Chuyên gia: Chống COVID-19, Việt Nam là hình mẫu ‘cường quốc’
Việt Nam cho thấy sự chủ động, thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao chia sẻ trên trang The Sunday Guardian về nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19. VTC News xin đăng tải lại bài viết này.
Tính đến ngày 27/4/2020, Việt Nam có 270 ca mắc COVID-19, không có trường hợp thiệt mạng nào và 222 người đã bình phục. Dù vậy, so với Hàn Quốc, New Zealand hay Phần Lan, Việt Nam ít được truyền thông quốc tế nhắc đến hơn hơn khi đề cập tới những hình mẫu thành công trong việc đẩy lùi đại dịch COVID-19, dù dân số của Việt Nam là 95,54 triệu người, nhiều hơn cả ba nước kể trên cộng lại.
Việt Nam cơ bản đã đẩy lùi được đại dịch COVID-19.
Điều này dễ hiểu vì Hàn Quốc, New Zealand và Phần Lan từ lâu đã nổi tiếng với hệ thống y tế tiên tiến, bao gồm năng lực kiểm soát dịch bệnh. Một yếu tố quan trọng khác là năng lực tài chính.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), Hàn Quốc dành ra 8,1% GDP cho y tế, trong khi ở Việt Nam chỉ là 5,6%. Để có thể thực hiện xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng cần có những nguồn lực rất mạnh, đặc biệt là tài chính và công nghệ.
Điều này có nghĩa là Việt Nam không chọn và không đủ sức làm theo phương pháp của Hàn Quốc hay Đức, nước kiểm soát COVID-19 hiệu quả hơn các thành viên EU khác một phần nhờ vào hệ thống y tế tiên tiến và khả năng đáp ứng chi phí lớn hơn.
Việt Nam đã làm gì trong việc kiểm soát đại dịch? Thành công thường là sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Dù vậy đối với trường hợp của Việt Nam, có một yếu tố nổi bật hơn cả.
Phương pháp mà Việt Nam lựa chọn được gọi là “mô hình chi phí thấp”, theo cách John Reed mô tả trong một bài báo trên Financial Times. Việt Nam không chọn xét nghiệm diện rộng mà thay vào đó là kiểm soát người nhiễm bệnh và áp dụng các biện pháp truy dấu tiếp xúc với những người nghi nhiễm. Sử dụng những công cụ kỹ thuật số như Bluezone, cơ quan y tế Việt Nam có thể dễ dàng định vị và xử lý các nguy cơ tiềm tàng.
Video đang HOT
Thông điệp phòng chống COVID-19 thấy ở khắp Việt Nam.
Mô hình này đi kèm với hai yếu tố khác ít được nhắc đến hơn. Một là lòng tin và sự đầu tư vào công tác phòng ngừa. Ở Việt Nam, khẩu hiệu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” xuất hiện ở mọi nơi. Thực tế, Việt Nam đang vận hành hai hệ thống song song là phòng ngừa và điều trị ở tất cả các tỉnh thành, địa phương. Mục tiêu chung là chăm sóc y tế toàn dân. Trẻ em Việt Nam tất cả đều được tiêm vaccine nhiều loại.
Yếu tố thứ hai là các cơ quan y tế được công nhận ở Việt Nam, cả trong lĩnh vực nghiên cứu lẫn thực tiễn. Ví dụ, Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Y tế – Đại học Y Hà Nội (CHSR) đứng thứ 23 trong bảng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu, phân tích và vận động chính sách hàng đầu thế giới, theo đánh giá của Đại học Pennsylvania, Mỹ.
Về mặt thực hành, các y bác sĩ ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội để vận dụng các kiến thức của mình vào thực tiễn do số lượng bệnh nhân nhập viện quá nhiều. Rất nhiều bác sĩ từ Indonesia, Malaysia, Philippines và Nhật Bản chọn Việt Nam làm nơi rèn luyện tay nghề. Một điểm đáng chú ý khác là bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 do Việt Nam chế tạo đã được WHO công nhận và đạt chuẩn châu Âu.
