Chuyên gia Đài Loan hướng dẫn 3 cách tự kiểm tra dấu hiệu đột quỵ não ngay tại nhà
Đột quỵ não đang là căn bệnh ngày càng trẻ hóa nên việc nhận biết để kịp thời chữa trị sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ gặp phải những hậu quả không mong muốn.
Một cơn đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ mà không hề có dấu hiệu báo trước. Khi não của bạn không nhận được đủ oxy, các tế bào não bị trì trệ nên dẫn đến hiện tượng não bộ ngưng hoạt động khiến các chức năng trong cơ thể cũng dừng làm việc theo.
Để phòng ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng này, chuyên gia Trịnh Thuần Dư (bác sĩ Khoa Thần kinh ở Đài Loan) sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp tự kiểm tra dấu hiệu đột quỵ não ở ngay tại nhà.
Phương pháp 1: Kiểm tra sức mạnh cơ bắp ở 2 bàn tay
Yếu cơ là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh đột quỵ não. Do đó, nếu một trong 2 bàn tay của bạn có lực cơ không đủ thì nó sẽ làm bàn tay lệch về một phía, thậm chí còn không tự xoay lại được.
*Cách kiểm tra:
- Bạn đưa 2 tay thẳng về phía trước, giơ cao lên bằng vai, hướng mặt lòng bàn tay lên trên.
- Nhắm 2 mắt lại và đợi trong khoảng từ 1 – 3 phút.
- Sau đó, bạn mở mắt ra xem có bàn tay nào bị xoay lệch vào phía bên trong hay không.
*Kết quả: Nếu sau 3 phút không có bàn tay nào bị lệch vào phía bên trong thì chứng tỏ là bạn chưa có dấu hiệu của bệnh đột quỵ não.
Phương pháp 2: Kiểm tra thông qua việc chạm vào mũi
Khi tay và mắt phối hợp không nhịp nhàng thì nó có thể dẫn đến triệu chứng đột quỵ hoặc khuyết tật ở tiểu não. Lúc kiểm tra, bạn sẽ nhận biết được thông qua dấu hiệu các đầu ngón tay chạm vào không đúng đích.
*Cách kiểm tra:
- Hai người ngồi đối diện nhau, một người là chủ thể, còn người kia sẽ là người kiểm tra.
- Chủ thể sẽ dùng ngón tay trỏ chạm vào đầu ngón tay trỏ của đối phương, sau đó lại tự chạm vào mũi của mình.
Video đang HOT
- Sau đó, người kiểm tra di chuyển vị trí của các ngón tay, chủ thể lại chạm lần nữa vào đầu ngón tay trỏ của đối phương. Lặp lại hành động này nhiều lần để xem mức độ nhận diện.
*Kết quả: Nếu đầu ngón tay trỏ của chủ thể nhiều lần chạm đích không chính xác thì bạn phải cẩn thận vì nguy cơ mắc bệnh đột quỵ đang rất cao.
Phương pháp 3: Kiểm tra thông qua việc đi thăng bằng
Nhiều người mỗi khi gặp phải triệu chứng đau đầu, chóng mặt thì thường nghĩ là do bị nhiễm cảm lạnh. Nhưng đôi khi, nó cũng có thể là dấu hiệu nhận biết tình trạng đột quỵ não sắp diễn ra. Nếu tiểu não bị đột quỵ hoặc khuyết tật thì bạn sẽ không thể nào đi thăng bằng trên một đường thẳng được.
*Cách kiểm tra:
- Bạn tự tạo cho mình một đường thẳng trên mặt đất hoặc dán một dải băng đen thẳng trên sàn nhà.
- Hãy thử bước đi chậm rãi trên đường thẳng này, gót chân trước chạm vào đầu ngón chân sau và tiến về phía trước.
*Kết quả: Nếu tự kiểm tra thấy mình không thể đi qua hết một đường thẳng, kèm theo dấu hiệu chóng mặt, đau nhức đầu thì nên nhanh chóng tới bệnh viện khám ngay.
Vậy phải làm gì để kích thích hoạt động của não bộ?
Ngoài việc chú ý tới những dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ não sắp diễn ra, bạn cũng nên chủ động rèn luyện sức khỏe để giúp não bộ luôn minh mẫn, tỉnh táo. Chuyên gia Trịnh Thuần Dư có hướng dẫn 2 cách sau để giúp kích thích não bộ hoạt động tốt hơn:
*Cách 1: Mở 2 lòng bàn tay, dùng đầu ngón cái chạm lần lượt vào các đầu ngón tay còn lại, từ ngón út đến ngón trỏ. Lúc đầu, bạn có thể làm từ từ nhưng sau đó cần tăng dần tốc độ lên.
Việc thường xuyên thực hiện phương pháp này sẽ giúp thúc đẩy sự phối hợp của não trái và não phải.
*Cách 2: Bạn mở một lòng bàn tay ra, tay kia lần lượt làm các động tác: nắm đấm, bàn tay nghiêng và 2 lòng bàn tay chạm vào nhau. Thực hiện tuần tự các động tác này với bàn tay còn lại. Chú ý tạo tốc độ tăng dần và làm đúng tuần tự từng động tác.
Cách làm này cũng giúp tăng cường sự phối hợp của não thông qua những động tay tay quen thuộc.
Giờ thì hãy thử thực hiện ngay tại nhà để kiểm tra xem não bộ của mình đang ở tình trạng nào bạn nhé!
Nguồn: Í81;ò47;2.0, Health Tvbs
6 dấu hiệu của đột quỵ, chớ bao giờ bỏ qua!
