Chuyên gia đầu tư nhận định: Việc Facebook đổi tên thành Meta có thể lặp lại ‘vết xe đổ’ của Google
Google đã tiêu tốn hàng tỷ USD vào các dự án mới sau khi đổi thương hiệu thành Alphabet. Facebook, giờ là Meta, có thể phải đối mặt với số phận tương tự.
Meta, trước đây được gọi là Facebook, đang đặt cược lớn vào metaverse.
Đó là lý do tại sao gã khổng lồ công nghệ này lại đổi tên, nhằm phản ánh mục tiêu của nó là mở rộng sang một lĩnh vực mới đầy hứa hẹn, được kỳ vọng sẽ thành công như mạng internet ngày nay. Mark Zuckerberg đã nói rằng việc sử dụng một cái tên (Facebook) sẽ không hợp lý đối với một công ty có nhiều dự án và ứng dụng đa dạng.
Và nếu động thái đó nghe có vẻ quen thuộc, thì đây cũng chính là cách mà Google đã tự tái cấu trúc mình vào năm 2015, cũng với hi vọng sẽ cho phép từng doanh nghiệp của mình hoạt động hiệu quả hơn.
Khi Alphabet xuất hiện, Google và những nỗ lực của “Other Bets” – các dự án dành cho công nghệ tương lai – được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ hai sau này bao gồm sáng kiến xe hơi tự lái Waymo và Loon, dự án cung cấp internet băng thông rộng bằng khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, đã 6 năm trôi qua, Google đã có những bước tiến chậm chạp trong việc xúc tiến các “dự án sáng tạo” này. Mặc dù một số dự án có vẻ có triển vọng tốt, nhưng phần nhiều trong số đó đã được tái hấp thu lại vào Google, hoặc gây ra tổn thất lớn, hoặc bị tách thành các đơn vị riêng biệt, hoặc thậm chí đóng cửa hoàn toàn.
Theo Whitney Tilson, CEO của công ty nghiên cứu Empire Financial Research và cũng là cựu giám đốc quỹ đầu cơ, thì khi Meta đang có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào metaverse trong vài năm tới, đồng nghĩa với việc: ” Chúng ta sẽ thấy lịch sử lặp lại”.
Bởi dòng tiền có thể cản trở các dự án đầy tham vọng tăng trưởng thực sự.
Video đang HOT
Một trong những khinh khí cầu Loon của Alphabet bay lơ lửng trên bầu trời New Zealand.
Theo Tilson, một trong những điểm yếu chính của Google là tạo ra một khuôn khổ bao quát trong Alphabet. Thay vào đó, công ty lẽ ra nên tách các dự án đầy tham vọng của mình ra, thay vì giữ chúng dưới quyền công ty mẹ, nơi chúng được cách ly khỏi thị trường với một đống tiền mặt của Alphabet.
“Bởi vì được tiếp cận với nguồn vốn không giới hạn với rất ít sự giám sát, nó đã không đạt được những gì nó có thể đạt được với tư cách là một công ty độc lập với ban giám đốc riêng, nơi nó phải quay trở lại thị trường để tìm vốn bằng cách thể hiện các cột mốc quan trọng”, Tilson nói.
Ví dụ, dự án diều điện Makani của Alphabet được cho là nhằm khai thác một nguồn năng lượng gió bền vững. Nhưng công ty đã đóng cửa vào đầu năm 2020 vì cái gọi là “con đường dẫn đến khả năng thương mại hóa là một con đường dài hơn và rủi ro hơn nhiều” so với dự kiến.
Dự án Loon cũng đã bị đóng cửa vào đầu năm nay, còn Waymo – công ty anh em của Google – gần đây đã chứng kiến CEO, giám đốc tài chính và những lãnh đạo hàng đầu ra đi khi những người trong cuộc cảm thấy thất vọng với tiến độ chậm chạp của công ty trong việc áp dụng công nghệ tự lái vào thực tế.
Các dự án khác đã được chuyển từ nhóm “Other Bets” của Alphabet trở lại bộ phận Google, nơi đặt công cụ tìm kiếm của nó là trung tâm. Điều đó đã xảy ra với Jigsaw – một dự án khởi nghiệp công nghệ chuyên giải quyết thông tin sai lệch và các vấn đề trực tuyến khác – vào đầu năm 2020, hay Nest, dự án nhà thông minh, vào năm 2018. Cùng với đó là Chronicle, một nỗ lực dành cho an ninh mạng, vào năm 2019.
Alphabet đã đầu tư một khoản tiền khá lớn vào những dự án này. Tuy thu về 3,2 tỷ USD vốn, các dự án Other Bets đã báo cáo khoản lỗ hoạt động lên tới 24,3 tỷ USD kể từ khi Google đổi tên công ty. Deepmind, công ty trí tuệ nhân tạo thuộc sở hữu của Alphabet, đã báo cáo khoản lỗ 649 triệu USD trong năm 2019, với phần lớn chi phí thuộc về nhân viên và các yếu tố khác.
Trong khi đó, giá trị thị trường của tập đoàn đã tăng vọt kể từ khi tổ chức lại. Kể từ năm 2015, giá cổ phiếu của Alphabet đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ trong chỉ số S&P 500.
