Chuyên gia đề xuất cách ly F0 triệu chứng nhẹ tại nhà
Cách ly F0 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng tại nhà để giảm tải cho bệnh viện khi số ca nhiễm tăng cao trong đợt bùng phát dịch thứ tư, theo PGS Nguyễn Viết Nhung.
Sau khi Bộ Y tế cho biết sẽ xem xét cách ly F1 tại nhà trên toàn quốc, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, đề xuất cần phân loại F0 thành các nhóm. F0 triệu chứng nặng hoặc người già, có bệnh nền mới cần điều trị tại cơ sở y tế. Nhóm triệu chứng nhẹ như chỉ sốt, ho, đau họng, mất khứu giác nhưng vẫn ăn uống bình thường, chụp X-quang phổi không bị tổn thương… thì cách ly tại nhà.
Đến nay, Việt Nam kiên trì phương châm “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị hiệu quả”. Tất cả ca nhiễm Covid-19 (F0) bắt buộc cách ly, điều trị tại cơ sở y tế. Chiến lược này đã giúp Việt Nam đẩy lùi ba đợt dịch trong gần hai năm qua.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch bệnh thứ tư có những điểm khác biệt so với trước đây. Các biến thể virus ngày càng có xu hướng lây lan nhanh hơn, khiến số ca nhiễm tăng cao trong thời gian ngắn. Tâm dịch cả nước là TP HCM, từ cuối tháng 4 đến nay đã ghi nhận 6.034 ca nhiễm, cao nhất cả nước. Ngày đỉnh điểm, thành phố ghi nhận hơn 700 ca.
“Dự báo càng về sau, các đợt dịch càng lây lan nhanh hơn, số ca nhiễm tăng cao, sẽ gây khó khăn và quá tải cho các bệnh viện. Nếu số bệnh nhân tăng lên hàng nghìn người rất khó đảm bảo năng lực điều trị trong bệnh viện”, ông Nhung nói.
Dẫn thống kê 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không cần chăm sóc y tế, ông Nhung nói nếu vẫn duy trì biện pháp bắt buộc tất cả F0 cách ly, điều trị tại bệnh viện sẽ gây tốn kém nguồn lực và “không cần thiết”.
Việc điều trị một bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện đòi hỏi phải có giường bệnh đạt tiêu chuẩn về khoảng cách, cách ly. Ngoài các nhân viên y tế, điều dưỡng chăm sóc về chuyên môn, bệnh viện cần đảm bảo nhu cầu sinh hoạt như ăn uống cho F0. Nguồn lực về con người và kinh tế cho việc này rất lớn.
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung. Ảnh: Giang Huy
Ông Nhung cho rằng F0 được cách ly tại nhà cần đảm bảo 6 điều kiện cũng như tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Thứ nhất, Bộ Y tế quy định cụ thể về việc khám sàng lọc, phân loại F0 được cách ly tại nhà, trường hợp nào phải điều trị trong bệnh viện.
Thứ hai , F0 cần đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng, nhà ở, cơ sở vật chất. Cụ thể, các hộ gia đình phải có phòng riêng, khép kín. Các phòng có thể trong khu chung cư hoặc nhà riêng. Chung cư có điều hòa trung tâm thì không nên dùng làm nơi cách ly F0, bởi dễ lây lan dịch bệnh từ đây.
Video đang HOT
Thứ ba , F0 cần được gắn máy đo nồng độ oxy, hướng dẫn cụ thể cách theo dõi sức khỏe hằng ngày, cách sinh hoạt, tự cách ly tại nhà. Cán bộ y tế phải tư vấn cụ thể để F0 thường xuyên tự cập nhật và thông báo về tình hình sức khỏe như nhiệt độ, mạch đập, độ bão hòa oxy; khi có diễn biến nặng kịp thời đưa đến bệnh viện.
Thứ tư , các thành viên còn lại trong gia đình được coi là F1, cũng cần tự cách ly tại nhà. Vì vậy, việc mua đồ dùng sinh hoạt hằng ngày cần có người hỗ trợ. Việc này có thể giao cho các tổ Covid-19 cộng đồng, đoàn thể địa phương và hướng dẫn cụ thể cách đảm bảo an toàn.
