Chuyên gia: Đánh với Nga, NATO sẽ thua “sấp mặt”
Chuyên gia NATO chi ra rằng, Liên minh Bắc Đại Tây Dương có điểm yếu lớn nhất là khả năng triển khai lực lượng phương tiện đến khu vực tác chiến.
Chuyên gia NATO vạch điểm yếu lớn nhất
Ngay từ trước khi lên nắm quyền chứ không phải là thời điểm hiện nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã liên tục nói rằng, các đồng minh của Hoa Kỳ trong Liên minh NATO nên chi ngân sách nhiều hơn cho quốc phòng, The Wall Street Journal lưu ý.
Nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies, viết tắt: CSIS) là ông Jeffrey Ratke cho rằng, việc sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý là điều quan trọng hơn nhiều.
Theo ông Ratke, kể từ năm 2013, Nga đã tiến hành một số cuộc tập trận lớn, thể hiện khả năng nhanh chóng di chuyển khối lượng quân khổng lồ tới biên giới của NATO và EU. Theo Ratke, điểm mạnh nhất của Nga lại chính là nhược điểm chính trong chiến lược của NATO.
Trong trường hợp cần ngăn chặn sự xâm lăng của Nga, các thành viên liên minh triển khai cái gọi là lực lượng yểm hộ ở các nước Baltic và Ba Lan, cũng như vùng Biển Đen. Nhưng lực lượng này quá nhỏ và sẽ không hiệu quả, nếu NATO không thể nhanh chóng chuyển viện trợ lớn cho khu vực.
Tác giả nhắc nhở rằng, cựu chỉ huy quân đội Hoa Kỳ tại Châu Âu, Trung tướng Ben Hodges thường xuyên nêu vấn đề về nhu cầu triển khai “đội quân Schengen” (tức là trao cho Quân đội NATO quy chế đặc biệt, có thể đi lại tự do giữa các nước châu Âu).
Chuyên gia Ratke ủng hộ sáng kiến đó, vì điều này sẽ loại bỏ các trở ngại quan liêu khi quân đội NATO di chuyển qua biên giới các nước, nhưng theo ông, đây vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất, mà khả năng cơ động mới là điểm yếu chính của Quân đội NATO.
Điều tồi tệ nhất ở Quân đội NATO đang triển khai ở châu Âu là khả năng nhanh chóng vận chuyển trang thiết bị quân sự và binh lính với số lượng lớn đến các khu vực tác chiến trong thời gian nhanh nhất.
Để làm điều này, NATO không có đủ dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng. “Chi hàng tỷ dollars cho xe tăng và xe thiết giáp không có ý nghĩa gì, khi mà không có phương tiện kịp thời vận chuyển chúng đến điểm nóng” – chuyên gia Ratke nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chuyên gia Ratke kết luận rằng, “NATO tập trung vào tính cơ động và triển khai nhanh chóng, chứ không chỉ chăm chăm đáp ứng nhu cầu mua sắm vũ khí, chỉ làm tốt điều đó, NATO mới có thể tăng cường phòng thủ tập thể”.
Trang bị cơ động, vận chuyển quân của NATO quá yếu kém
Các quan chức quân sự NATO đã từng nhiều lần chỉ trích thậm tệ tình trạng quân đội nhiều nước thành viên chủ chốt của liên minh “thiếu kinh phí kinh niên” và “thiếu hụt vũ khí trang bị trầm trọng”, thậm chí các trang bị sẵn có cũng không ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Hồi tháng 9.2017, một báo cáo quân sự rò rỉ trên tờ Politico cho thấy, Lầu Năm Góc thừa nhận Lữ đoàn dù mạnh nhất của Mỹ ở châu Âu – một lực lượng có khả năng cơ động cao nhất của các Quân đội, sẽ không thể chống lại được lực lượng tương tự của Nga.
