Chuyên gia đề nghị TP.HCM khởi động lại đề án chính quyền đô thị
Các chuyên gia hàng đầu của cả nước đã có những góp ý về cơ chế, chính sách đột phá để phát triển TP.HCM, trong đó có ý kiến đề nghị TP khởi động lại đề án chính quyền đô thị.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia đã được nêu ra tại Hội thảo các vấn đề phát triển TP.HCM cơ chế, chính sách đột phá được tổ chức ngày 9.3.
Các chuyên gia trao đổi với ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
TS Trần Du Lịch nhận xét, TP.HCM từng có ý tưởng, đề án để phát triển nhưng làm chưa làm được.
“Năm 2002 TP.HCM đặt vấn đề không cạnh tranh với các địa phương khác trong cả nước nữa mà phấn đấu ngang hoặc bằng với các thành phố phát triển trong khu vực như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia)… Đến sau Đại hội Đảng lần thứ 10 năm 2007, TP.HCM xây dựng đề án chính quyền đô thị nhưng đến nay chưa làm được”, ông Lịch nói.
Vị tiến sĩ đề nghị TP.HCM thực hiện lại đề án chính quyền đô thị vì đó là đột phá của đột phá, và quan trọng nhất trong đó là cơ chế phân quyền phân cấp giữa Trung ương và địa phương.
“Thời điểm TP.HCM xây dựng đề án chính quyền đô thị thì Hiến pháp chưa quy định chính quyền địa phương. Tuy nhiên Hiến pháp năm 2013 đã quy định, ở nước ta có chính quyền địa phương và luật chính quyền địa phương cho phép xây dựng thành phố trong thành phố”, ông Lịch nói và cho rằng về mặt luật pháp hiện nay đã mở.
Video đang HOT
TS Trần Du Lịch đề nghị TP.HCM khởi động lại đề án chính quyền đô thị.
TS Trần Du Lịch nêu quan điểm nếu không xây dựng chính quyền đô thị thì TP.HCM khó phát triển vì chính quyền hiện nay quản lý chồng chéo nhau, một việc nhiều cơ quan làm nên rất khó quy trách nhiệm.
Trước đó PGS, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết TP.HCM là siêu đô thị, đầu tàu cả nước dẫn dắt cả nền kinh tế cả nước phát triển. Tuy nhiên TP.HCM phát triển, tăng trưởng vẫn còn chậm so với tiềm năng đang có, nhiều vướng mắc, khó khăn cản trở.
PGS TS Võ Trí Hảo nêu lên một thực tế, phường Bến Nghé, quận 1 thu ngân sách bằng 1 tỉnh, 1 phường của quận Tân Phú dân số 110.000 người, bằng 3 huyện khác của 1 tỉnh cộng lại nhưng bộ máy quản lý chỉ là cấp phường. Theo PGS TS Hảo thì đây là một trong những điều bất hợp lý vì bộ máy hành chính công không theo kịp sự phát triển của thực tế.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nhận xét, những đánh giá, tầm nhìn của các chuyên gia toàn diện, sát thực với thực tế của TP. Ông Thăng mong muốn các chuyên gia đóng góp dưới góc độ xây dựng cơ chế đột phá để phát triển TP.HCM thành nơi đóng góp cho Trung ương nhiều hơn về chính sách và ngân sách.
“Trong Nghị Quyết 16 của Bộ Chính Trị khẳng định, TP.HCM là của cả nước, cùng cả nước và vì cả nước nên xây dựng cơ chế đột phá cho TP.HCM cũng là xây dựng cơ chế đột phá cho cả nước”, ông Thăng nói và mong muốn các đề xuất đưa ra phải có căn cứ vững chắc, đủ cơ sở khoa học, thực tiễn.
Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho rằng, TP cần một cơ chế cho phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển nên những giải pháp đề xuất phải tạo sức đột phá thực sự.
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng tìm lời giải bài toán quá tải bệnh viện
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã lắng nghe những kế sách giúp kéo giảm tình trạng quá tải bệnh viện và sử dụng kháng sinh bừa bãi tại Việt Nam.
Bí Thư Thành ủy TP.HCM đang lắng nghe những chia sẻ, đóng góp từ bác sĩ Đông A.
Chiều 22.2, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã dẫn đầu đoàn Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM, tới thăm giáo sư, bác sĩ Trần Đông A, Anh hùng lao động, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), tại nhà riêng, nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2).