Thứ năm , cần quy định cụ thể việc giám sát F0 tại nhà. “Giám sát F0 tại nhà khác với F1, bởi đây là những ca dương tính, có thể lây nhiễm cho người khác nên cần chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn”, ông Nhung lưu ý. Đồng thời, cơ quan chuyên môn cần có quy trình cụ thể để nhân viên y tế địa phương vận dụng, khi nào đưa F0 đến bệnh viện; quá trình vận chuyển như thế nào… Cần tính đến phương án phải cấp cứu F0 nếu tình hình sức khỏe diễn tiến nặng nhanh.
Thứ sáu , xây dựng quy trình, số lần lấy mẫu xét nghiệm cho F0 tại nhà. Nhân viên y tế có thể mặc đồ bảo hộ hai lớp, khi đến nhà F0 sẽ bỏ lớp ngoài, để không bị lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho cộng đồng.
“Đây là những vấn đề kỹ thuật chuyên sâu, cơ quan chuyên môn phải hướng dẫn cụ thể. F0 và gia đình phải ký cam kết tuân thủ quy định khi ở nhà. Người vi phạm sẽ xử lý hình sự. Chủ tịch UBND cấp xã phải nắm rõ số lượng các ca bệnh tại địa phương”, ông Nhung nói.
Ngoài ra, ông Nhung đề xuất cần lập đường dây nóng hỗ trợ tinh thần cho tất cả người cách ly tại nhà, giúp họ giải tỏa tâm lý cũng như hướng dẫn họ thực hiện đúng quy định.
PGS Nguyễn Huy Nga. Ảnh: Nhân vật cung cấp
PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) , cũng đồng tình với quan điểm trên. Theo ông, F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên được cách ly tại nhà. “Việc này cần được tiến hành đồng bộ với thí điểm cách ly F1 tại nhà. Bởi F1 cũng có nguy cơ cao, có người sẽ chuyển thành F0″, ông Nga nói.
Các điều kiện để F0 ở nhà cũng tương tự như F1, nhưng cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn.
“Nguồn lực các bệnh viện chỉ nên tập trung điều trị các ca bệnh nặng. Cách ly F1 và F0 triệu chứng nhẹ tại nhà sẽ không gây quá tải cho lực lượng y tế. Biện pháp này cũng giải quyết bài toán về lâu dài là chúng ta phải học cách sống chung với dịch bệnh”, ông Nga nêu quan điểm.
Bệnh viện dã chiến hơn 600 giường để điều trị bệnh nhân Covid-19, tại Bắc Giang, tháng 5/2021. Ảnh: Ngọc Thành
Hơn nữa, ông cho rằng các bệnh viện cũng cần dành nguồn lực để điều trị các bệnh khác có tỷ lệ tử vong cao như ung thư, người cần cấp cứu khẩn cấp… “Khi các cơ sở y tế được huy động tối đa để điều trị tất cả F0 thì bệnh nhân khác sẽ ít cơ hội được điều trị và cứu sống”, ông nói.
Ông đề xuất, TP HCM, Bình Dương hiện số ca nhiễm tăng cao, các cơ sở điều trị có thể sẽ quá tải trong thời gian tới nên thí điểm hai biện pháp mới này. Để giám sát F0, cần ứng dụng công nghệ thông tin như lắp camera, đeo vòng định vị, huy động sự vào cuộc của người dân, các tổ chức đoàn thể cơ sở. Mỗi địa phương nên phân công từng bác sĩ theo dõi từng địa bàn hoặc phụ trách từng nhóm F0 đang cách ly tại nhà.
'Có ai xui như tôi: 4 đợt dịch Covid-19, 3 lần cách ly!'
Vừa nhìn thấy tôi, anh cán bộ y tế phường nói luôn: Anh lại đến xin cách ly nữa à?. Sau 4 đợt dịch Covid-19 bùng phát, phải cách ly 3 lần, tôi đã bình tĩnh hơn và biết bản thân phải làm gì.
