Chuyên gia CIA chỉ ra cơn ác mộng của Erdogan,những việc làm ở Syria
Nếu người Kurd muốn thiếp lập một quốc gia riêng, họ sẽ làm mọi điều để kiểm soát 1/3 lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Khi điều này xảy ra, sẽ là những cơn ác mộng với Erdogan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Gazeta.ru của Nga đăng tải hôm 11/12, cựu chuyên gia Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), điều hành viên một tổ chức thuộc Ủy ban Lợi ích Quốc gia Mỹ có tên Philip Giraldi đã đưa ra một số nhận định về tình hình chiến sự ở Syria hiện nay cũng như mục tiêu chiến lược thực sự của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với đất nước đang bị tàn phá vì chiến tranh của Tổng thống Syria Assad.
Cuộc phỏng vấn của Gazeta.ru với chuyên gia Philip Giraldi được thực hiện trong bối cảnh hiện nay tại Geneva, Thuỵ Sỹ đang diễn ra các phiên đàm phán theo thể thức ba bên giữa Nga, US và Liên Hợp Quốc về tình hình Syria.
Mục đích thực sự của Erdogan?
Khi Gazeta.ru nếu câu hỏi rằng mục tiêu thực sự của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong cuộc xung đột ở Syria hiện nay là gì, cựu thành viên CIA, từng đảm nhận vai trò chuyên gia chống khủng bố của tình báo Mỹ cho hay:
“Nói về Erdogan (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ), điều anh cần hiểu đầu tiên đó là ông ấy không chiến đấu chống lại IS (tổ chức khủng bố khét tiếng khiến cả thế giới quan ngại, bị cấm hoạt động ở Nga).
Mục tiêu của Erdogan là phát động chiến tranh chống lại chính quyền Syria do Tổng thống Bashar al-Assad làm chủ để giải quyết vấn đề người Kurd”.
“Vấn đề người Kurd là chủ đề duy nhất mà Erdogan quan tâm” – ông Philip Giraldi nhấn mạnh.
Nếu người Kurd muốn thiếp lập một quốc gia của riêng mình, họ sẽ tiến hành mọi điều có thể để kiểm soát đến 1/3 lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Nếu viễn cảnh đó xảy ra, đối với ông Erdogan đó sẽ là những cơn ác mộng thực sự.
Video đang HOT
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan luôn phủ nhận mọi cáo buộc của Nga đồng thời tuyên bố sẽ từ chức Nga đưa bằng chứng thuyết phục.
Cựu chuyên gia an ninh Mỹ nhấn mạnh rằng tất cả những gì Erdogan đang làm ở Syria hiện nay là đều là những hành động chứng minh cho chủ đề mà ông ta quan tâm.
Nhà phân tích này đã lấy ngay một ví dụ mới nhất để chứng minh cho nhận định của mình. Rằng, cách đây không lâu Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai quân bị đến miền Bắc Iraq.
Điều đáng chú ý mà ông Philip Giraldi đã nhấn mạnh là nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được điều đến. Khu vực này nằm ở địa phận Mosul, miền Bắc Iraq nơi đang do người Kurd kiểm soát hoàn toàn.
Theo Philip Giraldi, chính vì vậy, thực tế này cho thấy ông Erdogan không phải là “người nghĩ sâu” bởi nó vô tình đã bộ lộ ý đồ của ông ta.
Philip Giraldi tin rằng nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ – Erdogan đã hành động bốc đồng thông qua sự kiện quân đội của Ankara bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Không quân Nga hôm 24/11 vừa qua.
Vị chuyên gia cũng nhận định rằng đây là hành động khiêu khích đặc biệt nguy hiểm với Nga và nó đã được lệp kế hoạch từ trước bởi những người lãnh đạo cao nhất của chính quyền Ankara.
Vấn đề người Kurd đã thôi thúc ông Erdogan cho quân đội Bắn rơi máy bay Nga?
“Tuy nhiên, ông ta đã không thể lường trước được rằng NATO không lập tức phản ứng bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã có những bước đi cương quyết, cứng rắn và cần thiết để chống lại những hành động của ông ta.
Giờ thì Erdogan đang cố gắng quay lưng nói rằng ông ta thực sự không muốn điều đó xảy ra. Nhưng, thực tế điều này đã xảy ra rồi, đúng như điều ông ta muốn” – chuyên gia Mỹ bày tỏ nhận định của mình với báo Nga.
Mỹ tiến thoái lưỡng nan
Khi được hỏi liệu Mỹ có biết mục tiêu thực sự của chính quyền Erdogan tại Syria, trong đó có việc hỗ trợ các nhóm cực đoan Hồi giáo hay không và tại sao Mỹ không lên án, nhắm mắt với các việc làm của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia tình báo Mỹ nói:
“Thổ Nhĩ Kỳ đối với Mỹ giống như một tình huống tiến thoái lưỡng nan bởi nếu không có Thổ Nhĩ Kỳ thì Mỹ không thể thực hiện được chính sách của mình ở Syria.
