Chuyên gia chia sẻ về thành công của ca bệnh khó điều trị
Bị lây bệnh viêm gan virus B từ mẹ sang, cô bé 9 tuổi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám với những biểu hiện bất thường. Sau hơn 4 năm điều trị, bệnh nhân đã khỏi viêm gan B (HBsAg âm tính) và đạt được lượng kháng thể chống lây nhiễm virus viêm gan B ở mức lý tưởng (HBsAb>1000).
ThS.BS Nguyễn Thu Hương – người trực tiếp khám, điều trị thành công cho bé N.T.N.Q.
Hơn 4 năm mắc bệnh, bệnh nhân được theo dõi và điều trị thế nào?
N.T.N.Q (9 tuổi, Hà Nội) bị lây virus viêm gan B từ mẹ. Tháng 5/2015, bé có triệu chứng mệt mỏi, tiểu vàng nên đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.
Tiếp nhận khám đầu vào và theo dõi cả quá trình cho bé là ThS.BS Nguyễn Thu Hương – Chuyên khoa Gan mật, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Trước biểu hiện bất thường đó, bé đã được bác sĩ chỉ định kiểm tra men gan và xét nghiệm định lượng virus. Kết quả xét nghiệm có men gan tăng cao gồm AST: 93.9 U/L (bình thường (BT)
Trong suốt quá trình điều trị, gia đình luôn cho bé tuân thủ uống thuốc đều và lịch tái khám.
Điều tuyệt vời nhất đã đến, tháng 1/2018, kết quả xét nghiệm có HBsAg âm tính, HBsAb 816,9U/L (BT 0-10). Điều đó có nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn viêm gan virus B trong máu và đã có lượng kháng thể rất tốt. Bé không cần điều trị thuốc ức chế virus.
Kết quả tái khám tháng 11/2018: HBsAg âm tính và HBsAb định lượng>1000U/L. Kết quả khẳng định, bé hết hoàn toàn virus viêm gan B trong máu và lượng kháng thể đã đạt mức tối ưu.
Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm điều trị thành công
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B khoảng 10-20%. Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Bác sĩ Hương chia sẻ: Nếu hiện nay viêm gan virus C đã có phác đồ điều trị khỏi với tỷ lệ thành công>95%, thì điều trị viêm gan virus B là một thách thức lớn. Tỷ lệ điều trị đạt HBsAg âm tính (loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B trong máu) chỉ đạt được từ 0,5-3% mỗi năm.
Trường hợp của bé N.T.N.Q là một trong những bệnh nhân may mắn được điều trị khỏi bệnh viêm gan virus B tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của bác sĩ, để có thành công điều trị khỏi bệnh viêm gan B (HBsAg âm tính) cần một quá trình cố gắng, kiên trì của người bệnh, cùng sự linh hoạt, theo dõi sát sao của bác sĩ điều trị. Người bệnh đã điều trị hết HBsAg trong máu nhưng vẫn cần tái khám định kỳ 6 tháng/lần.
Kiểm tra, theo dõi viêm gan B, cần những xét nghiệm nào?
Vàng da là biểu hiện của người mắc virus viêm gan B nên đi khám để phát hiện bệnh sớm
Virus viêm gan B thường phát triển âm thầm, rất ít có triệu chứng. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn cấp, giai đoạn bùng phát hoặc giai đoạn muộn. Vì vậy, viêm gan virus B rất dễ bị bỏ qua nếu không khám, xét nghiệm định kỳ.
Bác sĩ Hương khuyến cáo:
- Cần xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B (xét nghiệm HBsAg) và định lượng kháng thể (HBsAb).
- Những trường hợp có biểu hiện bất thường như mệt mỏi, ăn kém, đầy bụng, khó tiêu, sẩn ngứa, đau tức hạ sườn phải… cần tới các cơ sở y tế khám.
- Những trường hợp nhiễm virus viêm gan B cần được khám định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của Bác sỹ chuyên khoa, không tự ý điều trị thuốc nam.
Đường lây truyền virus viêm gan B
Tất cả phụ nữ trước hoặc trong khi mang thai nên xét nghiệm sàng lọc viêm gan B để tránh lây sang con. Ảnh minh họa.
- Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ nhiễm virus viêm gan B sang con trong khi mang thai và trong cuộc chuyển dạ đẻ.
- Lây truyền qua quan hệ “chăn gối” không an toàn với người nhiễm virus viêm gan B đặc biệt là quan hệ đồng tính.
- Lây truyền qua truyền máu và các chế phẩm của máu có nhiễm virus viêm gan B.
- Lây truyền qua dùng chung các vật dụng gây tổn thương da xuất huyết không đảm bảo vô khuẩn nhiễm virus viêm gan B (như dao cạo râu, kim tiêm,dụng cụ xăm, bàn chải đánh răng…).
