Chuyên gia chất vấn EVN về thang giá điện như “đường cong mềm mại”
Tôi không hiểu tỷ lệ giữa các bước nhảy trong các bậc thang giá điện mà EVN xây dựng. Phải chăng ở đây có một cái gì đó uốn lượn như đường cong mềm mại mà tôi không hiểu? Tôi không biết người thiết kế biểu giá này có định gì?”, GS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đặt câu hỏi về biểu giá điện mới mà EVN vừa xây dựng
Bàn về 3 phương án giá điện trong Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện do EVN đề xuất mới đây, GS.TSKH Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, về cơ bản, ông đồng tình với những ý tưởng mà EVN đưa ra, tuy nhiên cần phải xem xét, cải tiến 2 vấn đề chính trong các phương án.
Theo đó, ông Long cho biết, vấn đề thứ nhất là trong phương án đầu tiên giữ nguyên 6 bậc thang như trước thì nên gộp 2 bậc đầu tiên làm một do chênh lệch giữa hai bậc này không nhiều, chỉ khoảng 49 đồng và giá gần nhau, gần 1.500 đồng/kWh.
Vấn đề thứ hai cần phải làm rõ là bước nhảy giữa các bậc thang tuân theo quy luật nào? Bởi theo tính toán của ông Long, giữa bậc 1, 2 có khoảng cách là 49 đồng/kWh, nhưng bậc 2 và 3 khoảng cách lại là 253 đồng.
Đến bậc 3 và 4 bỗng dưng vọt lên 456 đồng/kWh và bậc 4 và 5 lại giảm còn 261 đồng/kWh. Khoảng cách giữa bậc 5 và 6 lại chỉ còn 84 đồng/kWh.
Ảnh minh họa
“Nếu áp theo quy luật dùng càng nhiều, bị đánh càng mạnh thì cũng không theo quy luật đó. Tôi cho rằng ít nhất là phải giữ tỷ lệ bước nhảy cố định, có thể là 200 hay 250 đồng. Phải chăng ở đây có một cái gì đó uốn lượn như đường cong mềm mại mà tôi không hiểu? Tôi không biết người thiết kế biểu giá này có định gì?”, ông Long đặt câu hỏi với EVN.
Trên cơ sở đó, ông Long cho rằng EVN cần phải hạ mức chênh lệch giá giữa các bậc để phù hợp với mức sống của đa số người dân.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng với số bậc càng nhiều và khoảng cách giá giữa các bậc thấp vừa phải thì chất lượng điều tiết giá mới càng tốt và số lượng người bị thiệt sẽ ít đi. Suy cho cùng, biểu giá điện bao nhiêu bậc thì tổng doanh thu của EVN cũng không thay đổi. Doanh thu bán điện của EVN vẫn bằng giá bán điện sinh hoạt bình quân 1.747 đồng/kWh nhân với lượng điện năng bán lẻ cho khách hàng”, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đề xuất.
Chi phí xây sân tenis, bể bơi… không được tính vào giá điện!
Trong khi đó, giải thích thêm về giá bán lẻ điện và các yếu tố cấu thành giá bán điện hiện nay, ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương) cho biết, giá thành sản xuất điện hiện nay được hình thành trên cơ sở của 4 khâu: thứ nhất là khâu phát điện, thứ hai là khâu truyền tải, thứ ba là khâu phân phối bán lẻ và thứ tư là khâu phụ trợ và chi phí ngành.
Trong 4 khâu thì chi phí phát điện là khâu chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng 78%, còn lại là 3 khâu khác.
“Việc tính toán giá thành điện đơn thuần hiện nay dựa trên báo cáo sản xuất kinh doanh điện của EVN, trong báo cáo này thì EVN không được đưa vào các chi phí quản lý hoạt động ngoài ngành cũng như hoạt động không sản xuất kinh doanh điện như chi phí xây sân tenis, bể bơi… vào trong giá thành”, ông Tuấn nói.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho biết, hiện nay việc xem xét cơ cấu điều chỉnh biểu giá điện phải tổng hòa 4 yếu tố: chênh lệch tỷ giá, cơ cấu nguồn huy động, giá nguyên liệu va chi phí mua điện. Trong đó, tỷ giá chỉ là một trong 4 yếu tố cấu thành, nên với việc EVN hay TKV kêu lỗ rồi dư luận cho rằng sắp tới sẽ điều chỉnh giá điện là chưa chính xác.