Xóm tôi đi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ngày 1-7 khi TP HCM mở đợt xét nghiệm trên diện rộng toàn thành phố
1. Đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 mới phát hiện vài ca ở Việt Nam, tôi cũng như nhiều người còn ỷ y rằng chắc con virus nó trừ mình ra, có la cà gì đâu mà va phải dịch. Một đêm, xong ca trực khuya, về đến nhà lúc 23 giờ 30 phút, anh hàng xóm đã bày sẵn bàn nhậu trước cửa. Chưa kịp dẫn xe vô nhà anh đã hối: "Lẹ em, mần vài lon cho dễ ngủ, dịch giã không dám ra ngoài!". Được mời nhậu, tôi vui lắm, sà vào cụng lon xôm tụ.
Ba ngày sau, y tế phường thông báo anh hàng xóm phải đi cách ly tập trung vì lỡ đi giao con chó cho F0 làm ở quán Buddha, quận 2. Rứa là thôi rồi, mình đích thị là F2 chứ còn nói gì nữa. Phải cách ly tại nhà 14 ngày, cả xóm cũng nghỉ việc ở nhà cả, bắt đầu tìm hiểu cụm từ cách ly, F1, F2... Người thân, bạn bè gọi hỏi dồn, cả nhà tôi rối tung, hàng xóm cũng rối tung. Nhậu nhẹt cụng lon vui bao nhiêu thì lúc này lo lắng và hoang mang bấy nhiêu. Cả xóm đóng cửa im ỉm chờ tin người F1 có dương tính hay không.
Từ khu cách ly tập trung, anh hàng xóm nhắn tin về cho biết mọi thứ rất tốt. Cả xóm nhắn tin, gọi điện hỏi thăm anh F1 đủ kiểu, rồi bày cho nhau ăn uống gì để phòng ngừa. Chưa bao giờ "Xóm ngõ cụt" (cách gọi của bà con hẻm cụt nơi tôi ở) đoàn kết và lo lắng cho nhau như lúc này. Rồi lần lượt từ khu cách ly báo về, lần 1, lần 2 âm, lần 3... đều âm tính. Khỏi nói cả xóm vui như thế nào. Khi anh hàng xóm xong 14 ngày cách ly, cả xóm vui mừng đón anh trở về.
2. Những ngày đầu hè năm 2020, tôi đưa vợ con về quê chơi và thăm ông bà nội tại Quảng Ngãi. Khỏi nói là hai đứa nhỏ vui cỡ nào. Lúc ra, mọi thứ đều suôn sẻ. Máy bay hạ cách ở sân bay Chu Lai, cả nhà dung dăng dung dẻ về quê nội vui như Tết. Nhưng về đến quê được 3 ngày thì dịch lại bùng phát. Đà Nẵng, Quảng Nam rồi Quảng Ngãi dịch lây lan khắp nơi.
Tôi quyết định cắt ngắn chuyến đi nhưng khi gọi đổi chuyến thì mới biết đã hết vé. Rồi ngày trở lại TP cũng đến, hãng bay vẫn vận chuyển như thường. Khi về đến TP HCM, tôi khai báo và làm theo hướng dẫn của y tế phường vì mình về từ vùng dịch. Lập tức, cả nhà được đưa đi lấy mẫu xét nghiệm. Hai con tôi lần đầu nghe đi lấy mẫu thì khóc thét vì sợ hãi, sau đó vợ chồng con cái lại cách ly tại nhà.
14 ngày cách ly lần 2 không còn hoang mang và lo lắng như lần đầu nhưng mọi thứ vẫn khó khăn và bất tiện vì lần này "Xóm ngõ cụt" chỉ mỗi nhà tôi bị biệt lập nên cũng chạnh lòng. Cách ly lần 2 nhà tôi được y tế phường gọi thăm hỏi và hướng dẫn mọi thứ. Hàng xóm quan tâm, tiếp tế và mua giúp những vật dụng cần thiết trong những ngày cách ly. Rồi 14 ngày cũng qua, kết quả 3 lần âm tính, nhận thông báo hết cách ly mà sắp nhỏ vui hơn chuyến hè về quê nội!
