Chuyên gia đánh giá chi tiết nguy cơ tái lặp thảm họa Chernobyl ở Kursk
Vụ nổ năm 1986 tại nhà máy hạt nhân Chernobyl của Liên Xô đã gây rúng động thế giới. Giờ đây, một chuyên gia trong ngành giải thích về rủi ro tái lặp thảm họa này với nhà máy hạt nhân ở Kursk.
Phòng Điều khiển tại Nhà máy điện hạt nhân Kursk của Nga. Ảnh: NSenergy
Những ngày gần đây, tình hình xung quanh nhà máy điện hạt nhân Kursk (NPP) trở nên phức tạp hơn. Hôm 8/8, các mảnh vỡ của tên lửa bị bắn rơi đã được tìm thấy tại khu phức hợp NPP, bao gồm cả khu vực xử lý chất thải phóng xạ. Hôm 9/8, một trạm biến áp đã bị đánh sập, khiến thị trấn Kurchatov, nơi gần nhà máy nhất, mất điện. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc gia của Nga, Rosatom, ngày 10/8 đã cảnh báo rằng “có nguy cơ thực sự về các cuộc tấn công và khiêu khích của quân đội Ukraine tại nhà máy điện hạt nhân”.
Nhật báo Kommersant của Nga đã có cuộc trao đổi với Valentin Gibalov, một chuyên gia hạt nhân độc lập, về các kịch bản khác nhau có thể xảy ra tại nhà máy hạt nhân Kursk trong bối cảnh cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vẫn tiếp diễn.
Tình hình an ninh tại Nhà máy điện hạt nhân Kursk khác với tình hình tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhizhia (do Nga kiểm soát nằm trên lãnh thổ Ukraine) như thế nào? Mỗi nơi đều gần với khu vực xung đột, nhưng điểm đặc biệt của chúng là gì? Sự khác biệt giữa các lò phản ứng loại kênh công suất cao (RBMK) tại Kursk và các lò phản ứng năng lượng nước-nước (VVER) tại Zaporozhizhia là gì?
Chuyên gia Gibalov: Lần thứ hai trong lịch sử chúng ta có nguy cơ chứng kiến một nhà máy điện hạt nhân lớn ở vùng chiến sự.
Nhà máy Kursk có bốn tổ máy với lò phản ứng RBMK-1000 và hai tổ máy khác với lò phản ứng VVER-TOI đang được xây dựng. Sự khác biệt chính giữa RBMK và VVER-1000 là RBMK không có thùng chứa – là một lớp vỏ bê tông cốt thép dày được thiết kế để giữ hơi nước bên trong buồng lò phản ứng trong trường hợp xảy ra hiện tượng giảm áp suất. RBMK không có cấu trúc như vậy. Điều này làm tăng tính dễ bị tổn thương của nhà máy điện hạt nhân có loại lò phản ứng này trước các cuộc tấn công vô tình hoặc cố ý bằng đạn pháo, tên lửa, bom và những thứ tương tự, có thể dẫn đến tai nạn phóng xạ khi chất phóng xạ bị giải phóng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng RBMK là một cơ cấu công nghiệp quy mô lớn và đồ sộ, để phá hủy nhà máy sẽ cần đến các loại vũ khí hạng nặng nhất. Hơn nữa, không giống như NPP Zaporozhye, NPP Kursk có thể sẽ được bảo vệ bởi một hệ thống phòng không mạnh mẽ, điều này khiến kịch bản nhà máy bị phá hủy khó xảy ra.
Nhà máy điện hạt nhân Kursk nhìn từ xa. Ảnh: RT
Video đang HOT
Những kịch bản nào khác có thể xảy ra nếu nhà máy bị đánh bom? Ví dụ, nếu lò phản ứng không trúng bom, nhưng phòng máy hoặc máy biến áp thì sao?
