Chuyên gia: “Coi nhẹ hoạt động bào chữa sẽ dẫn đến oan sai”
Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, việc Bộ luật TTHS sửa đổi đề cao, mở rộng hơn quyền của người bị bắt, bị can, bị cáo, quyền của luật sư… là một bước tiến trong hoạt động tố tụng hình sự
Bước tiến rất lớn trong khoa học pháp lý
“Tôi đánh giá cao việc Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi). So với Bộ luật hiện hành, Bộ luật sửa đổi có bước tiến rất lớn trong khoa học pháp lý của nước ta, tạo ra cơ sở pháp lý tốt hơn cho hoạt động tố tụng hình sự của nước ta trong thời gian sắp tới”-PGS. TS Nguyễn Thái Phúc, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp nhấn mạnh.
GS.TS Nguyễn Thái Phúc, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp
PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho biết, ông có quá trình theo dõi Ban soạn thảo làm việc, họ làm việc với tinh thần nghiêm túc và khoa học, đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học trong quá trình soạn thảo, họ đã tiếp thu, lắng nghe rất nhiều ý kiến và rất thận trọng, thể chế hóa được những nội dung cơ bản mới trong tinh thần Hiến pháp 2013.
Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc một điểm mới nổi bật nhất trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) là đã ghi nhận được nguyên tắc tranh tụng vào Chương những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự của nước ta. “Có thể nói, đây là một bước tiến rất lớn về mặt nhận thức cũng như các quy định của luật. Đây cũng là một bước thể chế hóa nguyên tắc hiến định của Hiến pháp 2013 cũng như tinh thần cải cách tư pháp của nước ta”.
PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng, Ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự khi ghi nhận nguyên tắc tranh tụng có thuận lợi hơn trước kia, bởi Hiến pháp 2013 đã giải quyết câu chuyện này. Nếu vào thời điểm ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, thì việc có thừa nhận tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng Hình sự hay không đã gây tranh cãi rất nhiều. Vấn đề này cũng đã đưa ra Quốc hội thảo luận nhưng không được thông qua. Cho nên đây là một bước phát triển lớn về mặt nhận thức. Từ nhận thức sẽ dẫn đến việc đưa các quy định của luật vào thực tiễn. Tôi đánh giá nhận thức này giống như thời kỳ nước ta nhận thức về kinh tế thị trường. Khi nhận thức kinh tế thị trường là một quy luật khách quan thì nó chính là cơ sở cho sự nghiệp đổi mới”.
Ông Huỳnh Văn Nén xin tạm ứng 1 tỷ bồi thường oan sai vì rất khó khăn
Video đang HOT
VOV.VN – Việc viết đơn tạm ứng theo trình bày của ông Huỳnh Văn Nén là do hoàn cảnh gia đình đang khó khăn, sức khỏe giảm sút, khả năng lao động thực tế không còn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, tranh tụng là một quy luật khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự. Từ thời xa xưa, khi xuất hiện Nhà nước, Tòa án, tội phạm, pháp luật… thì đương nhiên phải có hoạt động tố tụng hình sự để đảm bảo tính nghiêm minh của luật hình sự, để trừng trị những kẻ vi phạm luật hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự từ xưa luôn bao gồm nguyên tắc tranh tụng, mục đích của việc tranh tụng là hướng đến chân lý khách quan ở trong vụ án.
“Bây giờ xảy ra một vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, để khẳng định sự việc đó có phải là tội phạm hay không, ai là người thực hiện hành vi tội phạm, thì Tòa án phải là người trả lời câu hỏi để xác định sự thật trong vụ án đó là gì. Vì thế, muốn đi đến chân lý khách quan thì tự thân hoạt động này đòi hỏi phải có sự tranh tụng của hai bên, bên buộc tội và bên bào chữa. Hai bên này phải có cơ hội pháp lý như nhau, bình đẳng với nhau trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Và có một bên thứ 3, đó là Tòa án làm trọng tài, khi đó mới có được chân lý khách quan. Nếu chúng ta không thừa nhận quy luật khách quan đó thì đương nhiên mục tiêu cuối cùng là chân lý khách quan không được bảo đảm và hoạt động tố tụng sẽ dẫn đến sự phiến diện, coi nhẹ bào chữa, chỉ đề cao hoạt động của Nhà nước, các cơ quan kiểm sát, công an, điều tra, tòa án…”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói.
Coi nhẹ hoạt động bào chữa sẽ dẫn đến oan sai
Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc, coi nhẹ hoạt động bào chữa thì đương nhiên kết quả sẽ là phiến diện, sẽ dẫn đến những oan sai, sai lầm trong hoạt động tư pháp. Hoạt động bào chữa phải bình đẳng với hoạt động buộc tội. Anh đưa ra chứng cứ thì tôi cũng có chứng cứ để bảo vệ bình đẳng với nhau ở một phiên tòa công khai. Tòa án hoạt động hoàn toàn độc lập, sẽ nghe ý kiến của cả hai bên để có thông tin, có cái nhìn từ cả hai phía. Trên cơ sở đó Tòa sẽ đi đến quyết định của mình. Có như vậy thì mới khách quan.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cho rằng, từ việc nhận thức được quy luật khách quan, chúng ta ghi nhận tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản ở trong luật Tố tụng hình sự thì còn đòi hỏi phải cụ thể hóa nội dung đó vào trong những điều luật cụ thể. “Nếu chỉ dừng lại ở nguyên tắc cơ bản nó chỉ là khẩu hiệu. Cho nên đó là đòi hỏi, thách thức đối với ban soạn thảo”.
Vụ án oan Huỳnh Văn Nén: Phải khởi tố những người gây oan sai!