- Phòng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, khuyến cáo:
Tất cả phụ nữ trước hoặc trong khi mang thai nên xét nghiệm sàng lọc HBsAg.
Nếu thai phụ nhiễm virus viêm gan B cần được theo dõi, quả lý sức khỏe chặt chẽ trong quá trình mang thai, áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con.
Phòng bệnh lây nhiễm virus viêm gan B trong cộng đồng: thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng. tiêm phòng vaccin viêm gan virus B trong cộng đồng. Đảm bảo an toàn trong truyền máu, không sử dụng chung các vật dung gây tổn thương da xuất huyết như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… quan hệ “chăn gối” lành mạnh và an toàn.
Theo tuoitrethudo
Cảnh báo: Gia tăng lây truyền viêm gan, giang mai, HIV từ thai phụ sang con
Tại Việt Nam, theo kết quả một số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10 - 20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBV có HBeAg dương tính có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
Viêm gan virus B (HBV) là một trong 2 loại viêm gan do virus có gánh nặng lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và ung thư gan, gây tới 80% tổng số ca ung thư gan trên thế giới.
Việt Nam, theo kết quả một số nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10 - 20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBVcó HBeAg dương tính có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ, do đó việc phòng chống lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con là rất quan trọng. 90% trẻ nhiễm HBV do lây truyền từ mẹ sang có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính.
Tiêm ngừa vắc xin viêm gan B, tư vấn xét nghiệm sàng lọc, đảm bảo tính sẵn có của thuốc kháng virus ARV điều trị cho bà mẹ/trẻ nhiễm HIV ngay khi sinh sẽ giúp Việt Nam loại trừ hoàn toàn HIV/AIDS, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con.
Đó là lời khẳng định của đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UN Việt Nam) trong Hội thảo triển khai chương trình hành động quốc gia loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030 vừa được Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cùng UN Việt Nam tổ chức.
Lưu hành HBV cao trong nhóm phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự lưu hành HBV trong cộng đồng nói chung, đặc biệt nhóm trẻ em nói riêng. Ước tính, khoảng 5 - 10% nhiễm HBV xảy ra cho thai nhi trong tử cung do virus thâm nhập cho gai nhau bị tổn thương. Lây truyền HBV trong quá trình chuyển dạ và khi sinh đẻ là nguyên nhân phổ biến trong cơ chế lây truyền HBV từ mẹ sang con.
Đối với giang mai, theo báo cáo của các bệnh viện, tình hình mắc giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bắt đầu có dấu hiệu gia tăng. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, tình trạng lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con chiếm khoảng 40 - 70%. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ phụ nữ có thai được xét nghiệm sàng lọc sớm giang mai chỉ khoảng 16%.
Thai phụ cần đi khám đầy đủ trong suốt thai kỳ, nếu có những dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và khám kịp thời. Ảnh minh hoạ: Internet
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời sẽ lây truyền cho thai nhi qua đường máu, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng thai nhi. Sức đề kháng và các bộ phận của thai nhi chưa phát triển toàn diện nên đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai bẩm sinh của trẻ.
Theo số liệu của BV Nhi Trung ương (Hà Nội) và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), số trẻ nhiễm HIV mới được phát hiện có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, chủ yếu gặp ở các trường hợp mẹ không được phát hiện nhiễm HIV trong khi mang thai hoặc chỉ được phát hiện HIV khi chuyển dạ hoặc mẹ nhiễm HIV không tuân thủ điều trị trong thời gian mang thai.
Hàng năm, Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai và ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bà mẹ mang thai là 0,19%, tương đương 3.800 thai phụ nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30 - 40%, tương đương 1.140 - 1.520 trẻ bị lây nhiễm HIV.
Vẫn còn 12,5% số phụ nữ đẻ nhiễm HIV không được điều trị ARV. Trong tổng số 1,413 phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn còn 233 trường hợp (16,5%) phụ nữ có thai chỉ được bắt đầu điều trị ARV khi chuyển dạ đẻ.
Các biểu hiện người bị nhiễm giang mai
Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.
Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:
Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.Xuất hiện mụn (tương tự như mụn cóc sinh dục) có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.Các mảng trắng trong miệng.Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, nhiệt độ cao (sốt) và các tuyến bị sưng ở cổ, háng hoặc nách.
THÁI HÀ
Theo Tiền Phong
Đằng sau chiếc áo blue trắng của người "thầy thuốc" Không trực tiếp khám chữa bệnh, nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng khi chiếm tới 60-70% quyết định lâm sàng, từ đó giúp thầy thuốc đưa ra quyết định chính xác, kịp thời để chữa trị cho người bệnh. Đó chính là vai trò của xét nghiệm trong y học. Trong câu chuyện đằng sau chiếc áo blue trắng của...