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới.
Shutterstock
Tổn thương não do đột quỵ có thể được giảm thiểu nếu được cấp cứu kịp thời, nhưng các dấu hiệu đột quỵ thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, nên nhiều người không được cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, hãy chú ý không bao giờ bỏ qua những dấu hiệu của đột quỵ dưới đây, theo Reader's Digest.
Nhận biết bị đột quỵ càng sớm, thì việc chữa trị để giảm thiểu thiệt hại và tỷ lệ hồi phục hoàn toàn càng tốt.
Đột quỵ thật sự nguy hiểm. Nhưng không chịu thừa nhận, chần chừ, khiến cho việc cấp cứu bị trì hoãn, là điều còn nguy hiểm hơn. Các bệnh nhân đột quỵ thường chần chừ, chờ xem liệu các triệu chứng có biến mất không, rồi mới gọi cấp cứu, tiến sĩ Carolyn Brockington, giám đốc Trung tâm đột quỵ Mount Sinai ở thành phố New York (Mỹ), cho biết.
Điều quan trọng là gọi cấp cứu ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đột quỵ nào.
1. Mờ mắt
Các vấn đề về thị lực như hoa mắt, nhìn 1 hóa 2, mờ hoặc mất thị lực ở một mắt có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Nhưng nhiều người nhầm tưởng là do tuổi già hoặc do mệt mỏi. Nhìn 1 hóa 2 là rất bất thường bởi vì chỉ mệt mỏi hoặc đọc quá nhiều thì không thể gây ra điều này, bác sĩ Brockington giải thích.
Một mạch máu bị tắc nghẽn, có thể làm giảm lượng ô xy đến mắt, gây ra các vấn đề về thị lực, đôi khi không kèm với bất kỳ dấu hiệu đột quỵ nào khác, theo Reader's Digest.
2. Tê cánh tay
Nếu bạn thức dậy sau giấc ngủ trưa và cánh tay hoặc chân bị tê, bạn thường nghĩ do dây thần kinh bị chèn ép gây tê tay hoặc chân.
Nhưng nếu cánh tay đột nhiên bị tê hoặc yếu rã rời, và không hết trong vài phút, hãy gọi cấp cứu ngay, tiến sĩ Ralph Sacco, giáo sư thần kinh học tại Đại học Y khoa Miami North (Mỹ), lưu ý.
Lưu lượng máu qua các động mạch chạy dọc cột sống lên đầu bị giảm, gây ra tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể.
3. Nói ngọng bất thường
Nếu nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị cứng đơ, khó mở miệng, khó nói, gắng sức mới nói được, có thể đang bị đột quỵ, lúc này nên tìm sự giúp đỡ ngay lập tức, theo Reader's Digest.
Một trong những dấu hiệu thầm lặng của đột quỵ là méo mặt.
4. Xây xẩm, choáng váng
Đó có thể là do sự giảm lưu lượng máu đến não. Nếu bạn đột nhiên vấp ngã, không thể đứng thẳng, hoặc bị chóng mặt đột ngột, đừng chần chờ, hãy gọi cấp cứu ngay.
5. Mất ý thức
Mất ý thức là khi gặp khó khăn trong việc suy nghĩ ra đúng từ để nói, không thể diễn đạt được ý tưởng, cảm giác mơ hồ, tiến sĩ Brockington cho biết. Mất nhận thức đột ngột là dấu hiệu phổ biến của đột quỵ.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân đột quỵ không thể nhận thức được có điều gì bất ổn, vì vậy mọi người xung quanh nên cảnh báo. Bác sĩ Sacco cho biết, một phần của bộ não không hoạt động tốt làm suy yếu nhận thức và khả năng suy nghĩ của bệnh nhân đột quỵ, theo Reader's Digest.
6. Đau nửa đầu
Có thể chỉ là một cơn đau nửa đầu. Nhưng nếu bạn không phải là người bị bệnh đau nửa đầu, thì đó có thể là một cơn đột quỵ.
Trong cơn đột quỵ, lưu lượng máu đến não bị chặn hoặc bị cắt đứt do sự tắc nghẽn mạch máu. Từ đó có thể gây ra những tổn thương dẫn đến một cơn đau nửa đầu đột ngột hoặc đau cả vùng đầu.
Trong mỗi phút của một cơn đột quỵ, não bị mất đi khoảng 1,9 triệu tế bào.
Nếu đột quỵ không được cấp cứu kịp thời, mỗi giờ trôi qua, bộ não sẽ bị lão hóa một khoảng thời gian tương đương với ba năm rưỡi.
Cơn đột quỵ kéo dài càng lâu hoặc nếu bệnh nhân không được điều trị, thì nguy cơ bị khó nói, mất trí nhớ hoặc thay đổi hành vi lâu dài sẽ càng lớn, theo Reader's Digest.
Có hai loại đột quỵ:
Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Các mạch máu bị tắc nghẽn, gây giảm lưu lượng máu trong não.
Đột quỵ xuất huyết: Một mạch máu bị vỡ đang rò rỉ máu trong não.
Các triệu chứng cho cả hai loại đột quỵ có thể giống nhau.
Theo thanhnien
Cụ bà đột quỵ não được cứu sống nhờ thuốc tiêu sợi huyết Bệnh nhân 70 tuổi ở Tuyên Quang trong khi đi chùa ở Quảng Ninh đột ngột ngã quỵ, nói ngọng, liệt nửa người. Bà được đưa vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cấp cứu sáng 16/3, không thân nhân mà chỉ có hai người hàng xóm đi cùng. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị đột quỵ não, từ...