Chuyên gia: Đất nền khó ’sốt’ trở lại vào năm 2023
Chuyên gia cho rằng bất động sản du lịch và đất nền sẽ vẫn gặp khó khăn trong năm 2023. Ngược lại, các phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu thực sẽ lên ngôi.
Chuyên gia cho rằng rất khó để đất nền tăng giá mạnh như năm 2022. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tại hội thảo “Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023″ do Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng tổ chức sáng 14/12, các chuyên gia tập trung thảo luận nhiều về vấn đề thị trường vốn và bất động sản. Nhiều quan điểm và kiến nghị đã được đưa ra nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản, vốn đã ảm đạm trong nhiều tháng nay.
Toàn ngành vẫn trong thế khó
Theo ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), thị trường nhà đất trong năm 2022 đã gặp rất nhiều khó khăn, sang năm 2023, những thách thức vẫn sẽ còn tiếp tục tồn tại. Hiện toàn ngành bất động sản phải chật vật giải “bài toán” nguồn vốn. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng, không thể phát triển sản phẩm mới và buộc phải sa thải lượng lớn nhân viên.
Ông Lê Viết Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Xây dựng và VLXD TP.HCM phát biểu trực tuyến tại hội thảo. Ảnh: Thanh Vũ.
Ông Lê Viết Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM, cho biết các dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân, nhà ở đô thị sẽ là trọng tâm phát triển của thị trường bất động sản vào năm sau. Ngoài ra, ông cũng nhận định “sóng gió” trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2023.
Video đang HOT
“Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang trong giai đoạn ‘ngủ đông’, phải cắt giảm chi phí hoạt động và nhân sự. Năm 2023 sẽ khó chứng kiến một đà bật tức thì. Tuy nhiên, đây cũng là dịp để thị trường thanh lọc các doanh nghiệp bất động sản có thực lực”, bà Nguyễn Thùy Dung, Chủ tịch của Phú Hưng Property, chia sẻ với Zing tại bên lề hội thảo.
Nhận định về tình hình thị trường trong năm 2023, bà Nguyễn Thùy Dung cho rằng các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực sẽ tiếp tục “lên ngôi” vào năm sau. Bên cạnh đó, những dự án bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì mạch phát triển bền vững. Tuy nhiên, phân khúc đất nền khó lòng “sốt” trở lại như các năm.
Đi tìm lực đẩy
“Cần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bất động sản an toàn, an sinh xã hội với trọng tâm ở 3 chủ thể, bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người dân”, ông Nguyễn Văn Khôi chia sẻ tại hội thảo.
Chủ tịch VNREA đề xuất Chính phủ giao tổ công tác của Thủ tướng về bất động sản, chính quyền địa phương thống kê những khó khăn, vướng mắc tại các dự án. Từ đó, các đơn vị này sẽ báo cáo lên Chính phủ, Quốc hội để các cơ quan nhanh chóng “vào cuộc” tháo gỡ.
Bên cạnh đó, để dự án được nhanh chóng đưa vào triển khai, các yếu tố như mặt bằng, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được các cơ quan chức năng chú trọng, giám sát. Các thủ tục thực hiện đầu tư cũng cần phải được rút ngắn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
“Phía chính quyền địa phương cần xem xét, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian, xây dựng chương trình phát triển, quản lý hệ thống nhà ở trên thị trường bất động sản, đặc biệt là nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân”, ông Nguyễn Văn Khôi bình luận tại hội thảo.
Ngoài ra, phía doanh nghiệp phải chủ động, thích ứng linh hoạt, giảm chi phí đầu vào để hạ giá bán, tăng cường tiếp cận thêm nhiều đối tượng để gia tăng doanh thu. Với bối cảnh và nhu cầu của xã hội, ông Nguyễn Văn Khôi cho rằng các chủ đầu tư nên tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp.
Theo ông Lê Viết Hải, toàn cảnh thị trường đang chứng kiến sự mất cân đối về cung cầu. Vì vậy, cựu Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đề xuất giải pháp về việc cung cấp thông tin công khai, minh bạch về thị trường xây dựng.