Nỗ lực tổng thể của Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 đã nhận được sự tuyên dương từ WHO. Takeshi Kasai, Giám đốc WHO vùng Tây Thái Bình Dương, nói rằng Việt Nam đang kiểm soát được sự lây nhiễm của COVID-19 nhờ sự lãnh đạo quyết liệt của chính phủ và sự hợp tác của người dân.
Chính phủ Việt Nam, thực tế không muốn khhoe khoang sự thành công mà họ gọi là “bước đầu”, cùng với cảnh báo rằng những mối đe dọa nguy hiểm hơn đang rình rập phía trước. Phương pháp của Việt Nam cũng không phải để cho nước khác học theo mà chỉ áp dụng trong nước.
Ưu tiên hàng đầu là sức khỏe và sự an toàn của người dân cũng như duy trì hoạt động của nền kinh tế. Ưu tiên thứ nhất là cơ sở cho tất cả mọi thứ. Ưu tiên thứ hai là để đảm bảo tất cả các nguồn lực vẫn có thể đáp ứng được.
Nhìn từ Hà Nội, với tỉ lệ tăng trưởng 7,02% năm 2019, các nhà hoạch định chính sách có lẽ muốn duy trì sự vận động này khi đất nước đang cố vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Nhưng điều quan trọng nhất phải được đặt lên hàng đầu. COVID-19 là một phép thử và sự phát triển kinh tế chỉ có thể đạt được nếu vượt qua thách thức về mặt y tế.
Công dân Việt Nam về nước được cách ly riêng.
Bên cạnh việc tập trung phòng chống dịch trong nước, các nhà ngoại giao Việt Nam cũng hướng ra thế giới, không phải vì danh tiếng hay nâng cao hình ảnh. Nguyên tắc dẫn đường trong chính sách ngoại giao của Việt Nam là đảm vai trò một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Trong một thế giới hội nhập, sự cho đi cũng quan trọng như nhận lại. Đó là lý do vì sao Việt Nam hỗ trợ khẩu trang cho Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước láng giềng. Việt Nam đã chứng tỏ mình là một thành viên quan trọng của các tổ chức quốc tế cả trong giai đoạn bình thường lẫn khi khủng hoảng. Trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam đã triệu tập cuộc họp để bàn bạc và hợp tác hành động chống dịch COVID-19. Một ví dụ khác là khoản hỗ trợ 50 nghìn USD cho WHO.
Một Việt Nam chủ động trên trường quốc tế phù hợp với hình mẫu của một trung cường đang lên như mô tả của viện Lowy, Australia. Việt Nam không tự gọi mình như vậy, nhưng từ quan điểm nghiên cứu, biết được một quốc gia có thể làm gì và nên làm gì rất có ích cho việc tái định vị. COVID-19 là một minh chứng hùng hồn.
Hơn 95.600 người tử vong vì Covid-19
Theo Worldometers, đến sáng nay (10/4), dịch Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 1,6 triệu ca nhiễm, trong đó bao gồm 95.630 ca tử vong.
Tình hình bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các quốc gia vốn được xem là tâm chấn của cơn đại dịch với việc số ca nhiễm mới và tử vong đều tăng mạnh, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong toàn cầu vọt lên các ngưỡng cao mới.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về tổng số người bị nhiễm dịch Covid-19. Theo số liệu thống kê mới nhất của trang Worldometers, tính đến sáng 10/4 (giờ Việt Nam), nước này đã có thêm 31.939 người nhiễm mới và 1.845 người tử vong, nâng tổng số người nhiễm lên 466.969, trong đó bao gồm 16.636 ca tử vong.
Tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp
Đứng thứ nhì sau Mỹ về số người nhiễm Covid-19 là Tây Ban Nha. Thống kê cho thấy, nước này đã có thêm 5.002 ca nhiễm mới và 655 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm dịch lên 153.422, trong khi số ca tử vong là 15.447.
