng 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2014 của Forbes và từng lọt vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn năm 2007. Khi đó, Time nhận định dù có được những mối quan hệ tốt và ảnh hưởng lớn, bà Hà vẫn có cách tiếp cận vấn đề rất chuyên nghiệp và không sợ thất bại. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của bà Hà không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Vào đầu năm 2006, Temasek tiến hành mua lại cổ phần của Tập đoàn viễn thông Shin Corp từ gia đình Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Thương vụ gây tranh cãi này góp phần châm ngòi cho cuộc xuống đường phản đối ông Thaksin vốn dẫn tới vụ đảo chính lật đổ ông này sau đó.
Một tấm lòng nhân ái
Không chỉ thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bà Hà còn được ca ngợi vì có nhiều đóng góp cho xã hội. Bà đã được tổ chức phi lợi nhuận ở Anh Asia House trao giải lãnh đạo kinh doanh châu Á năm 2014. Asia House lý giải bà Hà đã có những thành công đầy ấn tượng trong kinh doanh và nỗ lực truyền cảm hứng trong những lĩnh vực khác nhằm cải tiến xã hội. Phát biểu tại lễ trao giải, Giám đốc điều hành Ngân hàng HSBC Stuart Gulliver đánh giá: “Bà Hà Tinh là một người có tấm lòng nhân ái, đặc biệt là đối với trẻ em. Bằng tất cả khả năng của mình, bà đã ủng hộ cho nhiều tổ chức từ thiện ở Singapore. Bà ấy là tấm gương cho rất nhiều người ở châu Á và xa hơn nữa, noi theo”.
Hiện bà là nhà bảo trợ của Assisi Hospice ở Singapore, tổ chức chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y giai đoạn cuối, và là chủ tịch đồng sáng lập của Trailblazer Foundation Ltd, một tổ chức từ thiện cấp quỹ cho giáo dục, y tế, thể thao… Theo Wall of Fame, bà Hà đặc biệt quan tâm tới giáo dục cho người khuyết tật, chăm sóc y tế, phúc lợi và sự phát triển của trẻ em.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Di sản quý báu của ông Lý Quang Diệu (Phần 3)
Ông Lý Quang Diệu dường như muốn thế giới tập trung vào hệ thống ông đã xây dựng hơn là vào chính bản thân ông. Thực vậy, vấn đề nằm ở chỗ bạn nghĩ ông Lý Quang Diệu là một người hùng hay là một chiến lược gia (hoặc cả hai) ngay lúc ông còn sống.
Giờ đây, thước đo không phải là nhân cách cá nhân mà là tài tổ chức. Chủ nghĩa Lý Quang Diệu, chứ không phải Lý Quang Diệu. Đây là lý do tại sao thế kỷ 21 thuộc về ông hơn là thuộc về các biểu tượng dân chủ của phương Tây như Thomas Jefferson hay thậm chí Jean Monnet, người cha đặt nền móng cho Liên minh châu Âu.
Thế kỷ 20 là thế giới của cuộc đối đầu giữa các khối nước lớn còn thế kỷ 21 lại là thế giới của một phần hàng trăm của thành bang và thị trấn. Khoảng 150 quốc gia trên thế giới có dân số chưa đến 10 triệu người. Để lấy cảm hứng, các nhà lãnh đạo nhìn đến Thung lũng Silicon, Dubai và Singapore, chứ không phải Washington, Brussels hay Bắc Kinh.
Lãnh đạo Trung Quốc khi đó, ông Đặng Tiểu Bình đã khởi động khu kinh tế đặc biệt Thâm Quyến nổi tiếng sau khi thăm Singapore vào năm 1978, thời điểm đánh dấu hơn ba thập niên hiện đại hóa không ngừng của Trung Quốc. Kể từ đó, bản thân Singapore đã giúp Trung Quốc xây dựng và quản lý nhiều cụm công nghiệp trên khắp cả nước. Các quan chức Ấn Độ từng thuê Singapore thực hiện chiến lược của Thủ tướng Narendra Modi nhằm xây dựng 100 "thành phố thông minh". Trong thế kỷ đô thị hóa này, hai quốc gia lớn nhất thế giới muốn là các bộ sưu tập có chủ quyền của các thành phố thịnh vượng giống Singapore. Nói đến là sự quản trị. Ngay cả khi không chế giễu chính phủ nhiều nước phương Tây đã bị thoái hóa thì việc phương Tây hưởng lợi nhiều hơn nhờ kỹ trị và ít hơn từ những gì mà nền dân chủ hiện đại mang lại là điều quá rõ ràng. Vì lý do đó, Singapore đã có giải pháp: quản trị định hướng thông tin và trọng dụng nhân tài.
Chế độ dân sự của Singapore giống như một cầu thang hình xoắn ốc: Trên mỗi bậc, các công dân quản lý một bộ hồ sơ, chính điều này đã xây dựng nên một cơ sở kiến thức rộng lớn và đạt được kinh nghiệm trực tiếp. Ngược lại, các nhà chính trị Mỹ lại giống như một thang máy: Một nhà chính trị có thể đi xuống tầng thấp nhất và lên thẳng tầng cao nhất, bỏ qua tất cả những gì có thể học hỏi ở giữa. Sự tư vấn thường xuyên với dân chúng - trước, trong và sau các cuộc bầu cử - và đo lường sự tiến bộ với các chỉ số hiệu suất chính là các tiêu chuẩn của Singapore. Mấu chốt vấn đề là ở chính sách chứ không phải chính trị.
Ngày nay, vai trò lãnh đạo của nước này là xây dựng một mô hình dễ thích nghi, có thể gọi là "nhà nước thông tin" dựa trên sự sắp xếp hài hòa giữ thông tin và nền dân chủ. Vai trò lãnh đạo trước đây của nước này được thể hiện trong chiến lược "nhà nước thông minh", thanh toán các dịch vụ dân sự từ lương hưu đến tiền thuế chỉ qua dấu vân tây trên điện thoại.
Cách quản lý này thể hiện sự tiến bộ. Vào năm 2011, Đảng Hành động Nhân dân của ông Lý Quang Diệu gần như để mất phiếu phổ thông, trong khi đó, vẫn duy trì đa số trong quốc hội. Năm 2016, những người đi bỏ phiếu có thể giảm gấp đôi nhằm thúc đẩy đẩy đa dạng chính trị. Phần nhiều là do thứ hạng thấp của Singapore trong các cuộc điều tra về chỉ số hạnh phúc. Thực tế là người Singapore đang hạnh phúc giống như những xã hội khác nhưng họ vẫn chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn.
Theo Foreign Policy
Di sản quý báu của ông Lý Quang Diệu (Phần 2) Vào thời điểm Singapore giành độc lập, lần đầu tiên từ tay nước Anh vào năm 1963 và sau đó từ tay Malaysia vào năm 1965, thế giới mới chỉ có vài hình mẫu hệ thống. Vào những năm 1950 và 1960, ông Lý Quang Diệu đã đi từ Sri Lanka đến Jamaica để học hỏi những câu chuyện thành công ở nhiều...