Mỹ cần căn cứ quân sự trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ để không kích lãnh thổ Syria mà không cần sử dụng các căn cứ quân sự trên Vịnh Ba Tư xuất phát từ yếu tố thời gian bay đi bay lại bởi nếu dùng các căn cứ ở Vịnh Ba Tư họ chỉ có 10 phút để tác chiến trên không phận Syria còn khi dùng căn cứ của Erdogan, máy bay Mỹ có 30 phút để tiến hành oanh tạc Syria”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong khi đó, cựu chuyên gia CIA Philip Giraldi nói rằng ông tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hành động đúng bởi chỉ có thể giải quyết tình hình Syria thông qua việc hỗ các chính phủ ổn định ở khu vực.
“Đó chính là các nước như Syria và Iraq. Ông Putin vì thế đang cố gắng làm điều này.
Tuy nhiên,Tổng thống Nga có thể sẽ thất vọng và gặp nhiều khó khăn và thử thách bởi hiện nay lực lượng trên bộ của Nga ở Syria chưa đủ đẻ đảm bảo rằng họ sẽ bảo vệ được chính quyền của Tổng thống Assad trong khi các phe đối địch ngày càng đông và mục đích cuối cùng của họ là lật đổ chính thể Syria hiện nay” – ông Philip Giraldi cho hay.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Phần Lan cân nhắc phát không cho mỗi người dân 860 USD/tháng
Chính quyền Phần Lan đang cân nhắc kế hoạch mỗi tháng phát không cho tất cả cư dân trưởng thành 860 USD/người, đổi lại việc cắt toàn bộ chính sách an sinh xã hội. Mục tiêu của kế hoạch này là khuyến khích người dân đi làm.
Các khoản trợ cấp xã hội cao ngất ngưởng khiến nhiều cư dân Phần Lan chẳng thiết tha đi làm - Ảnh: Shutterstock
Kế hoạch này do Viện bảo hiểm xã hội Phần Lan (KELA) đề nghị, cho phép mọi cư dân trưởng thành hằng tháng đều có một khoản tiền lương cơ bản trị giá 860 USD/người. Người dân sẽ không phải đóng thuế cho khoản thu này.
Mục tiêu của kế hoạch đột phá kể trên là khuyến khích người dân đi làm. Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp ở Phần Lan đang ở mức cao kỷ lục. Nhiều người không chịu làm các công việc có thu nhập thấp hoặc công việc thời vụ bởi đi làm sẽ đồng nghĩa với việc mất trợ cấp thất nghiệp. Mà trợ cấp thất nghiệp nói riêng và các khoản trợ cấp an sinh xã hội nói chung ở Phần Lan cùng các quốc gia Bắc Âu láng giềng ở mức cao ngất ngưởng.
Hậu quả là hơn 10% lực lượng lao động Phần Lan đang không có việc làm. Đặc biệt, tỉ lệ thất nghiệp ở giới thanh niên lên đến 23%.
KELA đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến, trong đó 69% cư dân Phần Lan ủng hộ ý tưởng phân phát thu nhập cơ bản cho toàn bộ cư dân. Nếu được đưa vào thực hiện, mỗi năm "cái túi" của chính phủ sẽ xẹp đi 56 tỉ USD!
Nhưng trước tiên, dự kiến giai đoạn 1 của kế hoạch sẽ được tiến hành, trong đó mức thu nhập cơ bản của cư dân chỉ ở mức gần 600 USD và một số khoản trợ cấp xã hội vẫn được giữ lại.
Hãng thông tấn UPI dẫn lời Thủ tướng Phần Lan, ông Juha Sipila, cho biết ông ủng hộ kế hoạch kể trên, bởi nó sẽ "đơn giản hóa hệ thống an sinh xã hội".
Đề nghị của KELA sẽ được chính phủ quyết định vào tháng 11.2016. Hiện Phần Lan có 5,4 triệu dân với GDP lên đến 267 tỉ USD, tương đương thu nhập bình quân đầu người 49.000 USD.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
CEO WhatsApp đã trở thành tỷ phú như thế nào? Là một trong những doanh nhân dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ hiện nay nhưng ít ai biết được rằng Jan Koum, CEO WhatsApp đã trải qua tuổi thơ nhiều gian khó và thiếu thốn. Hiện nay, Koum đang sở hữu tài sản trị giá 8,8 tỷ USD, đứng thứ 3 trong danh sách những doanh nhân dưới 40 tuổi giàu nhất...