Chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm xử lý nhanh khi xe bị ngập nước
Xe ôtô khi bị ngập nước có thể sẽ phá hủy nhiều chi tiết tại khoang động cơ, hệ thống điện. Vì vậy để hạn chế tối đa hư hại, tài xế cần nắm rõ các mẹo xử lý sau
Sáng ngày 15/10, sau trận mưa lụt lịch sử với lượng mưa đến 500mm, TP Đà Nẵng ghi nhận cảnh tượng chưa từng thấy. Hàng trăm xe ôtô hư hỏng nằm la liệt trên đường phố gây tắc nghẽn giao thông cục bộ. Nhiều chủ cho biết, vì mưa lớn kèm ngập sâu nên xe không thể di chuyển.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương trước tình trạng xe ôtô bị ngập nước và không thể di chuyển chuyên gia kỹ thuật của Toyota Việt Nam cho biết, xe ôtô khi bị ngập nước có thể sẽ phá hủy nhiều chi tiết tại khoang động cơ, hệ thống điện. Vì vậy để hạn chế tối đa hư hại, tài xế cần nắm rõ các mẹo xử lý nhanh.
Tuyệt đối không đề nổ lại động cơ khi xe chết máy
Theo các chuyên gia kỹ thuật của Toyota Việt Nam, khi buộc phải di chuyển qua đoạn đường ngập nước, tài xế điều khiển xe phải đi đều ga, không dừng lại giữa chừng; nếu xe chết máy hay động cơ hoạt động không bình thường phải gọi ngay cứu hộ, tuyệt đối không đề nổ lại động cơ.
Chuyên gia của Toyota Việt Nam lý giải, khi lái xe ô tô vào đoạn đường ngập, nước bị lọt vào buồng đốt và gây chết máy hoặc động cơ hoạt động không bình thường, nếu vẫn cố khởi động xe hay tiếp tục chạy thì piston sẽ tiếp tục hoạt động và bị lực tác động lớn ngược lại do nước không nén được. Quá trình này làm cong hoặc gãy tay biên gây trầy xước piston, xy-lanh ở một hoặc một vài buồng đốt thậm chí có thể làm vỡ lốc máy. Động cơ bị hư hỏng do nước sục vào, hiện tượng này còn được gọi là thủy kích.
Khi động cơ xe khi bị thủy kích, cần phải được kỹ thuật tháo ra để kiểm tra mức độ hư hỏng và thay thế chi tiết. “Tùy mức độ hư hỏng, có thể sẽ phải thay tay biên, thay xéc măng hoặc piston cùng một số chi tiết khác như gioăng quy lát, phớt đuôi trục cơ, các loại dầu hoặc nặng hơn là thủng lốc máy, cong trục khuỷu,…” - chuyên gia Toyota Việt Nam cho hay.
Video đang HOT
Hàng trăm xe ôtô hư hỏng nằm la liệt trên đường phố Đà Nẵng gây tắc nghẽn giao thông cục bộ
Đại diện Toyota Việt Nam cũng cho biết, việc sửa chữa một chiếc xe bị thủy kích thường rất tốn kém, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng với các xe hạng sang. Thêm nữa, nếu xe đã bị thủy kích thì việc bán lại sẽ rất khó khăn hoặc mất giá rất nhiều.
Nhà sản xuất khuyến cáo không nên lái xe trên đường ngập nước do những rủi ro nói trên. Tuy nhiên nếu buộc phải lái xe trên những đoạn đường này, cần đặc biệt chú ý đến các điều kiện sau:
Thứ nhất, khảo sát địa hình và nắm rõ đặc tính của xe. Nếu đã có các xe khác dẫn đường đi vào vùng ngập nước thì tài xế có thể biết được mực nước sâu đến đâu và băng qua có dễ dàng hay không.
Ngoài việc xác định mức độ nông sâu, lái xe cũng cần hiểu rõ đặc tính của xe, cụ thể là cổ hút gió vào động cơ để lường trước khả năng lội nước. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp mức nước thấp hơn cổ hút rất nhiều tuy nhiên vẫn dẫn đến thủy kích.
“Vì vậy khả năng lội nước phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng lái của tài xế cũng như ảnh hưởng của các điều kiện xung quanh như các xe đang hoạt động xung quanh, gió…” – chuyên gia Toyota Việt Nam nói.
Thứ hai, tài xế cần bình tĩnh xử lý tình huống. Khi đã cảm thấy đủ độ an toàn, tài xế hãy cho xe di chuyển chậm trên đường ngập nước với số thấp (cả với xe số tự động), đi đều ga và cố gắng tránh làm nước sóng mạnh lên, không nên dừng xe/giảm ga đột ngột khi đang đi vì nước có thể tràn vào khoang động cơ. Sau khi đã ra khỏi vùng ngập nước, nên rà phanh vài lần để làm khô phanh.