Politico nhận định, mặc dù Lữ 173 đã thu được không ít kinh nghiệm tác chiến thực tế tại những chiến trường có mức độ khốc liệt cao như Iraq và Afghanistan; nhưng về cơ bản, các chiến trường này có phạm vi hẹp, đối phương không có không quân và những thiết bị công nghệ cao.
Trong bối cảnh hiện nay, nếu phải đối phó với đối thủ có tiềm lực quân sự mạnh như Nga, trong một không gian chiến trường rộng, thì lữ đoàn này đang “thiếu những khả năng quan trọng, cần thiết nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, với tốc độ phản ứng nhanh”.
Quân đội NATO sẽ nhanh chóng bị Nga đánh bại?
Cụ thể là lực lượng của họ thiếu khả năng bảo vệ trước sự tấn công của lực lượng địch khi đang nhảy dù; các xe tăng, thiết giáp Lữ đoàn này cũng vô số lần “rơi tự do” khi được thả dù xuống mặt đất; xe thiết giáp Humvees “quá mong manh” trước các loại mìn và các xe chiến đấu của Nga; khả năng tác chiến điện tử của Lữ đoàn cũng kém; trạng thái sẵn sàng chiến đấu của nó cũng không cao.
Lữ đoàn đổ bộ đường không số 173 của Quân đội Hoa Kỳ hiện đang đóng quân tại Vicenza-Italia. Với nhiệm vụ triển khai tác chiến ở châu Âu, lữ đoàn này được coi là đội quân tiên phong của Mỹ-NATO trong đối đầu với Nga; là “cánh cửa thép” bảo vệ châu Âu nếu Nga động binh.
Thế nhưng, với những yếu kém như trên, nếu có chiến tranh, lữ đoàn này có thể bị Nga tiêu diệt khi nó còn chưa kịp triển khai tới mặt trận.
Trước đó, hồi tháng 2.2016, bản báo cáo của các chuyên viên NATO đưa ra cảnh báo, kết quả kiểm tra cho thấy, trong 31 trực thăng Tiger của Bundeswehr (Quân đội Đức) chỉ có 10 chiếc sẵn sàng để sử dụng, còn khi khảo sát 406 xe thiết giáp Marder thì chỉ có 280 xe có khả năng hoạt động ngay lập tức.
Đối với Quân đội Hoàng gia Anh, khả năng triển khai quân của quân đội nước này rất “có vấn đề”, ngay cả việc đưa một lữ đoàn chứ chưa nói đến một sư đoàn vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu đáng tin cậy cũng sẽ là một thách thức rất nghiêm trọng.
Quân đội các nước châu Âu trong NATO cũng đang thiếu nghiêm trọng các máy bay vận tải hạng nặng để vận chuyển xe tăng, thiết giáp và binh lính đến các khu vực tác chiến, trong khi Nga có thể bốc vài sư đoàn và trang bị nặng đến khu vực tác chiến cách hàng chục ngàn dặm trong vòng 3 ngày.
Do đó, các chuyên gia của liên minh này đã cảnh báo rằng, nếu có chiến tranh xảy ra, Quân đội NATO sẽ nhanh chóng thất bại, không thể ngăn chặn một “cuộc tấn công” của Nga vào Baltic và các nước châu Âu.
Theo Toàn Thắng (Báo Đất Việt)
Rào cản khiến NATO khó tổ chức tập trận lớn như Zapad của Nga
Zapad là cuộc tập trận chung của Nga có quy mô lớn đến mức các thành viên NATO không thể tổ chức hoạt động tương tự.
Nội dung vượt sông trong cuộc tập trận Zapad 2013. Ảnh: Sputnik.
Nga dự kiến tổ chức cuộc tập trận chung với Belarus mang tên "Zapad 2017" từ ngày 14 đến 20/9, với sự tham gia của khoảng 100.000 quân nhân và nhiều khí tài hiện đại. Đây là cuộc tập trận quy mô lớn trong nhiều năm qua, có thể khiến NATO vừa lo sợ vừa ghen tị, theo Defense One.
