Chuyên gia Đại số giật mình khi xem bài toán tính gà
“Xem xong bài toán, cách lý giải của các giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, tôi thấy giật mình. Cách viết như thế sẽ tạo nên một thứ ngôn ngữ khoa học dị biệt… Đó là một điều gây tác hại lớn như thế nào, chắc mọi người đã rõ”, một chuyên gia đại số tâm sự.
Câu chuyện “phép tính số gà 4×8 hay 8×4″ bất ngờ đã gây ra làn sóng tranh luận sôi nổi. Sau khi có ý kiến của các giảng viên về sư phạm tiểu học, sự phản ứng của phụ huynnh và những người quan tâm tới giáo dục càng tăng lên. Vietnamnet có cuộc trao đổi với một chuyên gia bộ môn đại số (vì lý do tế nhị, người được phỏng vấn xin phép không nêu tên) về bài toán này:
Chuyên gia: Đây là một vấn đề không còn chỉ nằm trong khuôn khổ của một bài toán lớp 3 nữa! Thật nguy hiểm vì toàn bộ SGK tiểu học (chẳng hạn xem SGK Toán 2 do Đỗ Đình Hoan chủ biên) đã viết như vậy, điều này đi ngược hoàn toàn với cách viết truyền thống trong khoa học và đời sống của nhân loại!
Lẽ ra những người giảng dạy ở khoa Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội phải biết và kiến nghị với Bộ GD-ĐT để thay đổi, thì họ lại đồng tình. Thật đáng ngạc nhiên!
Ông có thể nói rõ hơn sự ngạc nhiên của mình?
Cần nhớ rằng theo thông lệ đời sống và khoa học quốc tế từ xa xưa cho đến ngày nay thì: 8 con gà 8 con gà 8 con gà 8 con gà = 4 lần 8 con gà = 4 x 8 con gà = 32 con gà.
Trong khi đó SGK tiểu học và ngay cả các giảng viên ở khoa tiểu học Trường ĐH Sư phạm HN cho rằng: 8 con gà 8 con gà 8 con gà 8 con gà = 8 con gà x 4 = 32 con gà.
Một bài tập gây tranh cãi
Video đang HOT
Phải chăng cách viết này cũng chính là cách thể hiện khác của cách viết: 8 con gà 8 con gà 8 con gà 8 con gà = 8 con gà 4 lần?
Đành rằng chỉ là quy ước số lần viết trước hay viết sau mà thôi. Với cách viết như thế sẽ tạo nên một thứ ngôn ngữ khoa học dị biệt. Lý giải này dựa theo tinh thần của SGK hiện tại. Nếu họ lại tiếp tục làm đổi mới giáo dục sắp tới thì không hề ổn, rất nguy hiểm.
Cần nhắc lại rằng, từ dân gian đến khoa học, từ SGK ở bậc tiểu học đến những cuốn sách khoa học hiện đại của thế giới, thì a a … a (100 lần) đều được viết là 100a, không ai viết là a100.
Nhớ rằng, mặc dù chỉ là quy ước, hay đặt tên, thì trong mọi lĩnh vực, người ta bao giờ cũng phải xem xét hết sức cẩn thận và khoa học, từ truyền thống, đến văn hóa và khoa của nhân loại, xem người ta đã làm như thế nào. Kẻo viết “4 cái nhà” thành “cái nhà 4″… mà những người biết lẽ sống sẽ không bao giờ dám làm liều như thế!
Vậy ông có cho điểm đáp án học sinh đã lựa chọn?
Ở đây cần xem xét lại một chút. Nếu là bài về nhà học sinh có tính thể tùy tiện nhờ người lớn làm hộ nhưng là giáo viên có trách nhiệm anh chỉ cần hỏi học trò 4×8 là gì. Nếu trò giải thích là 8 8 8 8 thì vẫn cho điểm.
