Chuyên gia chỉ ra 10 lỗi thường mắc khi đeo khẩu trang

Theo dõi VGT trên

Đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 thì ai cũng biết. Nhưng đeo thế nào để ngăn chặn virus tốt nhất thì không nhiều người biết.

Chuyên gia chỉ ra 10 lỗi thường mắc khi đeo khẩu trang - Hình 1

Đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 thì ai cũng biết. Nhưng đeo thế nào để ngăn chặn virus tốt nhất không nhiều người biết – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Sau đây là những lời khuyên của các chuyên gia để tránh mắc phải những lỗi phổ biến nhất khi đeo khẩu trang, theo Eatthis.

1. Lây nhiễm chéo

Tiến sĩ Geoffrey Mount Varner, bác sĩ tại Maryland (Mỹ), cho biết khẩu trang y tế rất dễ bị lây nhiễm bởi bất cứ thứ gì. Nếu bạn tháo khẩu trang ra và đặt trên một bề mặt nào đó, thì bề mặt đó cũng sẽ bị lây nhiễm.

Tốt nhất là nếu đeo khẩu trang y tế, thì khi đã tháo ra, hãy vứt bỏ ngay, tiến sĩ Mount Varner nói. Nếu sử dụng khẩu trang vải, hãy giặt sạch và sát trùng sau mỗi lần đeo, theo Eatthis.

2. Chạm tay bẩn vào khẩu trang

Nếu bạn làm nhiễm bẩn khẩu trang từ bên ngoài, bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm, tiến sĩ Dimitar Marinov, chuyên khoa vệ sinh – Đại học Y khoa Varna (Bulgaria), cho biết.

Tiến sĩ Jared Heathman, bác sĩ tâm thần ở Texas (Mỹ), cũng nói rằng, tháo khẩu trang rồi cầm bằng tay bẩn có thể di chuyển vi khuẩn hoặc virus trực tiếp vào đường thở, theo Eatthis.

Hãy đảm bảo tay sạch sẽ trước khi chỉnh khẩu trang. Tốt nhất là tránh chạm vào mặt.

3. Đeo cùng một khẩu trang suốt cả ngày

Nên thay hoặc khử trùng thường xuyên khẩu trang cứ sau 2 giờ. Nếu không, các phần tử virus có thể tích tụ trên đó và bạn có nhiều khả năng hít chúng vào, tiến sĩ Marinov khuyến cáo.

4. Không che kín mũi

Nhiều người đeo khẩu trang dưới mũi, tiến sĩ Marinov nói. Mặc dù vẫn sẽ bảo vệ người khác nếu bạn ho hoặc hắt hơi, nhưng sẽ không bảo vệ bạn khỏi Covid-19 nếu có người khác ở gần bị nhiễm bệnh và ho, theo Eatthis.

Nên đeo khẩu trang khít trên mũi, và kéo xuống dưới cằm, để đảm bảo che được nhiều nhất, nha sĩ Angela Abernathy, từ New York (Mỹ), cho biết.

Video đang HOT

Tiến sĩ Heathman nói, mục đích đeo khẩu trang là để thở qua lớp khẩu trang, chứ không phải thở xung quanh khẩu trang.

5. Đeo quá trễ

Không có khẩu trang, bạn dễ bị hít phải các phần tử trong không khí. Cần phải đeo khẩu trang trước khi bước vào khu vực rủi ro, Rafael Lugo, bác sĩ phẫu thuật ở Texas (Mỹ), nói.

6. Quá tin tưởng

Bạn có thể nghĩ rằng “khẩu trang đảm bảo 100%”, bác sĩ Lugo nói. Nhưng không phải vậy. Khẩu trang chỉ để giảm rủi ro. Cần phải giữ khoảng cách an toàn nữa, theo Eatthis.

Khẩu trang y tế không được thiết kế để bảo vệ đường hô hấp khỏi tất cả các loại virus và vi khuẩn, tiến sĩ Leann Poston, từ trung tâm y tế Invigor Medical, New York (Mỹ), cho biết.