Zapad (phương Tây) là hoạt động tập trận bắt nguồn từ thời Liên Xô, được tổ chức 4 năm một lần từ năm 1973. Trong đó, Zapad 81 là cuộc tập trận lớn nhất lịch sử, kéo dài trong 8 ngày với sự tham gia của 100.000-150.000 binh sĩ Liên Xô và khối hiệp ước Warsaw. Hoạt động tập trận này bị ngừng lại sau khi Liên Xô tan rã và chỉ được nối lại vào năm 2013.
Tập trận Zapad là một trong các đợt luân chuyển quân số quy mô lớn hàng năm, với sự tham gia của 4 bộ tư lệnh chiến lược Nga gồm quân khu miền Đông, quân khu Kavkaz, quân khu Trung tâm và quân khu miền Tây. Cuộc tập trận này đóng vai trò quan trọng trong quy trình huấn luyện của quân đội Nga.
Giới chuyên gia quân sự Nga cho biết Zapad 2017 sẽ có sự tham gia của lực lượng không quân, một sư đoàn đổ bộ đường không và một sư đoàn bộ binh. Một số nguồn tin cho rằng Quân đoàn Tăng Cận vệ số 1 mới tái lập cũng góp mặt trong Zapad 2017, dù thông tin này chưa được xác nhận. Theo Bộ Quốc phòng Nga, trọng tâm của cuộc tập trận năm nay là lập kế hoạch hiệp đồng, xây dựng chiến thuật chỉ huy và triển khai đội hình quân binh chủng hợp thành.
Các thành viên NATO ở khu vực Baltic luôn tỏ ra lo ngại, khẳng định đợt tập trận này là hoạt động diễn tập xâm lược. Tuy nhiên, học giả Elisabeth Braw tại Hội đồng Đại Tây Dương lại cho rằng NATO có lý do để ghen tị, vì từ lâu khối này chưa có khả năng tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn như Zapad.
Zapad là một trong các đợt tập trấn lớn nhất của Nga. Ảnh: Sputnik.
Hạn chế trong khâu hậu cần là một trong những nguyên nhân giới hạn quy mô tập trận của NATO. Trong cuộc tập trận Reforger năm 1987, hơn 115.000 binh sĩ từ 6 nước đã phải hành quân 600 km bằng đường bộ, đường sắt và đường không để đến khu vực tập kết tham gia tập trận.
Các đợt tập trận phòng thủ đa quốc gia của châu Âu cũng thiếu sự gắn kết hiệp đồng, trong khi việc huy động lực lượng lớn cũng đối mặt với nhiều rào cản. Để tham gia cuộc tập trận lớn nhất từ sau Chiến tranh Lạnh hồi năm ngoái, nhiều nước thành viên NATO cần nhiều ngày để hoàn tất thủ tục ngoại giao cho phép triển khai quân, trong khi nhiều quốc gia khác không có đường bộ và đường sắt đủ sức tiếp nhận khí tài hạng nặng của Mỹ và đồng minh
28 thành viên NATO cũng chưa đạt sự đồng thuận về kế hoạch phòng thủ và triển khai quân sự chung, trong khi Nga là quốc gia riêng nên dễ dàng tổ chức tập trận quy mô lớn.
Một tổ chức quân sự đa quốc gia không thể phối hợp di chuyển lực lượng đến địa điểm tập kết sẽ gặp thất bại trước cả khi chiến tranh xảy ra. Bởi vậy, NATO còn nhiều điều phải cải tổ cả về mặt ngoại giao và cơ sở hạ tầng, nếu họ muốn tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn như Zapad của Nga, chuyên gia Braw nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Vật thể dưới biển sâu hé lộ nền văn minh 14.000 năm trước? Vật thể bí ẩn ở biển Baltic được cho là vết tích của một ngôi đền cổ cách đây 14.000 năm trước. Theo Expresss, năm 2011, đội săn tìm kho báu dưới đáy biển của Thụy Điển tình cờ phát hiện một vật thể lớn hình tròn. Vật thể lạ dài 70 mét nằm ở độ sâu 100 mét trên biển Baltic, nằm...