Tôi vẫn xin nhắc lại thông lệ quốc tế khi gặp 4 số 8 cộng vào với nhau (8 8 8 8) thì viết là 4×8 chứ không ai viết 8×4 cả.
Ngành giáo dục đang tiến hành đổi mới chương trình, SGK phổ thông. Ông có đóng góp gì cho Bộ GD-ĐT?
Bộ phải sớm thức tỉnh để thay đổi, cách dạy như vậy thật nguy hiểm. Tất nhiên nếu được mời tham gia làm nội dung tôi chắc chắn sẽ góp ý để không còn cách hiểu như vậy.
Xem nội dung sách toán tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 hiện nay bạn sẽ thấy không chỉ bài toán này. Tôi ví dụ ở phần dạy như chu vi hình vuông (cạnh là a) đáng ra viết là 4a thì SGK hiện thời viết ax4.
Xin cảm ơn ông!
Tranh cãi chưa dứt Nhiều giáo viên khi được hỏi cho rằng bài toán tính số gà là bài toán đố, yêu cầu học sinh phải nhận biết đúng bản chất vấn đáp án chỉ có thể là 8×4. Tuy nhiên vẫn có ý kiến trái chiều. Một giáo viên tiểu học ở Mê Linh (Hà Nội) phân tích: Có 4 chuồng và mỗi chuồng 8 con, yêu cầu tìm phép tính đúng. Như vậy đáp án giáo viên lựa chọn ở đây hoàn toàn đúng, phải là 8×4. Nếu bình thường theo tính chất giao hoán thì 4×8 vẫn được. Nhưng ở đây muốn học trò hiểu ý nghĩa phép tính. Một câu hỏi đố, không chỉ đơn giản là phép tính nhân thông thường. Chuyện 4 chuồng nuôi gà, mỗi chuồng có 8 con khác có 8 chuồng, mỗi chuồng có 4 con. Một giáo viên tiểu học khác tại Hà Nội cũng cho rằng nếu bài toán giải dưới dạng diễn giải thì việc trò ghi 4×8 hoặc 8×4 đều có thể đạt điểm vì các em hiểu bản chất. Chuyện một số 8 được gấp lên 4 lần khác với chuyện một số 4 được gấp lên 8 lần dù kết quả vẫn là 32. Một giáo viên toán bậc THPT tại Hà Nội cũng cho rằng: “Ở góc độ giáo viên phương án 8×4 là lô-gic và chính xác, đảm bảo tính khoa học. Yêu cầu của bài toán là để học sinh nắm rõ quy trình. Điều này vô cùng quan trọng vì nếu quy trình hiểu sai sẽ hiểu sai bản chất. Cùng là đáp án 32 nhưng bản chất lại khác nhau hoàn toàn”. Song nếu có trách nhiệm, người thầy ở đây phải có đóng mở ngoặc ở đáp án đúng, giải thích cho học sinh hiểu tại sao em lại sai. Đưa ra một bài toán đáp án có kết quả như nhau nhưng chỉ chọn một mà người thầy không giải thích gì thì chuyện xảy ra tranh luận cũng dễ hiểu. Trong khi đó, giáo viên Tạ Anh Sơn hiện đang dạy toán tại một trường THPT tại Hà Nội không đồng ý với cách lý giải của các giảng viên khoa giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông Sơn cho rằng cách giải thích của vị chuyên gia Đại số trên mới xác đáng.
Theo Văn Chung
Vietnamnet
Kỷ niệm ngày sinh Hai Bà Trưng: "Không thuyết phục, đừng làm liều!"
"Nói về ngày sinh của Hai Bà Trưng là cực kỳ khó. Do vậy, nếu không có căn cứ thuyết phục thì đừng làm liều. Còn nếu cố "tưởng tượng" ra ngày sinh của họ là không nên vì hoạt động mang tính lịch sử càng chân thực thì càng tốt", GS. Hoàng Chương nói.