Quay lại với Facebook, thì theo Tilson, bất kể dự án metaverse có đạt được kết quả gì đi chăng nữa thì kết quả chung cũng sẽ tương tự với Google, Bởi hoạt động kinh doanh cốt lõi của hai công ty là quảng cáo kỹ thuật số, và cả hai đã có một vị trí vững chắc trên thị trường này.
Mark Zuckerberg và các giám đốc điều hành công ty khác đã thừa nhận rằng phải mất nhiều năm trước khi metaverse chuyển thành hiện thực – chính xác là ít nhất 10 năm.
Nhưng theo Tilson, Facebook nên làm những gì Google nên làm: tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cực kỳ thành công của mình, giải quyết các vấn đề nổi cộm liên quan đến chúng và “không lãng phí 10 tỷ USD mỗi năm cho metaverse”.
“Google và Facebook đều là hình mẫu của những công ty vĩ đại nhất thế giới, nhưng chúng cũng cho thấy những công ty vĩ đại nhất thế giới sẽ gặp phải các vấn đề như tự mãn, không khớp vốn và nỗ lực xây dựng đế chế sau khi họ đã thu được dòng tiền khổng lồ như thế nào”, Tilson nhận xét.
Đổi tên Facebook sang Meta, Mark Zuckerberg có nguy cơ "bốc hơi" 455 tỷ
Màn đổi tên lần này của Facebook có thể tiêu tốn 20 triệu USD (khoảng 455 tỷ đồng) của tỷ phú Mark Zuckerberg.
Trong sự kiện Facebook Connect 2021 diễn ra vào rạng sáng 29/10 (theo giờ Việt Nam), Facebook chính thức công bố những hình ảnh đầu tiên về vũ trụ ảo Horizon Home và đổi tên tập đoàn mẹ thành Meta.
Bước ngoặt này đánh dấu thay đổi lần đầu tiên sau 17 năm của Facebook. Bắt đầu từ thời điểm này, Facebook chỉ còn là tên của một ứng dụng mạng xã hội thuộc Meta, tương đương các sản phẩm khác như Instagram, WhatsApp. Còn Mark Zuckerberg thì chính thức trở thành Chủ tịch kiêm CEO Meta, công ty mẹ của Facebook.
Mark Zuckerberg công bố những hình ảnh đầu tiên về vũ trụ ảo Horizon Home
Trong sự kiện lần này, vị tỷ phú cũng chính thức đổi tên tập đoàn mẹ từ Facebook sang Meta
Và theo TMZ, màn đổi tên này của Facebook có thể tiêu tốn thêm 20 triệu USD (khoảng 455 tỷ đồng) của tỷ phú Mark Zuckerberg.
Cụ thể, vào tháng 8 vừa qua, một công ty nhỏ mang tên Meta PC do Joe Darger và Zack Shutt sáng lập, đã nộp đơn đăng ký bản quyền cho thương hiệu Meta. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính, laptop, tablet, thiết bị mạng, phần mềm cũng như nhiều sản phẩm công nghệ khác.
Zack Shutt và Joe Darger, những người đã nộp đơn đăng ký bản quyền cho thương hiệu Meta
Joe Darger và Zack Shutt cho biết công ty của họ đã vận hành được hơn một năm nhưng gần đây mới đăng ký thương hiệu. Mặc dù vẫn chưa có bất cứ tranh chấp nào về thương hiệu xảy ra sau khi Facebook đổi sang tên mới, nhưng nếu có một cuộc tranh chấp xảy ra, phía Meta PC sẽ có lợi thế pháp lý vì đã đăng ký trước.
Chia sẻ với TMZ, Darger và Shutt cho biết rằng họ sẵn sàng nhượng lại tên thương hiệu Meta cho Mark Zuckerberg nếu vị tỷ phú bỏ ra 20 triệu USD. Theo Darger và Shutt, con số này nghe có vẻ điên rồ nhưng việc từ bỏ tên gọi Meta bắt buộc họ phải đổi thương hiệu cho toàn bộ công ty của mình... điều này tất nhiên sẽ mất rất nhiều chi phí.
Hiện tại vẫn chưa có bất cứ cuộc tranh chấp nào về thương hiệu Meta, nhưng theo một nguồn tin thân cận chia sẻ với TMZ rằng, Facebook cho rằng họ có quyền sử dụng nhãn hiệu Meta cho những hàng hóa, dịch vụ của mình.
Theo một nguồn tin thân cận chia sẻ với TMZ, Facebook cho rằng họ có quyền sử dụng nhãn hiệu Meta cho những hàng hóa, dịch vụ của mình
Facebook không phải là công ty công nghệ lớn đầu tiên thay đổi tên thương hiệu. Năm 2015, Google đã cơ cấu lại hoàn toàn dưới một công ty mẹ mang tên Alphabet, với mục đích cho thấy họ không chỉ là một công cụ tìm kiếm trên internet mà là một tập đoàn khổng lồ với tham vọng sản xuất ô tô tự hành, công nghệ y tế... Năm 2016, Snapchat cũng đổi thương hiệu thành Snap và tự gọi mình là "công ty máy ảnh" với sản phẩm là cặp kính đeo mắt Spectacles có thể chụp ảnh.
Facebook có thể phải mất thêm tiền mới được dùng tên Meta Những người đã đăng ký nhãn hiệu Meta sẵn sàng chuyển giao cho Zuckerberg với giá 20 triệu USD. Trước mắt, họ cũng hưởng lợi từ hiệu ứng truyền thông sau khi Facebook đổi tên. Theo TMZ, từ tháng 8, một công ty nhỏ mang tên Meta PC đã nộp đơn đăng ký bản quyền nhãn hiệu Meta, hoạt động trong lĩnh vực...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xu hướng đáng lo ngại: Dùng ChatGPT đoán địa điểm trong ảnh