Trường hợp đi vào đường ngập nước mà có xe khác đi ngược chiều tạo sóng, tài xế cần bình tĩnh giữ đều ga và đi tiếp; không nên đạp phanh hoặc dừng xe vì như vậy nước càng có điều kiện để tràn vào khoang động cơ. Nếu xe bị chết máy hoặc động cơ hoạt động không bình thường, hãy gọi cứu hộ để đưa xe ra khỏi khu vực ngập nước, tuyệt đối không được đề nổ lại máy.
“Nên kiểm tra động cơ và chất lượng dầu/nhớt động cơ, hộp số, vi sai, thước lái, mỡ các ổ bi, các khớp xoay… sau khi đi qua đường ngập nước” – chuyên gia Toyota Việt Nam khuyến cáo.
Thứ ba, phải chủ động dự phòng. Hiện đang là mùa mưa bão, các thành phố lớn những năm qua chứng kiến rất nhiều xe ô tô bị ngập nước, không chỉ khi di chuyển trên đường mà ngay cả khi để trong hầm chung cư, đỗ ở bãi… Vì thế, hãy luôn thật cẩn trọng. Nếu thường xuyên phải di chuyển qua các cung đường ngập nước, tốt nhất là nên sử dụng các loại xe SUV, bán tải vốn có khả năng lội nước tốt hơn xe sedan hay compact.
“Và dù là loại xe nào, chủ xe cũng nên mua bảo hiểm có điều khoản thủy kích để giảm thiểu chi phí khi xảy ra sự cố. Đáng chú ý, một số hãng có gói bồi thường thủy kích hỗ trợ chi phí sửa chữa lên đến 90%” – đại diện Toyota Việt Nam khuyến nghị.
Cách xử lý tình huống cảnh báo quá nhiệt động cơ ô tô
Động cơ bị quá nhiệt là một vấn đề nghiêm trọng và không hiếm gặp. Khi gặp phải tình huống này, bạn cần phải xử lý cẩn thận nếu không sẽ dẫn đến những thiệt hại khác về kinh tế.
Nguyên nhân gây quá nhiệt động cơ thường do dung dịch làm mát mất tác dụng, do bị rò rỉ, tắc nghẽn, ngưng tụ, hay mực nước làm mát quá thấp so với tiêu chuẩn... sẽ khiến quá trình giải nhiệt bị gián đoạn, động cơ ô tô quá nóng so với mức tiêu chuẩn.
Nước làm mát động cơ ô tô còn đủ thì kim đồng hồ thường sẽ nằm giữa mức C (cool) và mức H (hot). Trường hợp kim đồng hồ chạy về gần mức H thì xe đang trong tình trạng thiếu nước làm mát cần bổ sung.
Nguyên nhân gây quá nhiệt động cơ thường do dung dịch làm mát mất tác dụng, do bị rò rỉ, tắc nghẽn, ngưng tụ
Nếu kim chạm tới ngưỡng H thì động cơ đang quá nóng. Để xử lý tình huống này, đầu tiên phải quan sát tình huống xung quanh để dừng xe vào lề đường hoặc vị trí an toàn. Kế tiếp tắt động cơ rồi để chìa ở chế độ "Bật" - nấc ON nhưng không đề nổ. Sau đó mở nắp ca-pô kiểm tra bình nước làm mát.
Để tránh bỏng tay, lúc này phải sử dụng khăn lót tay để kiểm tra ống tản nhiệt nằm trên két nước. Trường hợp bóp vào thấy ống khá cứng thì đừng vội mở nắp két làm mát ngay. Sau khi đợi nguội bạn mở nắp két rồi để đo dung dịch nước làm mát nếu bình cạn.
Cuối cùng khởi động lại xe, nhìn kim nhiệt độ trên cụm đồng hồ còn nằm ở vạch đỏ (H) không. Trường hợp không thì cứ tiếp tục di chuyển. Ngược lại kim nằm ở vạch đỏ thì phải chờ tầm 15 phút mới khởi động xe. Tình huống xấu nhất là gọi cứu hộ nếu không có gì tiến triển.
Có nên dùng viên thuốc để tiết kiệm nhiên liệu cho xe ô tô? Giá xăng leo thang khiến nhiều người lái xe phải đối mặt khó khăn và họ đã phải tìm kiếm các mẹo tiết kiệm nhiên liệu, thậm chí tìm các sản phẩm có khả năng cải thiện sử dụng nhiên liệu. Người dân Nam Phi đang trả gần 27R (tương đương 79 ngàn đồng) cho một lít nhiên liệu tại các trạm xăng....