Chuyện gia đình ông Lý Quang Diệu: Cô con gái rượu ‘khác chuẩn’
Sinh ra trong “đệ nhất gia tộc”của Singapore nhưng bà Lý Vỹ Linh, người con gái duy nhất của ông Lý Quang Diệu, có cuộc sống khác biệt hoàn toàn với các anh em.
Bác sĩ Lý Vỹ Linh, con gái ông Lý Quang Diệu – Ảnh: Asia One
Với những gì mà người cha lập quốc Lý Quang Diệu đã làm cho Singapore cũng như dấu ấn của gia đình ông trên chính trường lẫn thương trường, không ngạc nhiên khi chuyện nhà họ Lý cũng luôn thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Trong đó, cuộc sống của bà Lý Vỹ Linh, năm nay 60 tuổi, từng là tâm điểm bàn tán trong một thời gian dài.
Ông Lý Quang Diệu có 3 người con, gồm 2 trai và 1 gái. Ông Lý Hiển Long là đương kim Thủ tướng Singapore còn người con trai út Lý Hiển Dương đang giữ chức Chủ tịch Cục Hàng không dân dụng và từng lãnh đạo Tập đoàn viễn thông SingTel. Cả hai người đều có bề ngoài lịch lãm, cuốn hút và trọn vẹn trong cuộc sống gia đình. Trong khi đó, Lý Vỹ Linh chọn đi theo con đường riêng mà bà tự nhận là “ở vai dưới một chút”.
Trong quá khứ, đã có nhiều lời đàm tiếu về “người con dưới chuẩn nhà họ Lý” khi Lý Vỹ Linh không phải chính khách lẫy lừng hay doanh nhân thành đạt. Bà sống độc thân và có ngoại hình bị cho là không được cuốn hút như các anh em. Thậm chí có người còn tỏ ra nghi ngờ về giới tính hoặc cho rằng bà mắc một căn bệnh nào đó. Bất chấp những cái nhìn soi mói, dè bỉu, Lý Vỹ Linh vẫn tự tin bước trên con đường của mình và đạt được thành công trong lĩnh vực đã chọn. Hiện bà đang là Giám đốc Viện Khoa học thần kinh Singapore và thường viết nhiều bài báo công khai cuộc sống riêng lẫn những suy tư của mình vì “càng giấu diếm thì những lời đồn đại càng rộ lên”.
Cái bóng quá lớn từ người mẹ
Khi dư luận thắc mắc về việc bà vẫn độc thân, Lý Vỹ Linh nói bà có người mẹ quá tuyệt vời và tự nhận thấy mình không thể sánh kịp trong vai trò nội tướng. Trong một bài báo đăng trên tờ The Straits Times, bà Lý thừa nhận bà Kha Ngọc Chi là một người vợ, người mẹ rất tận tụy trong gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho ông Lý Quang Diệu trong những thời điểm thách thức nhất và biết cách chăm sóc, dạy dỗ con cái một cách khoa học và chu đáo. Lý Vỹ Linh viết bà không thể hình dung mình sẽ làm vợ, làm mẹ ra sao và cảm thấy e ngại trong việc lập gia đình.
Lý do thứ hai theo bà Lý là bà có tính khí quá giống cha. Bà kể, ông Lý từng nói: “Con có mọi tính cách của cha nhưng chúng sẽ gây bất lợi cho con”. Lý Vỹ Linh thừa nhận bà không thể sống cuộc sống quanh quẩn bên chồng cũng như không muốn trói buộc một người nào đó cả đời. Bà cũng biết rằng đã là vợ chồng thì mỗi người sẽ phải điều chỉnh hành vi hoặc thói quen sao cho hợp với nhau. Tuy nhiên, bà Lý khẳng định bà không thể sống khác mình được và quyết định sống một mình dù bà từng có vài mối tình thời trẻ.
Lời khuyên cho giới trẻ Singapore
Kể lại trên tờ The Straits Times, bà Lý cho biết vẫn rất hài lòng với cuộc sống hiện nay. Bà kể rằng ông Lý Quang Diệu từng nói: “Ba mẹ có thể ích kỷ và cảm thấy vui khi con vẫn còn độc thân để có thể ở bên chúng ta nhưng con sẽ cảm thấy cô đơn đó”. Dù vậy, bà Lý vẫn nhận định sống một mình tuy có cô đơn thật nhưng vẫn tốt hơn 2 người đều đau khổ vì không thể điều chỉnh vì nhau và bà không hối tiếc với lựa chọn của mình.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bà Lý khuyên giới trẻ đừng noi theo bà vì cuộc sống độc thân có thể là “thiên đường đối với người này song lại là địa ngục đối với người khác”, nhất là với phụ nữ dù có thành công đến đâu. Bà Lý cũng giải thích khả năng sinh con ở phụ nữ giảm đáng kể theo tuổi tác và những bà mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh càng cao. Bà khuyên giới trẻ không nên trì hoãn việc lập gia đình và có con bởi bản thân bà đã được sống trong một gia đình hạnh phúc và tận mắt thấy 2 anh em trai cũng tận hưởng cuộc sống đề huề của họ.
Cha con làm thủ tướng chứ không phải con
Bà Âu Dương là người giúp việc cho gia đình ông Lý Quang Diệu từ thập niên 1940 đến năm 1986, trực tiếp chăm lo chuyện ăn uống và đưa đón các con ông Lý đi học. TrangAsiaOne dẫn lời bà cho biết khi còn nhỏ, cả 3 anh em ông Lý Hiển Long đều ngoan ngoãn, lễ phép và sống tiết kiệm. Người làm trong nhà muốn gọi Lý Vỹ Linh là cô chủ nhưng bị “chỉnh” ngay: “Cha con làm thủ tướng chứ không phải con. Xin cứ gọi con bằng tên”. Sau này, khi bà Âu Dương về quê ở Trung Quốc, bà Lý Vỹ Linh vẫn thường xuyên viết thư thăm hỏi. Vào năm 2005, bà Lý, lúc đó là Giám đốc Bệnh viện đa khoa Singapore, đã gửi cho vú nuôi năm xưa nhiều quần áo cùng bức ảnh của nhà họ Lý với lời đề tặng: “Vú để lại những kỷ niệm khó quên trong các giai đoạn trưởng thành của chúng con và con cảm ơn vú. Con chúc vú sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý”. Hiện nay, bà cụ 98 tuổi vẫn cất giữ rất cẩn thận những món quà, kỷ vật của gia đình họ Lý, theo AsiaOne.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Nghẹn ngào lời vĩnh biệt của con cháu gửi tới ông Lý Quang Diệu
Khi nắp linh cữu mở ra lần cuối, các thành viên trong gia đình ông Lý Quang Diệu nghẹn ngào nói lời vĩnh biệt người cha, người ông tôn kính.
Theo tin tức trên Strait Times, đúng 6h10 ngày 29/3, linh cữu ông Lý Quang Diệu được đặt ở sảnh 1 Đài hóa thân Mandai. Bà Lý Vỹ Linh, con gái của ông Lý Quang Diệu, đặt tấm di ảnh trước linh cữu. Sau đó, quốc kỳ phủ trên linh cữu được nhấc lên, gấp lại và trao cho con trai cả của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu - ông Lý Hiển Long.
Linh cữu của ông Lý Quang Diệu được đưa tới Đài hóa thân Mandai ngày 29/3.
Khi nắp linh cữu được mở ra lần cuối, các thành viên trong gia đình vị cố Thủ tướng lần lượt chia sẻ những kỷ niệm về người cha, người ông đáng kính.
"Chúng con ở đây để nói lời vĩnh biệt cuối cùng tới cha Lý Quang Diệu. Sau những nghi lễ trang trọng, trong giờ phút cuối cùng này, cha chỉ ở bên gia đình, những người bạn thân, những nhân viên trung thành và tận tụy, đội ngũ an ninh cùng các y bác sĩ đã chăm sóc tận tâm cho cha", đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long xúc động.
"Những ngày qua, rất nhiều lời đã được nói ra trước công chúng về cha. Những câu chuyện về cuộc đời cha đã được chia sẻ với tất cả người dân Singapore và thế giới. Nhưng chúng con có đặc ân được biết cha với tư cách là người cha, người ông, người anh lớn, người bạn, một lãnh đạo nghiêm khắc và tận tụy, một trụ cột của gia đình", vị Thủ tướng nói tiếp.
Vợ chồng ông Lý Hiển Long nói lời vĩnh biệt với người cha tôn kính tại Đài hóa thân Mandai.