Microsoft bổ sung khả năng tự động hóa quy trình cho AI trên Copilot Studio

Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng

Hàng loạt máy tính Windows 11 bị 'màn hình xanh' sau khi cập nhật

Cái nhìn đầu tiên về One UI 8 dựa trên Android 16

Safari hiện lịch sử tìm kiếm sau cập nhật iOS 18.4.1

Tính năng mới thú vị nhất của Gemini Live miễn phí cho mọi người

Google ra mắt công cụ AI cho phép tạo video từ văn bản và hình ảnh

5 tính năng bảo mật người dùng iPhone không nên bỏ qua

Mạng 5.5G nhanh gấp 10 lần 5G sẽ tạo ra cuộc đua mới trong viễn thông

Thúc đẩy công nghệ chiến lược: Cần chính sách đặc biệt, loại bỏ tư duy cũ

Google tìm cách trị ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' pin
Có thể bạn quan tâm

Lý do người đàn ông tử vong khi dỡ nhà ở TPHCM
Tin nổi bật
13:30:21 21/04/2025
Trung Quốc phô diễn sức mạnh công nghệ qua cuộc thi chạy robot
Thế giới
13:24:16 21/04/2025
Ca nương Kiều Anh sở hữu túi hiệu tiền tỷ, có chồng đồng hành mọi nơi
Phong cách sao
13:05:58 21/04/2025
Cuộc sống của nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất
Netizen
13:01:54 21/04/2025
MU kích hoạt 'bom tấn' Nico Williams
Sao thể thao
12:58:39 21/04/2025
Tôi "bó tay" khi lấy phải ông chồng ái kỷ, luôn cho mình là nhất
Góc tâm tình
12:46:50 21/04/2025
Giá xe máy Honda mới nhất cực hấp dẫn: SH, Vision, Lead có giá bao nhiêu?
Xe máy
12:42:19 21/04/2025
Jennie diễn như "lên đồng" ở Coachella tuần 2: Live tốt hơn hẳn, nhảy cực "cháy" khiến MXH Hàn bùng nổ!
Nhạc quốc tế
12:37:22 21/04/2025
Điểm tuần: MacBook Air M4, iPad Air M3 đồng loạt lên kệ tại Việt Nam
Đồ 2-tek
12:35:01 21/04/2025
Mazda 3 có thêm biến thể hiệu suất cao mới
Ôtô
12:20:17 21/04/2025