VOV.VN – Theo luật sư Trần Thu Nam, sau khi đình chỉ bị can với ông Huỳnh Văn Nén và xin lỗi công khai thì bước tiếp theo phải khởi tố vụ án với những người gây oan sai.
PGS.TS Nguyễn Thái Phúc cũng đánh giá cao cùng với việc thừa nhận nguyên tắc tranh tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi có một số quy định thể hiện được một số nội dung của nguyên tắc tranh tụng, thể hiện rõ nhất trong hoạt động bào chữa. Khác với Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Bộ luật lần này đã dành hẳn một chương nói về hoạt động bào chữa, đã đánh giá đúng vị trí của hoạt động bào chữa.
“Chúng ta rất cần đến hoạt động bào chữa. Thứ nhất nó như là công cụ để bảo vệ quyền lợi của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Thứ hai nó là sự phản biện đối với hoạt động buộc tội, là hoạt động rât cần thiết cho chính các cơ quan buộc tội và là cơ sở để Tòa án nhìn được sự việc, những tình tiết trong vụ án một cách đúng đắn, khách quan hơn. So với Bộ luật 2003, chúng ta đã đề cao, mở rộng hơn quyền hạn của những người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, quyền của luật sư….Ví dụ quyền được thu thập chứng cứ, trong Bộ luật 2003, chúng ta mới chỉ thừa nhận cho người bào chữa quyền được thu thập tài liệu, đồ vật chứ ta không thừa nhận đó là chứng cứ. Nhưng bây giờ luật đã gọi đích danh là chứng cứ và khái niệm về chứng cứ cũng đã có sự sửa đổi, thay đổi để phù hợp hơn. Đó cũng là một bước tiến mới…”- PGS.TS Nguyễn Thái Phúc nói./.
Minh Hòa- Thanh Hà
Theo_VOV
Bộ Tư pháp khẳng định chưa thể tạm ứng 1 tỷ đồng cho ông Huỳnh Văn Nén
Hiện số tiền bồi thường oan sai của ông Huỳnh Văn Nén chưa được thỏa thuận, nên không thể thực hiện việc tạm ứng 1 tỷ đồng cho ông Nén.
Tại cuộc họp báo quý IV/2015 của Bộ Tư pháp diễn ra sáng 31/12, trả lời câu hỏi của báo chí về lá đơn đề nghị tạm ứng 1 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai của ông Huỳnh Văn Nén, ông Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) cho biết, Cục Bồi thường Nhà nước đã nhận được đơn đề nghị tạm ứng của ông Nén vào ngày 29/12.
Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng trả lời tại buổi họp báo
Ông Hưng cho biết, theo quy định của Luật Bồi thường Nhà nước, cụ thể là Nghị định 71 của liên Bộ Tài chính và Tư pháp, không có quy định nào cho phép trước khi thụ lý hồ sơ cơ quan Nhà nước sẽ tạm ứng kinh phí cho người bị thiệt hại.
Quy định tạm ứng chỉ có trong trường hợp khi người bị thiệt hại nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định pháp luật cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường và thỏa thuận xong số tiền bồi thường, số tiền nhỏ, nằm trong mức cho phép kinh phí thường xuyên của cơ quan đó, thì mới có thể tạm ứng cho người được bồi thường.
Ông Hưng cho hay, mặc dù rất chia sẻ về khó khăn của ông Huỳnh Văn Nén, tuy nhiên các hồ sơ thủ tục bồi thường chưa được gửi đến cơ quan thụ lý, hơn nữa số tiền bồi thường cũng chưa được thỏa thuận, cho nên việc tạm ứng cho ông Nén 1 tỷ đồng là không đúng quy định pháp luật, không thể thực hiện được.
Trước đó, ngày 26/12, ông Nén vừa gửi đến đến TAND tỉnh Bình Thuận và Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp về việc xin ứng trước 1 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai để trang trải cuộc sống của gia đình, trong khi chờ đợi giải quyết đầy đủ việc bồi thường thiệt hại trong án oan.
Trong đơn, ông Nén trình bày, hiện hoàn cảnh gia đình đang rất khó khăn, cha của ông Nén (91 tuổi) đã bán đất đai để có lộ phí đi kêu oan cho ông suốt 17 năm qua, hiện sức khỏe yếu, cần thuê người chăm non ở Cà Mau.
Trước khi bị bắt, ông Nén trụ cột gia đình do đó trong suốt thời gian qua, vợ ông và 3 con sống rất khó khăn, thiếu thốn, đến nay gia đình ông tại thị trấn Tân Ninh, huyện Hàm Tân thuộc loại nghèo nhất địa phương, nhà cũ nhát, chưa có điều kiện sửa chữa. Sau thời gian dài ngồi tù, sức khỏe của ông đã bị giảm sút nghiêm trọng, khả năng lao động thực tế không còn.
Ông Huỳnh Văn Nén cũng ủy quyền cho luật sư Trần Vũ Hải để làm việc về vấn đề tạm ứng tiền bồi thường.
Ông Huỳnh Văn Nén đã bị kết án oan trong 2 vụ án giết người (vụ án vườn điều và vụ án bà Lê Thị Bông) và phải bị tù oan. Ngày 3/12, đại diện 3 cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã tổ chức xin lỗi công khai ông Nén vì đã kết án oan cho ông./.
Luật sư dự tính mức bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén
Hà Thanh
Theo_VOV
Không thể tạm ứng 1 tỉ đồng tiền bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén Tại cuộc họp báo quý 4. 2015, diễn ra vào sáng nay 31.12, ông Trần Việt Hưng - Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) khẳng định: không thể tạm ứng 1 tỉ đồng tiền bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén. Cơ quan chức năng chưa thể tạm ứng cho ông Huỳnh Văn Nén 1 tỉ...