Xếp thứ ba về số người nhiễm với 143.626 trường hợp, song Italia lại dẫn đầu toàn cầu về số ca tử vong với 18.279 người. Cơ quan y tế Italia tối 9/4 cho hay, số ca tử vong mới của nước này là 610 người, trong khi số ca nhiễm mới là 4.204. Cả hai số liệu này đều tăng mạnh hơn hẳn so với một ngày trước đó.
Diễn biến dịch tại Pháp, Anh và Đức phức tạp không kém. Cả ba nước này trong ngày đều chứng kiến số ca tử vong do Covid-19 tăng mạnh. Số ca tử vong mới tại Pháp là 1.341 ca, Anh 881 ca và Đức 258 ca. Hiện Pháp có tổng cộng 12.210 trường hợp tử vong do dịch, Anh là 7.978 ca và Đức 2.607 ca.
Một số quốc gia khu vực Đông Nam Á trong ngày 9/4 cũng chứng kiến mức độ lây lan mạnh của dịch Covid-19, trong đó Indonesia và Singapore đều ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 tăng cao nhất tính từ khi dịch bùng phát.
Achmad Yurianto, lãnh đạo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Indonesia, cho biết nước này ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục hôm 9/4 với 336 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.293. Số ca tử vong cũng tăng thêm 40, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 280, cao nhất Đông Nam Á.
Singapore phát hiện thêm 287 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 1.910. Quốc gia Đông Nam Á này hiện có 6 ca tử vong. Malaysia ghi nhận thêm 109 ca nhiễm, 2 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm, tử vong lên 4.228 và 67.
Trong khi, Philippines có thêm 21 ca tử vong, 206 ca nhiễm mới. Tổng số ca nhiễm ở quốc gia này là 4.076, bao gồm 203 ca tử vong. Hiện Philippines là một trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 ở khu vực Đông Nam Á.
Tại Trung Đông, phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianoush Jahanpour hôm 9/4 cho biết, nước này đã ghi nhận thêm 1.634 ca nhiễm và 117 ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 4.110 và 66.220. Đây là mức tăng ca nhiễm hàng ngày thấp nhất tại Iran kể từ 23/3.
Iran là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 tại Trung Đông. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã lên tiếng kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ khẩn cấp 5 tỷ USD để chống dịch bệnh.
Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận thêm 38 ca nhiễm Covid-19 ngoại nhập và 47 trường hợp không có triệu chứng nhiễm bệnh, nâng tổng số người nhiễm tại đại lục lên 81.907. Tổng số người thiệt mạng ở quốc gia châu Á này hiện là 3.336, trong đó bao gồm 1 ca mới được báo cáo ở tỉnh Hồ Bắc.
Bên cạnh những số liệu ảm đạm trên, thế giới trong 24 giờ qua cũng có nhiều thông tin tích cực đáng chú ý. Trước hết là tổng số ca hồi phục trên toàn cầu hiện 355.671 trường hợp.
Thông tin từ Anh cho biết, Thủ tướng Boris Johnson đã rời phòng chăm sóc tích cực, nhưng vẫn tiếp tục ở lại bệnh viện để được theo dõi sát sao trong giai đoạn đầu hồi phục. "Tinh thần của ông đang cực kỳ thoải mái", người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết hôm 9/4.
Cùng ngày, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố lệnh phong tỏa đã giúp nước này chiến thắng Covid-19, sau khi chứng kiến số ca nhiễm liên tục giảm. Hôm 9/4, New Zealand ghi nhận số ca nhiễm mới giảm ngày thứ tư liên tiếp, trong khi số ca tử vong kể từ khi dịch xuất hiện vẫn là 1 người.
Dương Lâm
Việt Nam đề nghị các nước chia sẻ thuốc chữa Covid-19 khi nghiên cứu thành công Sáng 3.4, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc điện đàm lần thứ 3 với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand về tình hình dịch Covid-19. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc điện đàm . Ảnh BNG Nhiều nước phát triển đều...