Chuyên gia Gibalov: Cần lưu ý rằng nhà máy điện hạt nhân là một cơ sở công nghiệp khổng lồ và mọi thứ nguy hiểm liên quan đến bức xạ (lò phản ứng, bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng, chất thải phóng xạ rắn và cơ sở lưu trữ chất thải phóng xạ lỏng) đều chiếm một phần nhỏ trong cơ sở của nó, diện tích bề mặt nhỏ hơn 5%. Trong trường hợp vô tình cơ sở bị trúng đạn, thiệt hại, cũng khó có thể dẫn đến việc phải đóng cửa nhà máy, mặc dù nếu tình trạng này kéo dài, quyết định đóng cửa sẽ được đưa ra như một biện pháp để giảm thiểu rủi ro khi các lò phản ứng được làm mát.
Tất nhiên, một cú va chạm vào khu vực tuabin hoặc máy biến áp sẽ dẫn đến tai nạn có thể nghiêm trọng, nhưng nó sẽ không gây ra giải phóng bức xạ vì NPP thường được thiết kế với khả năng bảo vệ lò phản ứng chống quá nhiệt theo từng giai đoạn cũng như khả năng ngăn chặn, giúp nó tồn tại sau thiệt hại xảy ra đối với các hệ thống khác, ngay cả với những hệ thống quan trọng đối với hoạt động liên tục của nhà máy.
Vậy, việc tái lặp thảm họa Chernobyl năm 1986 là không thể?
Chuyên gia Gibalov: Vâng, điều này là không thể. Nguyên nhân sâu xa của vụ tai nạn ở tổ máy số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là do sai sót trong thiết kế của RBMK-1000, dẫn đến việc giải phóng nhanh chóng năng lượng hạt nhân tương đương hàng trăm tấn TNT. Những sai sót trong thiết kế này đã được khắc phục vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Các lò phản ứng đã được nâng cấp rộng rãi.
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cũ được bao bọc trong một “quan tài” khổng lồ để ngăn chặn phóng xạ rò rỉ ra môi trường. Ảnh: Bloomberg
Hiện tại, không thể tái lặp vụ nổ tương tự trên các lò phản ứng RBMK hiện có bằng bất kỳ tác động bên ngoài hoặc bên trong nào. Ngay cả khi chúng ta giả định một kịch bản khá khó xảy ra là một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn dẫn đến việc mở lò phản ứng, thì quy mô của vụ tai nạn phóng xạ sẽ nhỏ hơn nhiều so với trường hợp thảm họa Chernobyl.
Hồi tháng 7, có thông tin cho rằng nhiên liệu mới đã được chuyển đến tổ máy điện đầu tiên của Kursk NPP-2 và việc chuẩn bị đang được tiến hành cho việc “chạy nóng và lạnh của lò phản ứng”. Vậy có rủi ro nào không?
Chuyên gia Gibalov: Đây có lẽ là vấn đề ít nguy hiểm nhất trong các kịch bản tấn công NPP Kursk. Nhiên liệu mới có độ phóng xạ không đáng kể, hoàn toàn trơ về mặt hóa học và được đặt trong cụm nhiên liệu mới được bảo vệ.
Lò phản ứng NPP-2 của Tổ máy 1, đang được xây dựng, hiện chưa nạp chất phóng xạ hoặc vật liệu phân hạch. Tổ máy chuẩn bị được đưa vào vận hành, tức là nó chưa phải là một nhà máy điện hạt nhân đang vận hành.
Việc cắt giảm nhân sự tại công trường xây dựng Kursk NPP-2 có tầm quan trọng như thế nào? Xét cho cùng, đây là công trường xây dựng hạt nhân lớn nhất ở Nga vào thời điểm hiện tại.
