Chuyên gia chia sẻ việc sử dụng axit amin cho bà mẹ và trẻ em
Hơn 400 đại biểu cùng cập nhật nhiều kiến thức khoa học quan trọng chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa, trong đó có việc sử dụng axit amin cho bà mẹ và trẻ em.
Ngày 12/8/2019 tại Đà Nẵng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị khoa học chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa dưới sự chủ trì của GS. TS. Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế.
Hiệu quả trong giảm tiêu thụ muối
Tại hội nghị, với sự tham dự của hơn 400 đại biểu thuộc mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của Bộ Y tế trên toàn quốc đến từ các Sở Y tế, các Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng từ các bệnh viện sản – nhi trên toàn quốc, các nghiên cứu và tiến bộ cập nhật trong lĩnh vực sản nhi đã được trình bày nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn cho các cán bộ y tế.
Các đại biểu được cập nhật về ứng dụng quan trọng của một số axit amin như cysteine, theanine, glutamine và glutamate qua bài trình bày “Dinh dưỡng axit amin cho mẹ và bé” của PGS. TS. Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
PGS. TS. Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ về ứng dụng của axit amin trong dinh dưỡng cho mẹ và bé tại Hội nghị.
Theo đó, cysteine và theanine khi được sử dụng kết hợp có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và đề kháng của trẻ em. Tương tự, glutamine cũng hỗ trợ cải thiện chức năng miễn dịch, đặc biệt ở trẻ em mắc các bệnh lý về máu.
Glutamate có thể được cơ thể hấp thu thông qua các thực phẩm như thịt, hải sản, rau củ quả, sữa và bột ngọt, một loại gia vị được một giáo sư người Nhật Bản là TS. Kikunae Ikeda phát minh ra vào năm 1908. Phát minh này đã đưa đến sự ra đời của sản phẩm bột ngọt đầu tiên trên thế giới và bột ngọt duy nhất từ Nhật Bản là AJI-NO-MOTO của Tập đoàn Ajinomoto, với ước vọng là cải thiện dinh dưỡng cho người dân Nhật Bản lúc bấy giờ thông qua những món ăn ngon.
Video đang HOT
Với thành phần chính là glutamate, bột ngọt có khả năng mang lại vị umami – vị ngon hay vị ngọt thịt cho món ăn. Các nghiên cứu còn chỉ ra bột ngọt có một số vai trò sinh lý dinh dưỡng quan trọng khác như hỗ trợ tăng tiết nước bọt, dịch vị từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm; đồng thời, kết hợp muối ăn và bột ngọt ở liều lượng hợp lý sẽ giúp duy trì vị ngon cho thực phẩm giảm muối.
Chế độ ăn giảm muối đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ phù, tăng huyết áp, tiền sản giật v.v ở phụ nữ mang thai cũng như duy trì một thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.
PGS.TS. Lê Bạch Mai cho biết sử dụng muối ăn kết hợp với bột ngọt ở hàm lượng 0.48% có thể giúp giảm khoảng 50% lượng muối ăn và 31.5% lượng natri hấp thu vào cơ thể mà vẫn giữ nguyên vị ngon của thực phẩm. Tại Việt Nam, trong tài liệu “Hướng dẫn điều trị lâm sàng” năm 2015, Bộ Y tế cũng đã đưa ra hướng dẫn việc sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon của những thực phẩm ít muối và hỗ trợ duy trì chế độ ăn tốt cho sức khỏe này.
Thêm thông tin về sử dụng bột ngọt
Trong hội thảo, PGS.TS Lê Bạch Mai đã cung cấp các kết quả đánh giá một cách toàn diện về tính an toàn của bột ngọt khi sử dụng dưới dạng gia vị.
Từ năm 1987, Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (JECFA) đã kết luận bột ngọt là một phụ gia thực phẩm an toàn với liều dùng hàng ngày không xác định.
Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ; Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu; Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng khẳng định bột ngọt là an toàn. Tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp bột ngọt vào “Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.
Glutamate – thành phần chính của bột ngọt tồn tại phổ biến ở nhiều loại thực phẩm trong tự nhiên và cả trong sữa mẹ.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng bột ngọt trong chế độ ăn không ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của não bộ nhờ các cơ chế kiểm soát chặt chẽ tại ruột (ruột chuyển hóa glutamate như nguồn năng lượng) và não (nhờ cơ chế hàng rào máu – não).
