Chuyên gia chỉ ra 28 nguyên tắc đơn giản nhưng quan trọng trong giáo dục trẻ em
Theo parent coach Linh Phan, tốt nhất là bố mẹ nên thực hiện những điều này từ trước cả khi con 3 tuổi.
1. Âu yếm con nhiều hơn. Sau tất cả, sự liên kết giữa con với bố mẹ bao gồm xúc giác, là rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần.
2. Ngủ chung với con có tác động tích cực cho sự phát triển của trẻ.
3. Tham gia các hoạt động với con – ngay cả một giờ chơi/hoạt động cùng con một ngày thôi cũng mang tới rất nhiều tác dụng đáng kinh ngạc.
4. Đừng lăng mạ. Một em bé cũng là con người và cần nói chuyện với con bằng ngôn ngữ “người lớn”. Tất nhiên bạn cần biết giới hạn và những lời nhẹ nhàng cũng tốt nhưng đừng quá “thớ lợ”.
5. Đừng cãi nhau với trẻ em. Trẻ em cực kỳ dễ tiêu cực và lo lắng, chỉ nên ôm ấp ủi an.
6. Đứa trẻ cần giao tiếp với người cha. Tất nhiên, vẫn có vài trường hợp đặc biệt nhưng không nên ngăn cản người cha giao tiếp với con mình.
7. Khuyến khích con giao tiếp với các trẻ khác. Nó kích thích tâm trí của con, phát triển ý thức về cạnh tranh và tính xã hội.
8. Đừng cấm trẻ cãi nhau. Cuộc cãi vã phát triển kỹ năng giao tiếp.
9. Sử dụng lời khen và hình phạt một cách thận trọng. Hình phạt thực tế là có hại, chúng có thể gây ra sự không vâng lời có chủ ý.
10. Khuyến khích con quan tâm tới điều gì đó. Tạo điều kiện cho con tự lựa chọn một số nghề nghiệp cho bản thân, theo dõi con – nếu bạn nhận thấy con quan tâm tới thứ gì đó, đừng ngăn cản trẻ.
11. Đừng ép con vào khái niệm tốt hay xấu. Đứa trẻ không có kinh nghiệm gì về cuộc sống, hãy cho con hiểu những điều này theo thời gian và nhờ vào sự giúp đỡ của bạn. Chỉ có những điều đe dọa tới tính mạng mới nên bị giới hạn.
12. Lặp lại các câu nói trong giao tiếp. Điều này tạo nên các mẫu chính xác trong giao tiếp.
13. Đừng nghĩ trí tưởng tượng của trẻ là ngốc nghếch. Trí tưởng tượng của trẻ phát triển sự sáng tạo.
14. Trả lời một cách trung thực cho những câu hỏi về giới tính. Hãy để cho con, ngay từ đầu, có mối liên hệ tự nhiên với cơ thể chúng.
=> Đọc thêm: 6 lý do nên nói với con về “sex” từ khi 3 tuổi thay vì 13 tuổi.
15. Giúp con ghi nhớ các câu nói. Nó giúp đào tạo bộ nhớ.
Video đang HOT
16. Hãy kiến tạo môi trường tốt nhất xung quanh con – âm nhạc, văn học, đọc sách…
17. Đừng giới hạn trẻ. tất cả mọi thứ trẻ làm với bàn tay của mình đều phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo.
18. Góp ý cho những tư duy còn chưa chuẩn của con nhưng đừng quá áp đặt nếu không muốn hạn chế sự sáng tạo và khả năng phục hồi của trẻ.
19. Không mua cho con mọi thứ mà con yêu cầu. Lượng đồ chơi dư thừa làm giảm sự chú ý của trẻ.
20. Phát triển cảm giác xúc giác. Mang tới cho con trải nghiệm về các vật thể khác nhau như cứng và mềm, sắc nét và cùn, nặng và nhẹ.
21. Cung cấp đồ chơi cho con từ các đồ dùng trong nhà.
22. Tham gia cùng con trong việc cắt, gấp, nặn vì nó phát triển sự sáng tạo và trí thông minh.
23. Chơi trò chơi đóng vai để con hiểu về các vai trò và sự tự do trong quan hệ giữa các thành viên khác trong nhà.
24. Đi bộ với con. Đi bộ rất hữu ích cho trẻ, bởi vì 400 trong số 639 cơ của cơ thể có liên quan tới quá trình này.
25. Đừng chờ những việc trẻ làm có kết quả. Quá trình quan trọng hơn và để con làm nhiều nhất có thể cũng như tạo cảm giác muốn làm.
