Chuyên gia đánh giá dịch COVID-19 sau biến thể Omicron
Biến thể BA.2 xuất hiện đã lất át BA.1 với khả năng lây lan nhanh hơn. Hai biến thế này của Omicron không gây bệnh diễn tiến nặng như biến thể Delta và đặc biệt không gây nặng với trẻ em.
“Có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu” – Đây là đánh giá của BS Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) trước diễn biến đại dịch COVID-19, với biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế.
Trao đổi với PV VOV.VN, BS Khanh cho biết, khi biến thể Omicron xuất hiện, dịch COVID-19 đã giảm căng thẳng và biến thể phụ của Omicron là BA.2 thậm chí không gây ảnh hưởng nặng như BA.1.
“Về lý thuyết, nếu xuất tiếp tục xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 thì biến thể mới phải lây lan mạnh hơn để lấn át BA.1 và BA.2 của Omicron. Trường hợp biến chủng mới xuất hiện nhưng không lây lan mạnh như biến chủng cũ thì đó không phải là vấn đề. Thực tế đã xuất hiện biến thể BA.3 nhưng tính sinh học và khả năng lây không có gì đặc biệt nên đây không phải là vấn đề. Với diễn biến dịch là biến thế Omicron chiếm ưu thế thì có thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu khi khả năng diễn tiến bệnh nặng không nhiều”, BS Khanh nói.
BS Trương Hữu Khanh (nguyên trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
Biến thế phụ BA.2 của biến thể Omicron đang được gọi là “biến thể tàng hình”. Điều này có thể hiểu là do biến thể phụ này khiếm khuyết một đoạn gene nên chạy xét nghiệm PCR không phát hiện ra và test có thể cho kết quả âm tính trong 2-3 ngày đầu.
BS Khanh cho rằng, hiện nay vẫn có một tỷ lệ nhất định người nhiễm biến thể Delta. Do vậy, người dân không nên lơ là phòng, chống dịch, song cũng không vì vậy mà quá lo lắng: “Hiện biến thể Omircon đang chiếm ưu thế trên thế giới. Biến thể phụ BA.1 và BA.2 có đặc tính sinh học giống nhau, tuy nhiên, BA.2 xuất hiện đã lất át BA.1 với khả năng lây lan nhanh hơn. Hai biến thế này của Omicron không gây bệnh diễn tiến nặng như biến thể Delta và đặc biệt không gây nặng với trẻ em”.
Theo thống kê từ đầu tháng 3/2022, các biến thể phụ của Omicron có xu hướng lây nhiễm nhanh trong thời gian qua ở các tỉnh thành, nhất là ở Hà Nội và TP.HCM, thay thế dần chủng Delta.
Tại Hà Nội, các biến thể của Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận huyện, trong đó BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện nhiễm Omicron. Trong khi, đánh giá theo tầm soát ngẫu nhiên tại TP.HCM, biến thể “Omicron tàng hình BA.2″ chiếm 64%.
Trên toàn cầu, biến thể phụ BA.2 của Omicron chiếm khoảng 86% các trường hợp mắc COVID-19 được thống kê từ ngày 16/2 – 17/3 và là nguyên nhân của làn sóng lây nhiễm hiện nay tại châu Âu. Dù dễ lây lan hơn so với chủng gốc, song BA.2 lại không gây ra bệnh nặng hơn và những loại vaccine hiện có vẫn cho thấy hiệu quả chống lại biến thể này.
Video đang HOT
Cũng theo những nghiên cứu mới đây, người đã tiêm mũi vaccine cơ bản, đã tiêm mũi tăng cường và từng mắc COVID-19 sẽ được bảo vệ tốt nhất trước biến thể phụ BA.2 của Omicron.
Những trường hợp có miễn dịch “hỗn hợp” có được từ vaccine và miễn dịch do từng mắc COVID-19, có thể giúp giảm 55% nguy cơ tái nhiễm. Các nghiên cứu tại Đan Mạch – nơi phát hiện nhiều ca mắc biến thể BA.2 nhất thế giới, sau khi giải mã trình tự gene đã phát hiện rằng người từng nhiễm BA.1 sẽ hiếm khi bị tái nhiễm biến thể BA.2. Nghiên cứu dữ liệu của hơn 1,8 triệu ca mắc trong giai đoạn 3 tháng từ tháng 11/2021 – tháng 2/2022, các nhà khoa học phát hiện chỉ 47 ca tái nhiễm biến thể BA.2 sau khi nhiễm BA.1 và hầu hết là người chưa tiêm phòng.