Thủ tướng Lý Hiển Long nhớ lại những lần được cha dạy đi xe đạp: "Một lần con đạp xe qua cánh đồng, cứ nghĩ rằng cha vẫn ở đằng sau hỗ trợ cho con nhưng khi con nhìn lại thì không thấy cha. Con đã tự mình đạp xe được. Lúc đó, cha rất vui và con cũng vậy".
Bà Lý Vỹ Linh, trong bộ quần áo màu đen, tự nhận mình là người có nhiều điểm giống cha nhất trong số ba anh em, kể lại câu chuyện về sự ngoan cố của cha khi nhất quyết không chịu sử dụng hệ thống thang máy được lắp đặt trong nhà vốn để giúp ông lên xuống dễ dàng hơn. Bà nói mình có tính cách "mạnh mẽ" giống bố.
Bà gửi lời cám ơn các nhân viên đã dành hầu hết thời gian chăm sóc cho ông. Bà Lý chia sẻ về nỗi đau của mình, nói rằng, một tuần trôi qua đối với bà thật không hề dễ dàng.
Khi người giúp việc đưa chiếc ghế bên bàn ăn tối của ông Lý sát vào bức tường, bà cảm thấy nhói lòng. "Nhưng con không thể gục ngã", bà nói.
Bà Lý ngồi xuống và đôi khi cúi đầu để giấu đi cảm xúc khi các thành viên trong gia đình nói lời vĩnh biệt cha.
"Cảm ơn cha vì cha là người cha đặc biệt của con. Cha luôn ở đó hướng dẫn, khuyên nhủ mỗi bước con đi, nhưng cũng luôn sẵn sàng lùi lại để con tự tìm đường đi và đôi cánh cho riêng mình", ông Lý Hiển Dương tưởng nhớ người cha.
Li Hongyi, con trai của vợ chồng Thủ tướng Lý Hiển Long, và là một trong số những người cháu của ông Lý Quang Diệu, mang đến một chiếc máy ảnh.
"Khi ông nội tặng cháu chiếc máy ảnh này vài năm trước, ông đã nói rằng, ông hy vọng cháu sử dụng nó một cách có ý nghĩa", Hongyi nói.
Hongyi luôn muốn trở thành người giống ông nội.
"Ông đã chỉ cho cháu thấy rằng, bạn có thể làm nên điều khác biệt đối với thế giới này. Không chỉ làm nên sự khác biệt mà bạn còn có thể thực hiện điều đó mà vẫn ngẩng cao đầu. Bạn không cần phải lừa dối hay cướp đoạt. Bạn cũng không cần phải quyến rũ hay nịnh bợ ai. Bạn không cần quan tâm đến những thứ phù phiếm hay chơi những trò chơi ngớ ngẩn. Bạn chỉ cần làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống của chính mình và cách hay nhất để làm điều đó là bạn cần tạo ra những nguyên tắc đúng đắn và tự thực hiện", anh chia sẻ.
Li Shengwu (trái) và Li Hongyi, cháu nội của ông Lý Quang Diệu cầm di ảnh của cố Thủ tướng Singapore.
Li Shengwu, con trai cả của vợ chồng ông Lý Hiển Dương, cũng chia sẻ về tầm ảnh hưởng của ông nội với anh.
"Chúng cháu sẽ cố gắng để ông luôn cảm thấy tự hào", Shengwu nói.
Sau những điếu văn, mỗi thành viên gia đình đi quanh linh cữu ông Lý Quang Diệu, thả vào đó một bông hồng. Sau đó, các nhân viên lâu năm nâng linh cữu ông lên và đưa ông đi trong hành trình cuối cùng của ông. Thi hài ông được hỏa táng.
Khi còn sống, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đề nghị được trộn tro cốt của ông với vợ, bà Kha Ngọc Chi, người đã qua đời năm 2010. "Tôi muốn phần tro cốt của mình sẽ trộn cùng với vợ và đặt cạnh nhau. Chúng ta đã cùng chia sẻ cuộc sống, và ta muốn tro của chúng ta được để chung sau khi qua đời", nguyện vọng xúc động của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Thiên Bình
Theo_Người Đưa Tin
Những con số ấn tượng trong tang lễ Lý Quang Diệu Khoảng 1/5 dân số Singapore viếng cố thủ tướng Lý Quang Diệu và 170 quan chức nước ngoài dự tang lễ của ông trong ngày 29/3. Người dân xếp hàng ven đường chờ xe đưa linh cữu Cố thủ tướng Lý Quang Diệu tới nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: EPA Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923, mất ngày 23/3/2015. Cố thủ tướng...