Chuyên gia đề xuất mở rộng TP.HCM về hướng Long An
Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, thành phố cần thêm diện tích để phát triển và giải quyết các thách thức đang gặp.
Chiều 11/10, tại hội thảo khoa học Quản lý đô thị trên địa bàn TP.HCM: Thực trạng, vấn đề và giải pháp, GS.KTS Trần Ngọc Chính (Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) nói rằng, TP.HCM có ý nghĩa lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội nên rất cần nghiên cứu quy hoạch vùng để gắn kết.
“Thành phố có không gian phong phú, vì vậy không thể tách để nghiên cứu riêng mà phải đồng bộ với quy hoạch chung”, ông Chính nêu quan điểm. Tuy nhiên, điều đáng ngại là TP.HCM đang đối diện với nhiều khó khăn như bùng nổ dân số, hệ thống giao thông công cộng không hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng quá tải, tình trạng ngập, kẹt xe… vẫn còn nghiêm trọng.
Để giải quyết các tồn tại và giúp thành phố phát triển hơn, ông Chính đề nghị Chính phủ, trung ương nghiên cứu phương án mở rộng ranh giới thành phố thêm ít nhất 600 km.
TP.HCM có diện tích 2.096 km, chiếm 0,6% diện tích và 8,56% dân số của cả nước; đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách. (Ảnh: Hữu Công)
“Không nhà quản lý nào ở thành phố đề xuất chuyện này nhưng dưới góc độ là chuyên gia nghiên cứu độc lập, tôi nghĩ nên như thế. Hướng mở rộng có thể về tỉnh Long An – khu vực sẽ tạo điều kiện cho phía Nam thành phố phát triển tốt”, ông nói.
Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, phương án một là: lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức. Khi đó, diện tích thành phố sẽ tăng khoảng 50 km2 với dân số khoảng 370.000 – 420.000 người.
Phương án hai là lấy sống Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc; lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức với diện tích khoảng 95 ha, dân số khoảng 650.000 – 700.000 người.
Phát triển đa tâm để giảm kẹt xe, ngập nước
Video đang HOT
Trong khi đó, PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường (Viện trưởng Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia – Bộ Xây dựng) cảnh báo tình trạng lún bề mặt đất rất đáng lo ngại ở TP.HCM. “Nhiều khu vực ở thành phố đang lún nhanh và không có dấu hiệu dừng lại. Trong 116 tuyến đường thường xuyên bị ngập do triều cường thì có 79 tuyến bị ảnh hưởng do lún mặt đất”, ông Cường nói.
Ở một khía cạnh khác, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Phạm Chánh Trực cho rằng, thành phố đang mâu thuẫn giữa phát triển tập trung và phân tán. Đáng lẽ phải phát triển đa tâm nhưng lại làm ngược lại – tất cả đều hút vào quận 1, 3.
“Việc xây dựng đô thị nén như vậy là sai lầm, nếu không muốn nói là sai lầm nghiêm trọng”, ông Trực nói và cho rằng thành phố phải quy hoạch là đô thị đa trung tâm để người dân sinh sống, làm việc, hưởng thụ tại chỗ mà không cần phải đi xa. Khi thực hiện giải pháp đa trung tâm thì bài toán ngập nước, kẹt xe sẽ dễ tính toán hơn nhiều.
Sắp xếp lại, không mở rộng
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với tốc độ 5 năm TP.HCM tăng một triệu dân thì đường đi, nhà ở và hạ tầng không thể đáp ứng kịp. Đây là một bài toán khó cho thành phố.
Thành phố có 5 quận diện tích rất nhỏ. Quận nhỏ nhất khoảng 5 km, trong khi huyện Cần Giờ rộng đến 704 km – chênh nhau hơn 140 lần. Nhưng Cần giờ chỉ có 70.000 dân còn các quận nội thành lên đến 600.000 dân – chênh nhau đến 8,7 lần.
Chỉ tính riêng hai huyện Cần Giờ, Củ Chi đã có diện tích 1.139 km, dân số 900.000 người. Như vậy, dân số 2 huyện này chiếm 10% nhưng diện tích chiếm 54%. “Mô hình hành chính của thành phố đang cực kỳ phân hóa. Thành phố sẽ không kiến nghị xin thêm đất mà phải tính cách sử dụng cho tốt đất ở hai vùng này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những đề xuất của các chuyên gia để góp phần hoàn thiện quy hoạch TP.HCM”, ông Nhân nói.