Đánh giá diễn biến lây nhiễm của biến thể Omicron, giới chuyên gia trong và ngoài nước đều nhận định, BA.2 dễ lây nhiễm hơn BA.1, song các trường hợp bị nặng và tử vong lại thấp hơn. Điều này cho thấy, khả năng miễn dịch của cơ thể người trước sự xuất hiện của bất kỳ biến thể phụ nào./.
Hải Phòng đồng loạt tiêm mũi 2 ngừa COVID-19 cho học sinh trong tuổi chỉ định
Từ ngày 21/12 đến 23/12, toàn bộ học sinh trong độ tuổi được chỉ định tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Hải Phòng bước vào chiến dịch tiêm mũi 2.
Việc tiêm chủng này được các đơn vị y tế quận, huyện, Đại học Y Hải Phòng thực hiện.
Trong 3 ngày liên tiếp (từ 21-23/12), công tác tiêm chủng vaccine mũi 2 ngừa COVID-19 được thành phố Hải Phòng"> Hải Phòng triển khai đồng loạt tại các trường cho học sinh trong độ tuổi chỉ định.
Việc tiêm chủng cho học sinh ở Hải Phòng thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, từng lớp, từng khối vào khung giờ khác nhau đảm bảo an toàn, khoa học, tránh tập trung đông người.
Tại quận Hải An, công tác tiêm chủng được thực hiện ngay tại trường học, bố trí phòng chờ, tầm soát trước tiêm, phòng tiêm và sau tiêm rất khoa học. Vaccine được tiêm cho học sinh là Pfizer, thời hạn sử dụng đến 06/2022.
Sau khi tiêm xong, học sinh di chuyển sang phòng theo dõi sau tiêm từ 30 -50 phút.
Tại trường THCS Đằng Hải, quận Hải An, trong sáng nay, nhà trường bố trí 500 học sinh khối 9 và khối 8 đến tiêm. Số còn lại 487 học sinh khối 7 và học sinh chưa tiêm mũi 1 sẽ tiêm vào chiều nay. Trước đó 3 ngày, nhà trường đã thông báo qua tin nhắn tới các bậc phụ huynh và zalo nhóm lớp để phụ huynh nắm được lịch tiêm, đăng ký tiêm cho con. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm, tránh lây nhiễm, BGH nhà trường đề nghị phụ huynh không vào trường.
Tương tự, tại các trường THCS Đằng Lâm, Tràng Cát, Nam Hải, Lê Lợi, Đông Hải việc tiêm chủng được lực lượng y tế quận Hải An và các nhà trường phối hợp triển khai bài bản, khoa học, an toàn.
Học sinh từng lớp đã xếp hàng, tập trung điểm danh chuẩn bị lên xe đến điểm tiêm chủng.
Tại trường THPT Kiến An, quận Kiến An, Hải Phòng, chỉ trong nửa ngày 21/12 đã thực hiện xong mũi tiêm thứ 2 cho 1,444 học sinh trong danh sách đủ điều kiện tiêm lần này. Để đảm bảo an toàn và thuận lợi trong công tác tiêm chủng cho học sinh nhà trường, tránh lây nhiễm chéo, BGH nhà trường và BVĐK Kiến An đã triển khai tiêm tại nhà thi đấu đa năng của quận Kiến An sức chứa hơn 1000 người. BGH nhà trường chia lịch tiêm cho từng khối, từng lớp và bố trí xe 47 chỗ chở học sinh từ trường tới điểm tiêm khoa học và an toàn.
Lực lượng y tế Trường ĐH Y Hải Phòng thực hiện tiêm mũi 2 cho học sinh THPT Lê Quý Đôn.
Cũng trong sáng nay, trường THPT Lê Quý Đôn triển khai tiêm vaccine mũi 2 cho học sinh toàn trường đủ điều kiện tiêm và phân chia lịch, thời gian cho từng khối, lớp cụ thể, tránh tập trung cùng lúc. Tại điểm tiêm, các em học sinh được đối chiếu thông tin, được khám sàng lọc kỹ và theo dõi sau tiêm, đảm bảo quy trình 1 chiều.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, thành phố hiện có trên 178.000 đối tượng từ 12-17 tuổi; trong đó có khoảng 5.000 trẻ em ngoài trường học. Tại thời điểm dịch bệnh bùng phát và lây lan rộng, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh được chính quyền các cấp, nhà trường và phụ huynh đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Vì sao bệnh viện ở TPHCM có hơn 300 y bác sĩ là F0 dù đã tiêm đủ vaccine? Trong đại dịch, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu mắc Covid-19, đa số không có bệnh lý nền và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Tại hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên diễn ra vào ngày 23/12, bác sĩ Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho...