Chuyên gia của Bộ Ngoại giao Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Anh nhóm họp tại Cairo
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Sáu cho biết, các chuyên gia của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng từ Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Anh đã tổ chức cuộc họp làm việc tại Cairo để thảo luận về giảm thiểu rủi ro chiến lược và học thuyết hạt nhân.
Ảnh: Sputnik.
Cơ quan đối ngoại Mỹ thông báo: “Cuộc gặp làm việc do Mỹ tổ chức gồm các chuyên gia từ các Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Trung Quốc, Pháp, Nga và Anh đã diễn ra tại Cairo vào ngày 13-14/6.
Cuộc họp này nhằm thảo luận về giảm thiểu rủi ro chiến lược, cũng như các học thuyết hạt nhân và chính sách trong lĩnh vực này”.
Có nhắc nhở rằng Hoa Kỳ hiện đang là chủ trì “cuộc đối thoại của năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ tiếp tục trao đổi quan điểm theo nội dung về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân”.
Video đang HOT
Phái đoàn Hoa Kỳ hoan nghênh cách tiếp cận chuyên nghiệp của các phái đoàn và việc kết cấu đại diện các Bộ Quốc phòng vào cuộc thảo luận chuyên đề” – Bộ Ngoại giao thông báo đồng thời cho biết dự kiến tiếp nối “tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại giữa các chuyên gia hạt nhân từ 5 quốc gia kể trên”.
Đức công bố chiến lược an ninh, nhắm vào Trung Quốc và Nga
Trong chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên, Đức gọi Trung Quốc là 'đối tác' vừa là 'đối thủ' mang tham vọng định hình lại trật tự thế giới, đồng thời cho rằng Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với châu Âu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 14-6 - Ảnh: AFP
Tại buổi công bố ngày 14-6, chính quyền Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Trung Quốc đang gia tăng sức ép lên an ninh quốc tế và sự ổn định khu vực.
Theo ông Scholz, chiến lược an ninh quốc gia tuân theo nguyên tắc "an ninh tích hợp", bao gồm cả quốc phòng, ngoại giao, phát triển và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.
Giảm rủi ro với Trung Quốc
"Trung Quốc đang cố gắng bằng nhiều cách khác nhau để sắp xếp lại trật tự thế giới dựa trên luật lệ hiện tại, đang khẳng định vị trí thống trị khu vực với sức mạnh hơn bao giờ hết, hành động hết lần này đến lần khác đi ngược lại lợi ích và giá trị của chúng ta", bản chiến lược dài 76 trang nhấn mạnh.
Chiến lược gọi Trung Quốc là "đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống", trong đó yếu tố cạnh tranh và đối đầu ngày càng tăng trong những năm gần đây. Dù vậy, Berlin cũng coi gã khổng lồ châu Á là một đối tác không thể thiếu trong giải quyết nhiều thách thức và khủng hoảng toàn cầu.
Chiến lược an ninh của Đức được công bố chỉ vài ngày trước khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến thăm Berlin.
Hãng tin AFP dẫn lời Thủ tướng Scholz nói, cho rằng Đức không muốn tách rời Trung Quốc mà chỉ muốn "giảm rủi ro". Ông cho biết Berlin sẽ có một chiến lược cụ thể riêng đối với Bắc Kinh.
Trong thời gian qua, Đức cũng tìm cách đa dạng nguồn nhập khẩu và đưa sản xuất các sản phẩm quan trọng như chất bán dẫn về nước nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mới đây cảnh báo rằng Berlin sẽ không thể hỗ trợ hết các nhóm công nghiệp lớn làm ăn với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng với Bắc Kinh.
Đức tăng chi tiêu quốc phòng
Ngoài ra, chiến lược an ninh của Đức cũng nhấn mạnh khả năng phòng thủ, chống chịu và thích ứng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Theo đó, Đức đặt ra một số mục tiêu chiến lược bao gồm mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 2024. Hiện chi tiêu quốc phòng của Đức là khoảng 1,5% GDP.
Chính quyền Thủ tướng Scholz coi Nga là "mối đe dọa đáng kể nhất đối với hòa bình và an ninh ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương" do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ngoại trưởng Baerbock nói rằng cuộc xung đột nổ ra cho thấy "châu Âu dễ bị tổn thương".
Đức cáo buộc Nga tăng cường vũ khí hạt nhân đe dọa sự ổn định chiến lược. Chiến lược an ninh của Bắc Kinh nhấn mạnh việc "duy trì khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy là điều cần thiết" đối với NATO và an ninh của châu Âu, chừng nào còn vũ khí hạt nhân.
Mật nghị của giới tình báo đã diễn ra bên lề Đối thoại Shangri-La? Giới thạo tin cho hay các quan chức tình báo nhiều nước đã bí mật họp bên lề Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore. Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ, bà Avril Haines, được cho là đã tham dự mật nghị bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ảnh REUTERS Hãng Reuters ngày 4.6 đăng tin độc quyền cho hay...