Trước đó, phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó bí thư Thường trực Tất Thành Cang bày tỏ mong muốn TP.HCM sẽ hình thành các khu đô thị mới văn minh hiện đại, bền vững, tạo thêm nhiều điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế như phân loại và số lượng quy hoạch nhiều nhưng thiếu gắn kết do chưa có quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp vùng; trong khi quy hoạch các ngành hạ tầng còn manh mún, thiếu tính tích hợp;…
“Bài toán khó của thành phố chính là nhu cầu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng so với khả năng cân đối của ngân sách. Hàng năm, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư các công trình hạ tầng đô thị chỉ đáp ứng khoảng 22%”, ông Cang cho biết.
Nguồn: VnExpress
Quy hoạch kinh tế - đô thị Đà Nẵng đang tụt hậu, bế tắc
Mặc dù phát triển sau nhiều đô thị tại Việt Nam và có bước chuyển ngoại mục trong 20 năm qua, thế nhưng đánh giá về sự phát triển đô thị Đà Nẵng cùng với tình hình kinh tế xã hội của thành phố hiện nay, các chuyên gia nhận định, Đà Nẵng đang bị tụt hậu, đô thị đi vào lối mòn, bế tắc.
Giữa tháng 6.2018, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội thảo bàn về quy hoạch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045 do UBND TP. Đà Nẵng với sự tham dự của Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cùng nhiều chuyên gia về quy hoạch trong và ngoài thành phố. Một bản tóm tắt về quy hoạch tương lai được đưa ra cho cả phát triển đô thị, kinh tế, xã hội... tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định, Đà Nẵng cần cân nhắc kỹ hơn nữa để có bước điều chỉnh đúng đắn trong tương lai.
Nỗ lực nhưng vẫn đang tụt lại sau
Trong 20 năm qua, Đà Nẵng được đánh giá là địa phương phát triển ngoại mục nhất cả nước. Thế nhưng đến hiện nay, so với các tỉnh đầu tàu, các chuyên gia đánh giá, thành phố trẻ miền Trung đang bị tụt lại phía sau.
TS Huỳnh Thế Du - Giảng viên Chính sách công, Giám đốc Đào tạo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright chỉ rõ, năm 2015, tốc độ tăng việc làm của Đà nẵng chỉ thuộc mức trung bình, GDP các năm của thành phố chỉ đứng ở nhóm thấp nhất. Về nguồn thu, năm 2010 - 2015 nguồn thu Đà Nẵng chủ yếu là đất (chiếm 50%) nhưng đến nay chỉ đóng góp còn 10%.
"Trong khi đó, mguồn thu cực kỳ quan trọng là thu nhập doanh nghiệp và cá nhân lại rất thấp. Đây chính là điều đáng ra chúng ta phải tập trung phát triển thì lại bị yếu nhất. Chính vì vậy, khi không còn nguồn thu từ đất, Đà Nẵng đang lùi về sau và tụt hậu so với các địa phương dẫn đầu cả nước" - ông Du phân tích.
Các chuyên gia cũng đánh giá, không thể phủ nhận Đà Nẵng đã nỗ lực hết mình, bên cạnh đó, Trung ương cũng đã luôn có ưu ái hết mức cho thành phố. Không chỉ vậy, Đà Nẵng so với các tỉnh miền Trung có lợi thế vị trí hàng đầu, môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật. Vậy nhưng đâu là lý do khiến Đà Nẵng tụt hậu?
TS Huỳnh Thế Du đề nghị, các chuyên gia cần đánh giá lại quy hoạch kinh tế - xã hội cũng như đô thị Đà Nẵng. "Nếu cảm thấy cái gì chưa đúng thì phải điều chỉnh ngay, chúng ta vẫn còn thời gian" - ông Du chia sẻ. Lời nhắc nhở của TS Du được nhiều chuyên gia đồng thuận, bởi Đà Nẵng đang được ngợi là thành phố đáng sống nhưng chưa phải là nơi thu hút nguồn nhân lực của cả nước.
Quy hoạch đô thị Đà Nẵng đang đi vào bế tắc
Liên quan đến nội dung bàn về quy hoạch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của thành phố, ông Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng tham dự hội thảo nhận định, vấn đề đô thị Đà Nẵng đang đặt ra rất lớn đó là Đà Nẵng không thoát được tư duy nhà ống và xe máy.
