Chuyên gia đánh giá khả năng Mỹ-Triều Tiên chiến tranh
Mỹ dọa cho Triều Tiên nếm “lửa và sự thịnh nộ” chưa từng có, Bình Nhưỡng nói “cân nhắc khả năng dội tên lửa vào đảo Guam”. Liệu hai bên sẽ đi đến đâu?
Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Cuộc khẩu chiến dữ dội giữa Mỹ và Triều Tiên liên tục leo thang thời gian qua. Mới đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cho Triều Tiên nếm trải “lửa và sự thịnh nộ chưa từng có”. Đáp lời, Bình Nhưỡng khẳng định sẽ “xem xét cẩn thận kế hoạch mở rộng căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam thuộc Thái Bình Dương”.
Căng thẳng hai bên lên cao sau khi Triều Tiên thử hai quả tên lửa đạn đạo liên lục địa trong tháng 7. Mỹ và cộng đồng quốc tế phản ứng lại bằng cách áp đặt lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất.
Theo các chuyên gia, dù hai quốc gia liên tục có hành động đe dọa lẫn nhau, nguy cơ chiến tranh xảy ra vẫn là điều rất xa vời.
Nước nào là cường quốc hạt nhân?
Video đang HOT
“Không quốc gia nào, ngay cả Triều Tiên, muốn chiến tranh. Tuy nhiên, ông Kim sẽ cố gắng đẩy tình hình lên mức cao nhất có thể. Mục đích là buộc Mỹ hiểu rằng, Triều Tiên là cường quốc hạt nhân. Ngoài ra, ông ấy muốn người dân tin Triều Tiên đủ nội lực để đối trọng với Mỹ”, Jean Lee, chuyên gia học viện Wilson, nói.
Bằng một số cách nào đó, hành động khiêu khích của ông Trump nằm trong kế hoạch của Triều Tiên: ông Kim Jong-un muốn người dân tin rằng Mỹ đang gây hấn với nước này. Điều đó giúp dân Triều Tiên đoàn kết hơn và “hợp thức hóa” việc phát triển tên lửa và hạt nhân, chuyên gia Jean phân tích.
Điều tàu sân bay tới khu vực
Chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến những màn đấu khẩu căng thẳng giữa ông Kim Jong-un và Donald Trump trong thời gian tới. Chuyên gia Andrei Lankov, giáo sư đại học Kookmin, Hàn Quốc cho rằng Mỹ sẽ sớm điều động tàu sân bay tới khu vực bán đảo Triều Tiên.
Một khi Triều Tiên hoàn thành phát triển vũ khí hạt nhân có thể bắn tới đất Mỹ, lúc đó Bình Nhưỡng mới sẵn sàng ngồi vào vòng đàm phán. Thảo luận về việc đóng băng chương trình tên lửa và hạt nhân sẽ chỉ thực sự được kích hoạt từ thời điểm này.
Loại bỏ giải pháp quân sự
Chuyên gia Jiyong Song, giảng viên cao cấp đại học Melbourne (Australia) chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, nói ông Kim sẽ tiếp tục thử tên lửa trong thời gian tới. Chỉ khi nào hai bên đàm phán công khai hoặc bí mật, tranh cãi mới chấm dứt.
Chuyên gia Song khẳng định: “Không có biện pháp quân sự nào là phù hợp với tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng muốn được công nhận là một quốc gia hạt nhân và xây dựng mối quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ”.
Vũ khí hạt nhân để tự vệ
Chuyên gia Robert Kelly từ đại học Pusan (Hàn Quốc) tin rằng nguy cơ chiến tranh Mỹ-Triều Tiên là rất thấp. Hai nước đấu khẩu thời gian qua chẳng khác gì hai đứa trẻ tranh cãi ở sân chơi chung.
Kelly nói: “Triều Tiên không dại gì tấn công căn cứ ở đảo Guam trước vì sẽ khiến Washington tức giận và trả đũa không khoan nhượng. Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là vì mục đích tự vệ, không dùng để tấn công”.
Theo danviet
Triều Tiên: Mỹ sai lầm lớn, tưởng ở xa là an toàn
Bình Nhưỡng nhắc lại rằng nước này sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa đủ sức bắn tới đất Mỹ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên trong buổi bắn thử.
Bình Nhưỡng vừa lên tiếng phản đối nghị quyết trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc và khẳng định sẽ đáp trả "bằng hành động phù hợp". Thậm chí, Triều Tiên tuyên bố rằng Mỹ đừng nghĩ rằng nước này an toàn, dù ở khá xa Bình Nhưỡng.
Nghị quyết trừng phạt được 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an thông qua hôm 5.8 đã khiến Bình Nhưỡng nổi giận. Trong nhiều năm qua, Triều Tiên không chấp nhận đàm phán về vấn đề hạt nhân và tên lửa, đồng thời lên án Mỹ và đồng minh có hành động gây hấn trong khu vực.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA viết: "Thật là một ý tưởng dại dột khi cho rằng Bình Nhưỡng sẽ bị chao đảo và thay đổi quan điểm vì lệnh trừng phạt của những thế lực thù địch. Không có sai lầm nào lớn hơn việc Mỹ tin rằng nước này đang an toàn vì ở cách Triều Tiên một đại dương".
Triều Tiên nhắc lại tuyên bố trước đây, rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này có thể bắn tới đất Mỹ. Riêng trong tháng 7, Triều Tiên đã bắn 2 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Cuối ngày 7.8 tại cuộc gặp của tổ chức ASEAN tại Philippines, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho nói rằng "chương trình hạt nhân không phải là thứ để đàm phán". Ông khẳng định Bình Nhưỡng sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng lệnh trừng phạt.
Ở chiều hướng khác, Nga kêu gọi các bên không đe dọa sử dụng vũ lực và tìm kiếm giải pháp ngoại giao. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói "các bên cần hạn chế tối đa sử dụng vũ lực ở bán đảo Triều Tiên". Ông Lavrov cũng có cuộc gặp ngắn với người đồng cấp Triều Tiên bên lề hội nghị.
Theo Danviet
Ông Duterte lần đầu lên tiếng chỉ trích ông Kim Jong-un Ông Duterte lo ngại chiến tranh hạt nhân có thể biến vùng Viễn Đông trở nên cằn cỗi và ảnh hưởng tới tận Philippines. Ông Duterte lần đầu lên tiếng chỉ trích lãnh đạo Triều Tiên. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lần đầu lên tiếng chỉ trích lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un. Ông Duterte nói: "Ông ấy đang chơi với...