Cụ thể, Nhà nước cần tạo lập một trang chính thống cung cấp các dữ liệu về quy hoạch, giao dịch bất động sản, các dự án đang xem xét và đã được cấp phép… Điều này sẽ giúp các chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định phù hợp hơn khi tung ra các sản phẩm trên thị trường, đem lại hiệu quả cao trong thị trường xây dựng nói chung và bất động sản nói riêng.
Bộ Xây dựng nói gì về hiện tượng bán nhà "hai giá" để trốn thuế
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Xây dựng đánh giá giao dịch bất động sản chưa được minh bạch, hiện tượng "hai giá", kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế còn phổ biến.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa có báo cáo gửi Quốc hội các nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội.
Theo đó, Bộ trưởng đánh giá, thị trường bất động sản trong 9 tháng đầu năm tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn và khan hiếm về nguồn cung. Nguồn cung về nhà ở từ các dự án mới được bổ sung không nhiều, nguồn cung nhà ở mới trong 9 tháng chủ yếu vẫn đến từ những dự án đã được triển khai và đang được mở bán.
Lũy kế tổng lượng giao dịch (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền) 9 tháng đầu năm tăng so cao với cùng kỳ năm 2018, nhưng đã có xu hướng chững lại và giảm mạnh vào quý 3. Giá bất động sản vẫn ở mức cao so với khả năng chi trả của đa số người dân.
Đánh giá về những tồn tại, hạn chế, cơ quan quản lý cho biết, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi như: chưa thống nhất về hình thức lựa chọn (đấu giá, đấu thầu, chỉ định) chủ đầu tư dự án có sử dụng đất; các quy định liên quan đến việc xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng; quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài; quy định về thời hạn, chế độ sử dụng đất đối với các loại bất động sản mới, bất động sản hỗn hợp, đa chức năng...
Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp: Phổ biến là bất động sản ở các phân khúc nhà ở trung, cao cấp, bất động sản du lịch có biểu hiện dư thừa (có nhiều phân khúc đã vượt dự báo đến năm 2025); chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường...
Giá bất động sản, đặc biệt là nhà ở, đất ở liên tục tăng và cao hơn so với thu nhập của người dân. Điều này khiến cho người lao động thu nhập thấp tại các đô thị, công nhân khu công nghiệp càng khó khăn trong việc tiếp cận và tạo lập chỗ ở.
Các sàn giao dịch bất động sản hoạt động thiếu ổn định; hoạt động môi giới bất động sản chưa được kiểm soát tốt.
Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường bất động sản, nhà ở chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, chưa công khai làm ảnh hưởng tới tính minh bạch của thị trường.
"Đặc biệt, giao dịch bất động sản chưa được minh bạch, hiện tượng "hai giá", kê khai thấp hơn giá giao dịch thực nhằm trốn thuế trong giao dịch kinh doanh bất động sản còn khá phổ biến", Bộ Xây dựng đánh giá.
Bộ cũng cho biết, trong quý 3/2022, doanh nghiệp bất động sản khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn lực cho thị trường bất động sản còn bất hợp lý (chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 - 30% tổng mức đầu tư của dự án). Chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường.
Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho hay cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản bảo đảm đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023.
Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp, lưu ý tới nhà ở cho các chuyên gia, nhà khoa học tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở cho các đối tượng này...
Kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.
Đối với các địa phương, cần tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
"Khẩn trương xây dựng Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn từ nay đến năm 2025 và 2030, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm theo quy định của Luật Nhà ở trong đó xác định rõ có danh mục các dự án nhà ở để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở trên địa bàn", Bộ trưởng cho hay.
Tháng Ngâu có ảnh hưởng đến thị trường bất động sản? Năm nay, thị trường bất động sản trong tháng Ngâu có diễn biến khá lạ, trái chiều giữa các phân khúc. Chung cư nội đô bỗng nóng trở lại Tháng Bảy Âm lịch, hay dân gian còn gọi là tháng Ngâu , khiến nhiều người có tâm lý e dè, kiêng mua bán nhà đất. Chính vì vậy, đây thường được xem là...