Thứ hai là sự phát triển các không gian đô thị cần cho công cộng rất hiếm, quỹ đất cho giao thông cũng hạn chế. Hệ thống phát triển giao thông chỉ mới cùng mức. "Nói nôm na, Đà Nẵng vẫn đang đi trên đường mà những đô thị phát triển trước đã đi vào bế tắc như TP. HCM, Hà Nội" - ông Lịch nhận định. Ngay cả nói Đà Nẵng phát triển du lịch ven biển... nhưng hỏi chỗ nào là khu trung tâm thì gần như không có.
Cũng gắn với vấn đề đô thị và gây nhiều mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân lâu nay là quản lý vỉa hè. Đại diện Hội Quy hoạch Đà Nẵng phân tích, cấu trúc của đô thị Đà Nẵng vẫn còn mang nặng mọi cấu trúc đô thị tại Việt Nam. Ở đó luôn tồn tại mối quan hệ giữa phương tiện giao thông hai bánh, vỉa hè và nhà mặt phố rất khăng khít với nhau.
Tuy nhiên đây cũng chính là tồn tại cần được giải quyết. Bởi, tại Việt Nam, vỉa hè đang được xem là nơi đi lại đồng thời cũng là nơi người dân sinh hoạt, buôn bán, trước những ngôi nhà mặt phố. Điều này làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Người ta đi phương tiện hai bánh, đậu đỗ ngay trên vỉa hè.
Lâu nay, chính quyền địa phương là cơ quan quản lý đã đưa ra quy định, phần nào dành cho công cộng phục vụ công dân, phần nào phục vụ cho gia đình ngay tại vỉa hè đó. Dùng một vạch kẻ để phân chia ranh giới đó nhưng cần phải hiểu vỉa hè là đất công cộng, đất giao thông. Vậy nên dù đã có ranh giới và nói rõ với người dân rằng đây không phải là đất cá nhân nhưng vẫn xảy ra tình trạng đội kiểm tra vừa đi thì dân lại chen ra lấn chiếm.
Chỉ khi nào trong mối quan hệ trên, xe hai bánh có thể hạn chế lại, người dân quen với việc đi bộ thì vỉa hè mới được trả lại đúng công năng của nó - dành cho giao thông. Điều đó kéo theo Đà Nẵng phải giải quyết được những vấn đề tồn đọng như xây dựng đủ bãi đỗ xe, hạn chế phương tiện cá nhân trong nội đô...
Chia sẻ về hướng đi của Đà Nẵng trong tương lai, TS Trần Du Lịch cho rằng: "Để hướng tới một đô thị văn minh, hiện đại, khắc phục được những tồn tại trong quá trình phát triển tự phát của các đô thị Việt Nam hiện nay thì Đà Nẵng phải điều chỉnh ngay, bố trí lại không gian cho dịch vụ công cộng.
Đặc biệt, về vĩ mô, Đà Nẵng cần thay đổi tư duy, hướng đến phát triển vùng đô thị Đà Nẵng, liên kết với Quảng Nam, Huế để có quy hoạch tốt hơn. Thành phố cũng không nên quy hoạch theo kiểu, bố trí dự án rồi quy hoạch chạy theo sau, đó là chúng ta đang đi từ cái cụ thể ra tổng thể. Và điều cần phải chấn chỉnh ngay đó là sau khi đã thống nhất quy hoạch rồi thì kỷ cương xây dựng theo quy hoạch là cực kỳ quan trọng mà Đà Nẵng đang có dấu hiệu phá vỡ điều này" - ông Lịch chia sẻ.
THÙY TRANG
Theo Laodong
TP.HCM: Tăng phí dừng đỗ ô tô theo giờ tại 35 tuyến đường trung tâm Theo kế hoạch, từ ngày mai (1.6.2018) Sở GTVT TP.HCM sẽ áp dụng tăng thu phí ô tô dừng đỗ tạm thời tại lòng đường, vỉa hè thuộc 35 tuyến đường khu vực trung tâm thành phố. Việc thu phí vẫn được thực hiện bằng phương thức thủ công cho đến tháng 8.2018. Việc thu phí này được thực hiện theo Nghị quyêt...