Giữ khoảng cách an toàn giúp bảo vệ bạn khỏi các hạt virus do người có thể nhiễm bệnh – nhưng không biết mình bị bệnh, hắt hơi và ho vào không khí.

7. Xịt hóa chất lên khẩu trang

Không nên xịt nước xịt khử trùng đến độ làm ướt khẩu trang, mà nên xịt sát trùng nhẹ, rồi cất vào túi giấy. Đừng xịt ướt đẫm khẩu trang, bác sĩ Lugo cho biết.

8. Làm ướt khẩu trang

Nha sĩ Abernathy nói, khi khẩu trang bị ướt, nó kém hiệu quả đi và cần phải thay khẩu trang khô. Hãy luôn đeo khẩu trang khô, theo Eatthis.

9. Đeo sai

Khẩu trang có mặt trước và mặt sau. Mặt trước thường có màu, kẹp giữ hoặc có tên thương hiệu và mặt sau thường có màu trắng, nha sĩ Abernathy nói. Mặt sau phải quay vào mặt người đeo.

10. Nghĩ rằng tất cả khẩu trang đều giống nhau

Mỗi loại khẩu trang có công dụng khác nhau. Đeo khẩu trang chỉ là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả Covid-19.

Khẩu trang N95 lọc 95% vi khuẩn và virus, tiến sĩ Poston nói. Nhân viên y tế sử dụng loại này để bảo vệ họ khi chăm sóc bệnh nhân bị bệnh, theo Eatthis.

Thiên Lan

Đại dịch Covid-19: Chuyên gia nói gì về việc dùng khẩu trang y tế nhiều lần?

Thực tế, vì thiếu khẩu trang nên nhiều người phải dùng một cái khẩu trang y tế nhiều lần. Vậy, hãy xem chuyên gia nói gì?

Đại dịch Covid-19: Chuyên gia nói gì về việc dùng khẩu trang y tế nhiều lần? - Hình 1

Cả khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang N95 đều chỉ được thiết kế để dùng một lần. Nếu buộc phải tái sử dụng thì chỉ nên được sử dụng lại bởi cùng một người - Ảnh minh họa: Shutterstock

Sự bùng phát của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã khiến khẩu trang bị thiếu trầm trọng, buộc nhiều người phải dùng nhiều lần một cái khẩu trang y tế - mặc dù thực tế là không còn hiệu quả, theo Insider.

Có hai loại khẩu trang phổ biến để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng cả hai đều được thiết kế để chỉ dùng một lần.

Khẩu trang phẫu thuật ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh từ người đeo, và các bác sĩ phẫu thuật thường sử dụng để tránh lây lan mầm bệnh từ họ sang bệnh nhân. Loại khẩu trang này cũng có thể được các bệnh nhân bị bệnh sử dụng để giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh từ các hạt dịch nhỏ bắn ra khi họ ho.

Còn khẩu trang N95 lọc được 95% các hạt dịch do người bệnh bắn ra khi ho, nhằm giúp cho người đeo giảm thiểu sự tiếp xúc với mầm bệnh lây nhiễm. Nhân viên chăm sóc sức khỏe thường đeo loại khẩu trang này để tránh bị nhiễm bệnh khi chăm sóc người bệnh, theo Insider.

Khẩu trang không được thiết kế để tái sử dụng

Cả khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang N95 đều chỉ được thiết kế để dùng một lần, tiến sĩ Hans Rechsteiner, từ Trung tâm y tế Burnett (Mỹ), cho biết.

"Tôi nghĩ việc làm sạch và tái sử dụng khẩu trang không thể chống được virus Corona", tiến sĩ Rechsteiner nói.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyên nên vứt bỏ khẩu trang một khi nó bị ẩm do hơi thở của bạn và không bao giờ được sử dụng lại một lần nào nữa, theo Insider.