Chuyên gia Gibalov: Từ quan điểm của những vấn đề rộng lớn hơn mà chúng ta đang thảo luận, nó không quan trọng chút nào. Trường hợp xấu nhất là tổ máy đầu tiên, hiện được lên kế hoạch vận hành vào năm 2025, sẽ bị trì hoãn một thời gian. Ở kịch bản tốt nhất, thì điều đó cũng sẽ không xảy ra
Nga dựng tấm chắn bảo vệ nhà máy Zaporizhzhia trước lo ngại xảy ra thảm hoạ hơn cả Chernobyl
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang phải hứng chịu những đợt tấn công liên tục trong khi đó đã xuất hiện cảnh báo rằng hư hỏng các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng ở đây có nguy cơ giải phóng chất phóng xạ vào khí quyển, gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí nghiêm trọng hơn cả thảm họa Chernobyl.
Các tấm chắn bảo vệ các bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Ảnh: Telegram/Vladimir Rogov
Nga đang xây dựng một mái vòm gồm các tấm chắn bảo vệ các bể chứa nhiên liệu phóng xạ đã qua sử dụng tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Theo đài RT ngày 17/12, quan chức cấp cao khu vực Vladimir Rogov đã đăng lên Telegram đoạn video ngắn về công việc đang diễn ra. Video cho thấy các kỹ thuật viên đang dựng các tấm chắn trên các bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Quan chức này giải thích rằng thiết kế hệ thống trên là để bảo vệ các bể chứa khỏi mảnh đạn và các thiết bị nổ tự tạo do máy bay không người lái mang theo, đồng thời cho biết thêm mái vòm sẽ được gia cố thêm sau này.
Trước đó, Tập đoàn năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga đã cảnh báo rằng hư hỏng các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng có nguy cơ giải phóng chất phóng xạ vào khí quyển, gây ra những hậu quả khó lường.
Công việc xây dựng mái vòm diễn ra trong bối cảnh xảy ra các cuộc tấn công liên tục vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và thị trấn Energodar gần đó, mà Nga đổ lỗi cho Ukraine. Nga đã nhiều lần nói rằng các cuộc tấn công như vậy có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân nghiêm trọng hơn cả thảm họa Chernobyl năm 1986 và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở châu Âu.
Về phần mình, lúc đầu, Ukraine tuyên bố rằng quân đội Nga đã tấn công nhà máy. Tuy nhiên, bộ tổng tham mưu Ukraine sau đó thừa nhận đã tấn công khu vực xung quanh cơ sở hạt nhân này.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ ngày 28/2.
Các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine là mối quan tâm chính trong gần 10 tháng xung đột tại Ukraine do những lo ngại có thể xảy ra sự cố hạt nhân.
Ngày 5/9, lò phản ứng hoạt động cuối cùng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã không còn kết nối với lưới điện sau khi cơ sở này bị ngắt khỏi đường dây điện cuối cùng còn lại.
Energoatom - công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - nêu rõ: Tổ phát điện số 6 đã bị đóng và ngắt kết nối với lưới điện vì đám cháy bùng lên do pháo kích.
Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu và có tổng cộng 6 lò phản ứng. Khu vực xung quanh nhà máy xảy ra nhiều vụ tấn công quân sự. Nga và Ukraine cáo buộc nhau pháo kích nhà máy, dẫn tới yêu cầu IAEA thanh sát cơ sở này.
Vùng Zaporizhzhia, cùng với ba vùng lãnh thổ cũ khác của Ukraine là Vùng Kherson, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugnask đã gia nhập Nga vào mùa thu sau khi tổ chức trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, Kiev không công nhận.
19 người tử vong do sạt lở đất ở Uganda Ngày 11/8, một quan chức cấp cao của Uganda cho biết đã có 19 người, trong đó có 5 trẻ em, thiệt mạng trong vụ sạt lở đất tại một bãi rác lớn ở thủ đô Kampala của nước này. Hoạt động cứu hộ được tiến hành tại hiện trường vụ sạt lở đất ở thủ đô Kampala, Uganda ngày 10/8/2024. Ảnh: Getty...