26. Không ép buộc. Buộc con làm gì đó chống lại ý muốn của con chính là phá hoại niềm tin của con vào chính bản thân mình. Tất nhiên là trừ trường hợp nguy hiểm tới tính mạng của con hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
27. Đừng coi con là tài sản của riêng bạn.
28. Tin tưởng con. Không có lợi ích vật chất nào mang lại hòa bình hay hạnh phúc cho gia đình nếu không có sự tin tưởng giữa các thành viên.
Bố mẹ có thể tự in những nguyên tắc này ra rồi dán đâu đó để tự nhắc nhở bản thân nhé. Cuộc sống áp lực dễ làm chúng mình lơ đãng hoặc khó kiềm chế trong quá trình dạy con lắm!
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một chuyên gia tư vấn phụ huynh theo chứng chỉ PCI Certified, đồng thời là tác giả cuốn sách “Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu”. Theo Linh Phan, làm cha mẹ tốt nhất đối với con và đối với chính mình là khi tin vào bản năng của mình.
Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích, giúp đỡ các bố mẹ có cuộc sống ôn hoà, bình tĩnh trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, biết lắng nghe, hợp tác và tích cực.
Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.
7 điều kỳ quặc chúng ta vẫn làm: Ít nói dối vào buổi sáng, rửa tay giúp giảm đa nghi
Tại sao chúng ta lại chuyển động mắt khi muốn nhớ lại điều gì đó và ít nói dối hơn vào buổi sáng?
Hành vi của con người rất phức tạp và đôi khi chính ta cũng không giải thích được hành vi của mình. Tại sao chúng ta lại chuyển động mắt khi muốn nhớ lại điều gì đó và ít nói dối hơn vào buổi sáng?
Dưới đây là một số lý giải thú vị của các nhà khoa học về những hành vi kỳ quặc đó, giúp bạn hiểu bản thân và người khác hơn.
1. Con người nói dối ít hơn vào buổi sáng
Trong chúng ta, có lẽ ai cũng từng trải qua cảm giác nói dối. Và có một sự thật thú vị là dường như chúng ta nói dối nhiều hơn vào buổi chiều so với buổi sáng.
Theo các nhà khoa học, mức độ trung thực của chúng ta giảm dần trong ngày, đặc biệt là khi chúng ta nói chuyện với những người thật thà.
Tất nhiên, những người có thói quen "nói dối như Cuội" sẽ chẳng màng thời gian vì họ nói dối bất cứ khi nào bản thân thấy cần thiết. Song với những người trung thực, có ý thức đạo đức, khả năng kiểm soát bản thân tốt thì mức độ chân thật sẽ giảm dần trong ngày và thấp nhất vào buổi đêm khi cơ thể mệt mỏi.
Đây chính là một trong các lý do chuyên gia khuyên chúng ta nên tổ chức các buổi họp quan trọng vào buổi sáng hơn là buổi chiều.
2. Xúc giác ảnh hưởng đến hành vi
Có thể bạn không biết song cảm nhận về xúc giác có thể ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta. Chúng ta cảm thấy một vấn đề có quan trọng không, thấy đáng tin hay sợ hãi phụ thuộc vào những gì cơ thể cảm nhận được.
Nếu một người ngồi trên ghế cứng, họ sẽ dễ bị tác động hơn. Khi chạm vào vật lạnh, chúng ta dễ cảm thấy cô đơn, bề mặt thô ráp khiến chúng ta nghĩ đến những mối quan hệ phức tạp giữa người với người.
Từ đó, các chuyên gia khuyên rằng nếu muốn vượt qua được vòng phỏng vấn xin việc và tạo ấn tượng bạn là người nghiêm túc với nhà tuyển dụng, hãy mang CV của bạn trong chiếc kẹp tài liệu dày, nặng.
3. Rửa tay làm giảm tính đa nghi
Rửa tay không chỉ giúp bạn làm sạch về mặt vật lý mà có lợi cho cả tâm lý nữa. Theo đó, sau khi rửa tay, những nghi ngờ hay tự trách về quyết định của bản thân trước đó cũng sẽ được rửa trôi theo dòng nước.
Hầu hết chúng ta thường rất băn khoăn, do dự khi phải đưa ra lựa chọn. Bạn "phát cuồng" vì chiếc áo có cúc ngọc trai kia nhưng rồi lại thấy chiếc áo không cúc bên cạnh cũng đẹp không kém. Bạn bắt đầu do dự và nghi ngờ về quyết định trước đó của mình.