Vì thiếu khẩu trang, một số nhân viên y tế phải tái sử dụng khẩu trang

Vì thiếu khẩu trang nên nhiều chuyên gia y tế cũng đang phải tái sử dụng khẩu trang hoặc sử dụng một khẩu trang trong suốt cả ngày, thay vì chỉ sử dụng cho một lần khám chữa bệnh.

"Do quá thiếu, khẩu trang đang phải sử dụng ngoài phạm vi hiệu quả của nó", tiến sĩ Shweta Pai, bác sĩ ở Houston, Texas (Mỹ), nói.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã đưa ra các hướng dẫn sử dụng khẩu trang trong bối cảnh thiếu hụt.

CDC Mỹ không khuyến nghị làm sạch khẩu trang, nhưng khuyến nghị những thực hành sau nế buộc phải tái sử dụng khẩu trang:

1. Chỉ tái sử dụng bởi cùng một người

Khẩu trang phẫu thuật hoặc khẩu trang N95 chỉ nên được sử dụng lại bởi cùng một người, không bao giờ được dùng chung giữa các chuyên gia y tế, theo Insider.

2. Nên kéo dài thời gian sử dụng, hạn chế tháo ra đeo vào nhiều lần

Sử dụng kéo dài thời gian tốt hơn là tháo ra rồi đeo vào nhiều lần. Vì vậy tốt nhất nên đeo khẩu trang suốt cả ngày mà không tháo ra rồi đeo vào lại. Nguyên nhân là vì điều này giảm thiểu số lần người đeo chạm tay vào mặt, có nguy cơ cho phép virus xâm nhập vào cơ thể, theo Insider.

Các hướng dẫn của CDC Mỹ cho rằng không có cách nào để dự đoán khẩu trang được tái sử dụng bao nhiêu lần là còn an toàn, vì vậy các chuyên gia y tế nên tự phán đoán.

3. Cất trong hộp giấy

Khi không sử dụng, khẩu trang tái sử dụng nên được bảo quản trong hộp thoáng khí, như hộp giấy.

Các bác sĩ ở New York đang làm như vậy khi họ chiến đấu với tình trạng thiếu khẩu trang.

Nghiên cứu cho thấy virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây đại dịch Covid-19 có thể sống trên bề mặt tới 72 giờ. Do đó, tiến sĩ Rechsteiner nói rằng tốt nhất là nên có 3 khẩu trang để xoay vòng, theo Insider.

"Nếu muốn an toàn hơn, hãy sử dụng 3 khẩu trang và xoay vòng hằng ngày, phơi ở nơi thoáng khí cho khô - trong thời gian đó, virus sẽ chết. Vì sự thiếu hụt nghiêm trọng khẩu trang, tôi tin rằng đây là cách an toàn và có thể chấp nhận được", tiến sĩ Rechsteiner nói.

4. Cách sử dụng khẩu trang vải đúng cách

Trong bối cảnh thiếu khẩu trang y tế, nhiều người phải sử dụng khẩu trang vải.

Nghiên cứu cho thấy khẩu trang vải chỉ có hiệu quả bằng 30% so với khẩu trang phẫu thuật trong việc ngăn ngừa lây nhiễm, nhưng chúng vẫn "làm giảm đáng kể" lượng mầm bệnh lây lan từ người đeo.

Theo WHO, nhiệt độ 56 độ C có thể tiêu diệt virus Corona, vì vậy nếu bạn đang sử dụng khẩu trang vải, hãy cân nhắc giặt nó bằng xà phòng và nước nóng và phơi khô, theo Insider.