Mở đầu cuộc trao đổi, ông Thăng đã gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới bác sĩ Đông A, rồi cả hai cùng nhắc lại cơ duyên quen biết nhau và những kỷ niệm đáng nhớ. Sau đó, bác sĩ Đông A chia sẻ những thông tin liên quan tới ngành y trên thế giới và ánh xạ tới ngành y tại Việt Nam. Trong đó, những vấn đề quan trọng được bàn tới là phát triển bác sĩ gia đình chuyên khoa, kéo giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện và việc sử dụng kháng sinh.
"Bác sĩ gia đình phải biết bệnh nhân nào phải chuyển viện mà đã chuyển thì phải đúng tuyến, và những bệnh nhân nào vẫn theo dõi được. Ở nước ta, bác sĩ gia đình chủ yếu là bác sĩ đa khoa nên không sâu đâu", bác sĩ Đông A đánh giá.
Cũng theo bác sĩ Đông A, TP.HCM có rất nhiều điều kiện để phát triển bác sĩ gia đình theo hướng chuyên khoa, trình độ cao.
Sau khi bác sĩ Đông A kể về quy trình hoạt động, cấp phát thuốc ở nước ngoài với những số liệu cụ thể, như ở Mỹ luôn giữ đều 35% bác sĩ gia đình nên không bao giờ xảy ra tình trạng quá tải.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin tiếp: "Ở Úc không có chuyện người dân tự lên tuyến trên khi không có giấy chuyển viện. Và ở nhiều nước cũng không có chuyện tự động đi mua thuốc nếu không có đơn".
Tiếp đó, bác sĩ Đông A dẫn thông tin từ một chuyên gia y học của Tổ chức Y tế Thế giới: "Việt Nam là một trong những nước sử dụng kháng sinh bừa bãi nhất thế giới".
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng trăn trở sau khi nghe bác sĩ Đông A dẫn thông tin "Việt Nam là một trong những nước sử dụng kháng sinh bừa bãi nhất thế giới".
Ông Đinh La Thăng có chút trăn trở và hỏi ngay: "Có cách nào để khắc phục không?".
Theo bác sĩ Đông A, việc đầu tiên phải là sửa luật để bán thuốc, chẳng hạn in thành sách hướng dẫn những loại thuốc nào bán cần toa, loại thuốc nào bán không cần toa.
Bên cạnh đó, bác sĩ Đông A chia sẻ nhiều đóng góp thiết thực cho ngành y dựa trên kinh nghiệm hàng chục năm hoạt động trong ngành.
Cuối buổi gặp gỡ, Bí thư TPHCM đã gửi lời chúc sức khỏe tới bác sĩ Đông A cùng gia đình. "Mong giáo sư tiếp tục cống hiến, có thêm những đóng góp cho ngành y tế nước nhà", ông Thăng nói.
Sau cùng, ông Đinh La Thăng cũng nhắn nhủ bác sĩ Đông A khi có bất kỳ đóng góp gì thì hãy gọi điện hoặc nhắn tin cho ông.
Trao đổi với PV sau buổi gặp, bác sĩ Đông A cho biết, giữa ông và Bí thư TPHCM Đinh La Thăng đã có rất nhiều kỷ niệm với nhau. "Tôi thấy anh Thăng trẻ, nhiệt huyết và làm việc rất năng động. Tôi có rất nhiều ấn tượng với anh ấy", bác sĩ Đông A nói.
Bác sĩ Trần Đông A từng phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa. Khi miền Nam được giải phóng, ông tiếp tục phục vụ ở chế độ mới với tinh thần hòa giải dân tộc và cống hiến hết mình, không ngại khó khăn. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, bác sĩ Trần Đông A tình nguyện về phục vụ cứu thương lưu động tại Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam. Khi quân Cách mạng giải phóng miền Nam, ông được đưa đi học tập, chuyên tu kiến thức ở nước ngoài. Sau 2 năm trở về, ông vào công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Trong thời gian này, ông vẫn tích cực tham gia vào các đội y bác sĩ tình nguyện để cứu chữa cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa của Sài Gòn còn nhiều bom, đạn. Đặc biệt, trong năm 1988, ông được ghi tên vào Sách Kỷ lục Guinness sau một ca mổ hi hữu chưa từng có trong y văn: Mổ cho hai cháu bé song sinh dính nhau, trong đó một trong hai cháu đã bị bại não.
Theo Danviet
TPHCM: Tăng cường chống tham nhũng trong quy hoạch, xây dựng Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị TPHCM nghiên cứu, xác định trọng tâm phòng, chống tham nhũng phù hợp với tình hình địa phương. Ông gợi ý TPHCM chú ý phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực nhà đất, quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng. Chiều 28/2, Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị tổng kết...