JECFA cũng đánh giá quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú sử dụng bột ngọt không ảnh hưởng đến bào thai và trẻ bú mẹ.
Báo cáo trên giúp các bác sĩ, cán bộ y tế và chuyên gia dinh dưỡng nắm bắt và vận dụng các axit amin một cách phù hợp để hỗ trợ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em vì một thế hệ tương lai khỏe mạnh.
Minh Tuấn
Theo vietnamnet
Lo ngại siêu khuẩn kháng thuốc tại VN: Kiểm soát nhiễm chéo
Kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong Bệnh Viện (BV).
Bệnh nhân nặng nằm thở máy, điều trị kháng sinh cả tháng trời tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - ẢNH: DUY TÍNH
TS-BS Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng thông tin về siêu khuẩn kháng thuốc (nói trên) có thể là kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong BV.
Khi chưa có nghiên cứu đó thì Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động, các quy định về chống nhiễm khuẩn BV để kiểm soát nhiễm chéo trong BV.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: "Về nghiên cứu của tổ chức nước ngoài cảnh báo nguy cơ "dịch" lây lan vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh trong BV, chúng tôi đang cho kiểm tra lại để xác định được các BV nào là "tâm điểm". Tuy nhiên, dù có hay không có khuyến cáo đó thì chống nhiễm khuẩn BV luôn được Bộ Y tế chú trọng và chỉ đạo các BV thực hiện nghiêm túc".
Theo GS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, tại VN hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn BV, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh vật gây nhiễm khuẩn BV và kháng kháng sinh, từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh BV.
Nhưng theo ông Tiến, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của VN hiện vẫn còn nhiều thách thức do nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhiều BV chưa được quan tâm đầu tư đúng quy định.
Các giải pháp TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan đưa ra gồm: phòng ngừa trong BV (kê toa thuốc kháng sinh đúng, hợp lý; kiểm soát nhiễm khuẩn) và tăng cường truyền thông để sử dụng kháng sinh đúng tại cộng đồng. Người dân khi có bệnh cần đi khám để BS cho toa, không tự ý ra nhà thuốc mua kháng sinh, dùng thuốc đủ liều, đúng cách theo BS hướng dẫn. Nếu uống không đủ liều thì vi khuẩn có cơ hội kháng thuốc...
TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan cho biết thêm, 3 năm qua, tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã triển khai kiểm soát kháng sinh bằng công nghệ thông tin, đồng thời xây dựng ứng dụng để hỗ trợ BS tham khảo khi kê toa kháng sinh cho bệnh nhân.
"Thực tế khiến vi khuẩn kháng kháng sinh ở cộng đồng còn có lý do sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản... Nếu con người ăn phải những thực phẩm có kháng sinh tồn dư cao thì cơ thể cũng sẽ mang những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh này", TS-BS Hương Lan khuyến cáo.
BS Bạch Văn Cam, Chủ tịch Hội Hồi sức - cấp cứu TP.HCM, cho rằng cần truyền thông cho người bệnh bằng các kênh thông tin từ báo chí, bản tin ở các BV... về việc khi nào sử dụng kháng sinh, sự nguy hiểm kháng thuốc...
Các BS khuyến cáo: Hạn chế vào môi trường BV, cụ thể, hạn chế đi thăm bệnh đông, không để trẻ em vào BV, vì môi trường BV dễ làm lây nhiễm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn kháng thuốc; khi đi thăm bệnh nhân ở BV về, cần rửa tay sạch sẽ.
Theo Thanh niên
Muốn sống đến 30 tuổi, người mắc thalassemia phải mất hơn 3 tỉ đồng Việt Nam hiện có trên 12 triệu người mang gen bệnh thalassemia, trong số này 20.000 người cần phải điều trị. Người bệnh muốn sống đến 30 tuổi phải mất hơn 3 tỉ đồng để điều trị, duy trì sự sống. Người bệnh Thalassemia nếu không được điều trị đầy đủ bị biến dạng khuôn mặt (Ảnh: Vương Tuấn) Tại hội nghị khoa...