Thiên Lan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mua thuốc trên mạng bôi chữa ngứa, thanh niên nhiễm nấm đầy người
19:08:54 10/11/2024
Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết
05:50:30 10/11/2024
Loại ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam
20:39:36 10/11/2024
Sụt cân nhiều, đau cột sống thắt lưng cảnh giác với ung thư đại tràng giai đoạn muộn di căn
18:07:29 10/11/2024
7 dấu hiệu vào buổi sáng cảnh báo gan không khỏe
20:25:08 10/11/2024
Thường xuyên để bụng đói khi đi ngủ, điều gì sẽ xảy ra?
05:33:18 11/11/2024
Con bị suy tuyến thượng thận do thói quen nhiều người lớn hay mắc phải
10:47:39 10/11/2024
Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
18:21:05 10/11/2024

Tin đang nóng

Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững người
12:37:14 11/11/2024
Bức ảnh chụp 2 mẹ con bỗng gây choáng váng: Mẹ là tượng đài nhan sắc nổi tiếng cả nước, con trai hưởng trọn gen trội
13:30:57 11/11/2024
Kỳ Duyên tung chiêu thật rồi: Diện loạt trang phục khoe triệt để đường cong, thay đổi thái độ gây bất ngờ!
16:48:21 11/11/2024
Xemesis giảm 20kg sau 3 tháng biến cố dồn dập, tình trạng hiện tại gây lo lắng
13:10:22 11/11/2024
Minh Triệu an ủi Hoa hậu Kỳ Duyên khi gặp sự cố tại Miss Universe 2024?
15:22:49 11/11/2024
1 Anh trai bị pháo bắn thẳng vào mặt, netizen bùng nổ tranh cãi: Lỗi do ai?
15:19:22 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Sao nữ kết thúc luôn cuộc hôn nhân 20 năm chỉ vì... cảnh nóng
13:20:54 11/11/2024

Tin mới nhất

Uống trà vỏ chuối có tác dụng gì?

05:37:01 11/11/2024
Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các tình trạng trên. Uống trà vỏ chuối là cách tuyệt vời để bổ sung thêm chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Loại củ 'đội lốt' nhân sâm, ăn vào là hôn mê, 90% người không biết

05:24:58 11/11/2024
Cây dễ trồng, mau lớn, có hình dạng bên ngoài và mùi vị sau khi ngâm rượu rất giống mùi nhân sâm nên nhiều người đã đào rễ, củ để dùng ngâm rượu uống mà hoàn toàn không hay biết là mình đang đưa các chất độc vào cơ thể.

Áp dụng các biện pháp đơn giản này để trị chứng ợ nóng xuất hiện đột ngột

05:21:26 11/11/2024
Baking soda giúp trung hòa axit dạ dày và giúp giảm nhanh chứng ợ chua. Bạn chỉ việc trộn 1 thìa baking soda với nước để tạo thành chất kháng axit tự nhiên.

Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

05:13:47 11/11/2024
Trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết thường có các triệu chứng như sốt cao, chán ăn, khô miệng, tay chân lạnh, buồn ngủ thất thường.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

Lợi ích sức khỏe của trái cây màu đỏ

21:01:06 10/11/2024
Trái cây màu đỏ có lượng chất xơ lớn giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn, cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa kháng insulin và tiểu đường.

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở

20:53:20 10/11/2024
Ngoài ra, bệnh thân chung động mạch vành trái thường có tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch rất cao nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.

Những người không nên ăn nhiều cá

20:49:19 10/11/2024
Nhiều người gặp tình trạng dị ứng với hải sản, do cơ thể phản ứng với các protein có trong cá. Nếu đã từng bị dị ứng với hải sản, bạn nên tránh hoặc hạn chế ăn cá để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng tái phát, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏ...

Việt Nam có 'vua của các loại hạt', vừa tốt cho tim mạch vừa tốt cho bà bầu

20:46:17 10/11/2024
Hạt óc chó có thể giúp kiểm soát đường huyết nhờ vào hàm lượng chất xơ và chất béo lành mạnh. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn.

Thực hư ăn muối i-ốt gây ung thư tuyến giáp

20:43:45 10/11/2024
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019-2020, cho thấy Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.

Hoạt chất chống ung thư trong vỏ táo của nhóm nghiên cứu trường đại học

20:41:22 10/11/2024
Các dẫn xuất este hóa của AU cũng có khả năng gây độc tế bào ung thư, do có sự phóng thích electron trên nguyên tử nitơ và của vòng benzen, đây là yếu tố quan trọng gây nên hoạt tính sinh học này.