21 ngày cách ly tại nhà, tôi dành nhiều thời gian cho gia đình và chăm hoa
3. Khi dịch lần 4 bùng phát, Bắc Giang, Bắc Ninh và các tỉnh phía Bắc oằn mình chống dịch. Tôi rất lo, mong sao dịch mau được dập tắt, "Cô Vi" đừng đến với tôi nữa. Nhưng mọi thứ không như mình mong muốn...
Thường ngày, tôi đi làm đều mang theo cơm, vừa tiện lợi trong những ngày dịch vừa hợp với căn bệnh dạ dày của tôi. Thế mà, một ngày giữa tháng 5, tôi đi trực nhưng không có cơm nhà, chiều đó tôi đến quán bánh canh gần cơ quan ăn tối. Ngày hôm sau, có thông báo ai đến quán O Thanh vào ngày, tháng, năm thì đến y tế khai báo gấp vì bà chủ quán mắc Covid-19.
Nhận tin báo, tôi không sợ hãi, hoang mang như những lần trước vì biết mình phải làm gì. Trước hết, gọi báo cơ quan để sắp xếp công việc, thứ đến gọi vợ về ngay. Tôi cũng lo báo tin cho Group "Xóm ngõ cụt" biết để cần gì họ giúp đỡ và cốt là thông báo cho các ông hàng xóm không qua lại hú hí nhậu nhẹt và nhà ai nấy giữ lũ trẻ lại vì ngày nào chúng cũng tập trung nhà tôi gần 10 đứa.
Xong đâu đó tôi ra y tế phường khai báo. Lần này, anh cán bộ y tế phường thấy tôi là nói luôn: "Anh đến xin cách ly nữa à?". Sau khi tôi khai báo, anh dặn: "Anh về chuẩn bị đồ đạc, xe sẽ đến đưa anh đi cách ly tập trung". Tôi về nhà chờ đến 22 giờ thì có tin nhắn cách ly tại nhà, tuyệt đối không được ra khỏi nhà và 9 giờ hôm sau đi lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả lần 1 âm tính được y tế báo luôn trong đêm.
Bạn bè, đồng nghiệp gọi thăm hỏi, chia sẻ và bày cho nhiều cách để phòng ngừa khỏi "mắc dịch" vì chủng virus này nguy hiểm, tốc độ lây nhiễm mạnh hơn.
Cách ly được 4 ngày thì đến ngày toàn dân đi bầu cử (23-5). Khuya 22-5, tôi nhận được tin nhắn: "Chiều mai có người mang thùng phiếu đến nhà, anh chị đừng đi bỏ phiếu nhé!". Đọc tin nhắn cảm thấy vui hơn. Lần đầu tiên trong đời mình đi bầu cử... tại nhà.
15 giờ ngày 23-5, mưa đầu mùa nặng hạt, cả đoàn người làm công tác bầu cử, có cả công an khu vực trong bộ đồ bảo hộ ướt mưa, mang theo thùng phiếu đến "Xóm ngõ cụt" chỉ để phục vụ mỗi 2 lá phiếu cho nhà tôi. Rứa là tôi cũng thực thi quyền công dân của mình như ai.
Sau 21 ngày cấm túc, tôi lại được cấp "chứng nhận hoàn thành tốt cách ly".
Những tháng ngày cách ly, tôi làm việc qua mạng, vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa, sửa lại mấy giò lan và được uống các loại nước chanh, gừng, sả, tỏi... của vợ làm để tăng cường sức đề kháng, chống lại con Covid. Tôi thấy mình như khỏe hơn, có thời gian chăm sóc gia đình, giảm được nhậu nhẹt.
21 ngày là quãng thời gian không dài nhưng bạn thử sống biệt lập ngần ấy thời gian thì biết mình cần sửa đổi những gì và cuộc sống quanh mình cũng lắm điều thú vị. Và nếu bạn biết sắp xếp cuộc sống theo hướng đơn giản, tự tại thì bạn sẽ đón nhận những ngày cách ly một cách nhẹ nhàng, tích cực.
Đồng Tháp xét nghiệm nhanh người bệnh và người nuôi bệnh Khi có nhiều ca mắc Covid-19 tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh này thống nhất sẽ xét nghiệm nhanh với tất cả người bệnh và người nuôi bệnh. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và kiểm soát nguy cơ lây lan mầm...