Các nhà tâm lý học của Đại học Michigan cho rằng não bộ của chúng ta coi việc rửa tay như một cách để giải phóng bản thân, có cơ hội ở một khởi đầu mới và sẽ bớt quan tâm hơn đến những sai lầm trong quá khứ.
4. Im lặng làm chúng ta khó xử
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 4 giây im lặng là khoảng thời gian đủ để khiến chúng ta trở nên khó xử, lúng túng. Điều này có liên quan đến việc chúng ta muốn thuộc về tập thể và cảm thấy mình được chấp nhận.
Khi tất cả mọi người cùng im lặng, chúng ta sẽ bắt đầu nghi ngờ bản thân và lo lắng về vị trí của mình. Ngược lại, một cuộc hội thảo sôi nổi sẽ khiến mỗi người đều cảm nhận được rằng người khác cần mình.
Theo các nhà tâm lý học, chúng ta không nên tạo ra những khoảng dừng quá lâu khi trò chuyện. Trước sự im lặng, hãy nghĩ về nguyên nhân của nó, liệu có phải câu hỏi của bạn không được tán đồng hoặc có thể đơn giản chỉ là bạn bè, đồng nghiệp của bạn đang rất vội nên chưa thể tiếp chuyện.
5. Chúng ta giật người khi ngủ
Theo các nghiên cứu, có 60 - 70% người sẽ hơi co giật khi ngủ. Các nhà khoa học cho rằng những cú giật này là cơn co thắt cơ không tự nguyện, nguyên nhân do căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, caffeine hoặc hoạt động thể chất cường độ cao.
Một giả thuyết khác cho rằng, sự co thắt này xảy ra khi ngủ say là do dây thần kinh của chúng ta bị rối loạn. Có một lý thuyết khác phổ biến hơn để giải thích cho điều này là dựa vào thuyết tiến hóa. Theo đó, tổ tiên của chúng ta thường ngủ trên cây và khi ngủ, não gửi tín hiệu tới hệ thần kinh để chúng ta không bị rơi xuống.
Cơn giật nhẹ trong khi ngủ là điều hết sức bình thường. Để có giấc ngủ sâu hơn, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên dành thời gian để đi bộ, đọc sách hoặc thiền trước khi đi ngủ.
6. "Tám chuyện" giúp chúng ta tránh nguy hiểm
Hành vi bàn tán sau lưng về đồng nghiệp hay người nào đó bị cho là xấu xí song điều này từng đóng vai trò rất quan trọng ở thời cổ đại.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc này có tác động tích cực đến cả người nói và người nghe. Nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội, giúp cảnh báo cho con người về những nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo đó, các nhà khoa học tin rằng đây là cách trao đổi thông tin, giúp chúng ta hiểu được ai là bạn, ai là thù. Thời xưa, người ta sống theo các nhóm người nhỏ và cần biết ai có thể là kẻ thù. Việc ngồi tám chuyện về người khác chính là cách đơn giản nhất để bạn biết điều này.
Tuy nhiên, ngày nay bạn cần cân nhắc về nội dung tám chuyện, vì hành vi đơn thuần với mục đích giải trí của bạn có thể gây ra tổn thương cho người khác.
7. Chuyển động mắt giúp chúng ta nhớ lại thông tin
Khi muốn nhớ lại điều gì, chúng ta có xu hướng chuyển động con ngươi theo hướng nhất định. Các nghiên cứu cho thấy, người già chuyển động mắt nhiều hơn khi cố nhớ điều gì đó. Nhiều người cho rằng việc chuyển động mắt là cách kích thích não bộ, giúp chúng ta hồi tưởng, nhớ lại.
Tuy nhiên một số nhà khoa học không đồng ý với giả thuyết này. Theo họ khi chúng ta hồi tưởng, chúng ta nhìn về phía khác để kích thích sự tập trung.
Dù còn nhiều tranh cãi song không ai phủ định chuyển động mắt có thể giúp chúng ta nhớ lại những thông tin quan trọng.
Bảo Anh
Cho trẻ chơi đất nặn - thứ đồ chơi vừa rẻ lại vừa có nhiều lợi ích không thể ngờ Trong quá trình lớn lên, điều quan trọng nhất là trẻ phải được phát triển toàn diện. Nếu mẹ cho trẻ chơi đất nặn ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ phát triển được rất nhiều kỹ năng từ sớm. Đất nặn từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của mọi tuổi thơ. Có lẽ đất nặn là món đồ chơi...