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

20:36:56 10/11/2024
Protein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.

Có thể bạn quan tâm

Thầy Hiệu trưởng che giấu việc 1 học sinh bị 8 em đánh hội đồng

Netizen

18:10:52 11/11/2024
Sau khi sự việc một em học sinh lớp 8 bị đánh hội đồng, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu, ông Võ Hữu Trân đã cố tình che giấu không báo cáo lên, muốn giải quyết nội bộ.

Ai Cập và Malaysia kêu gọi HĐBA xem xét đơn xin gia nhập LHQ của Palestine

Thế giới

18:05:40 11/11/2024
Hai nước lên án việc Israel liên tiếp vi phạm luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và luật nhân quyền trong các hoạt động quân sự của nước này, cũng như các hành động vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liban.

Một thành viên phá vỡ sự im lặng, ẩn ý đáp trả cáo buộc T-ara đánh Hwayoung?

Sao châu á

17:24:19 11/11/2024
Trên trang cá nhân, nữ idol đăng ảnh mặt trăng khuyết và không kèm chú thích nào. Hình ảnh này làm dấy lên nhiều đồn đoán trên mạng xã hội.

Đúng 10 năm trước, An Tây vướng nghi vấn nhập viện vì chất cấm

Sao việt

17:17:38 11/11/2024
Câu chuyện 10 năm trước của An Tây (Andrea Aybar) gây xôn xao trở lại khi người đẹp bị tạm giữ do nghi liên quan đến chất cấm.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món lạ miệng nhưng cực ngon

Ẩm thực

17:03:23 11/11/2024
Bữa tối có món lạ miệng nhưng cực ngon. Một chút biến tấu mới lạ của món xào này chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.

Trơ mặt hát nhép 90%, "nhóm nữ bị ghét nhất Kpop" vẫn cứu cả lễ trao giải EMAs nhờ màn đọ sắc nóng bỏng với Tyla trên thảm đỏ

Sao âu mỹ

16:53:50 11/11/2024
Thảm đỏ MTV EMAs năm nay ảm đạm vì vắng bóng các ngôi sao danh tiếng, nhưng 1 nhóm nhạc nữ Kpop đã hâm nóng không khí tại đây.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 12/11/2024

Trắc nghiệm

16:17:05 11/11/2024
Con số may mắn hôm nay 12/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn

Văn Quyết đi vào lịch sử V-League: tấm gương cho cầu thủ trẻ

Sao thể thao

15:31:32 11/11/2024
Pha lập công trong trận hòa 2-2 giữa Hà Nội FC và Hải Phòng tại vòng 7 V-League 2024-2025 giúp tiền đạo Nguyễn Văn Quyết trở thành cầu thủ Việt Nam ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử V-League.

Cặp đôi dành 1 một năm để biến khoảng sân 120m2 thành một khu vườn xinh đẹp và lãng mạn

Sáng tạo

15:21:08 11/11/2024
Đầu năm 2019, tôi đã mang thai nên đã quyết định nghỉ làm để ở nhà. Lý do là vì thai kì của tôi không được khỏe mạnh. Ban đầu, tôi khá buồn vì điều này. Nhưng sau đó, vợ chồng tôi quyết định dành thời gian này để cải tạo mảnh sân

Lee Young Ae trở lại với truyền hình sau 20 năm, nhận được sự quan tâm lớn

Phim châu á

15:05:23 11/11/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Jewel in the Palace (Nàng Dae Jang Geum) từng đạt tỷ suất người xem cao nhất (57%), sẽ trở lại sau 20 năm cùng nữ chính Lee Young Ae.

Phim tỷ đô Inside Out 2 liệu có thể tranh giải Phim hay nhất ở Oscar 2025

Hậu trường phim

15:02:16 11/11/2024
Năm 2024 được xem là năm rất thành công của phim hoạt hình trong đó Inside Out 2 và The Wild Robot đang hi vọng sẽ tạo nên thành công đột phá ở Lễ trao giải Oscar.