GS. Hoàng Chương (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam) - người dành phần lớn thời gian, tâm huyết cho nghiên cứu bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc đã trao đổi thẳng thắn với PV Dân trí về câu chuyện lễ kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng đang thu hút chú ý của dư luận những ngày qua.
Trước đó, Thành ủy Hà Nội thông báo đồng ý chủ trương tổ chức các hoạt động kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng Thành phố. Lễ mít tinh kỷ niệm sẽ được tổ chức vào tối 23/8 và truyền hình trực tiếp với chủ đề "2.000 năm Vương nữ đất Rồng".
Địa điểm dự kiến tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng
Hà Nội đánh giá, đây là hoạt động có ý nghĩa để giáo dục truyền thống, tôn vinh công lao của Hai Bà Trưng và vai trò của phụ nữ Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc. Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát nội dung chương trình, bảo đảm mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, tránh phô trương, hình thức và phải tiết kiệm kinh phí tổ chức.
GS.Hoàng Chương cho rằng, thời đại ngày nay rất cần tôn vinh các anh hùng dân tộc trong đó có Hai Bà Trưng để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ. Thế nhưng tôn vinh thế nào thì phải tìm cách làm thuyết phục nhất.
Từng xây dựng vở kịch về Hai Bà Trưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem, GS. Hoàng Chương cho biết, khi viết kịch về Hai Bà Trưng, ông tìm hiểu rất kỹ thông tin nhưng chưa bao giờ thấy nhắc đến ngày sinh của Hai Bà. "Nói về ngày sinh của Hai Bà Trưng là cực kỳ khó. Còn nếu có cố tưởng tượng ra ngày sinh của họ thì không nên vì lịch sử hay các hoạt động nghệ thuật mang tính lịch sử càng chân thực thì càng tốt", GS Hoàng Chương nói.
Do vậy, theo GS Hoàng Chương nếu hoạt động đó chưa có sức thuyết phục thì không được làm liều mà phải hoãn lại càng sớm càng tốt để có thời gian nghiên cứu thêm. Còn nếu muốn tôn vinh Hai Bà Trưng, theo GS Chương, thành phố Hà Nội nên dựa vào thời điểm hai bà dấy binh khởi nghĩa.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề trên, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, việc tổ chức kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng là căn cứ theo đề xuất của UBND huyện Mê Linh. "Dân gian và cộng đồng địa phương từ nhiều năm nay vẫn cứ nói Hai Bà Trưng sinh đôi vào ngày 1/8. Do vậy, chính quyền địa phương xin chủ trương tổ chức vào dịp này", ông Động nói.
Theo ông Động, trong bối cảnh hiện nay, việc tôn vinh Hai Bà Trưng để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ là rất cần thiết. Do vậy, lãnh đạo thành phố đã đồng ý với đề xuất của huyện Mê Linh. Tuy nhiên, sau khi đưa ra kế hoạch tổ chức kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng, đơn vị này đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau nên quyết định tạm hoãn sự kiện.
"Các nhà khoa học cho rằng làm như vậy là chưa thuyết phục và chúng tôi đã lắng nghe, tiếp thu, điều chỉnh theo kiến nghị. Hà Nội cũng đã quyết định chưa tổ chức kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng", Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội nói và thông tin thêm, thời gian tới Hà Nội sẽ tổ chức hội thảo để làm rõ vấn đề trên.
Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã gửi công văn hỏa tốc đến sở ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã nêu rõ việc chưa tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng. Lý do dẫn đến việc Hà Nội và Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thống nhất chưa tổ chức sự kiện này là có "nhiệm vụ đột xuất".
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội hoãn tổ chức lễ kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng Do nhiệm vụ đột xuất nên UBND TP Hà Nội và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thống nhất chưa tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng. Trước đó, UBND TP Hà Nội và Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phối hợp chuẩn bị Lễ kỷ niệm...