Ông Hoàng Văn Tùy, Phó Trưởng Ban Tài chính – Kế toán EVN cũng giải thích thêm về điều này. Theo đó, đại diện của EVN cho biết, Tập đoàn này có sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ rất lớn để đầu tư các nhà máy điện. Khi tỷ giá được điều chỉnh tăng dẫn đến chênh lệch tỷ giá và phát sinh số lỗ tương đối lớn.
Để giảm áp lực tăng chi phí đột ngột, EVN đã báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Thủ tướng cho phép phân bổ chênh lệch tỷ giá được đánh giá lại cuối năm 2011, năm 2012 còn tồn lại và đến hết năm 2015 để giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện, tránh dồn vào một vài năm gây áp lực quá lớn vào chi phí và giá điện.
Theo Một thế giới
EVN tính giá điện: Làm sao tránh "cháy túi" người tiêu dùng?
EVN sẽ tổ chức lấy ý kiến để chọn ra phương án tính giá điện mới. Tuy nhiên trong ba cách được EVN đưa ra, chưa có cách nào thực sự khiến người dân yên tâm.
Thực tế việc sửa đổi cơ cấu tính giá điện lần này không nằm trong kế hoạch phát triển lâu dài của EVN, mà nó đến từ việc nhiều hộ gia đình than phiền rằng họ phải trả tiền điện cao gấp 3-4 lần trong khoảng tháng 5 và tháng 6 vừa rồi. Theo ý kiến của nhiều người, vấn đề nằm ở chỗ biểu giá lũy tiến đang được EVN áp dụng có phần bất hợp lý.
EVN sẽ tổ chức lấy ý kiến nhằm xác định lại phương pháp tính giá điện (Ảnh: bizlive.vn)
Tính giá bậc thang: Cần phải điều chỉnh khoảng cách giữa các bậc
Thực tế, cách tính giá điện theo bậc thang vẫn được người dân nói chung ưa thích hơn bởi người nghèo được lợi khi dùng càng ít thì càng phải trả ít tiền. Vấn đề ở cách tính giá điện hiện nay, hay phương án rút ngắn còn 3 hay 4 bậc thang không nằm ở phương pháp tính, mà nằm ở mức tiêu thụ điện đang được ấn định và chênh lệch đơn giá giữa các bậc không hợp lý.
Vấn đề chênh lệch đơn giá vốn đã được nhắc đến từ lâu, bởi thực tế một hộ chỉ được hưởng mức giá trung bình 1.747 đồng/kWh nếu họ dùng dưới 240 kWh; Khi dùng trên 300 kWh hộ đó sẽ phải trả 1.845,5 kWh/đồng; và nếu dùng quá 400 kWh, mức giá mà hộ gia đình này phải trả là 2.587 đồng/kWh, đắt hơn gần gấp rưỡi so với giá trung bình.
Vấn đề của cách tính giá điện bậc thang là mức giá và cách tính bậc chưa hợp lý (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, nhiều chuyên gia thị trường cũng cho rằng lượng điện mà EVN dùng làm cơ sở để tính lũy kế giá điện cũng bất hợp lý. Nên nhớ biểu giá này được áp dụng từ năm 2007, từ đó đến nay đời sống cũng như nhu cầu tiêu thụ điện của người dân đã tăng rất nhiều. Giờ đây một hộ thu nhập trung bình cũng có thể có những thiết bị tiêu thụ điện cao như tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ hay máy giặt, nếu không cẩn thận thì hộ đó có thể dễ dàng vượt mốc tiêu thụ 400kWh.
Ở Malaysia, mức tiêu thụ ở bậc thang cuối cùng là 900kWh, ở Australia là 1.630-1.650 kWh, còn ở Hong Kong là 1.500kWh.
Có thể thấy ưu điểm lớn nhất của việc tính đồng giá điện là sự minh bạch, đơn giản trong khâu thanh toán, giảm bớt tiêu cực cũng như các sai sót trong khâu tính giá. Thực tế đã có một số trường hợp một số cán bộ điện lực lợi dụng cách tính bậc thang, cố tình ghi thấp ở tháng trước để dồn vào tháng sau hòng tăng doanh thu.Đồng giá điện: Bất công với người nghèo?
Tuy nhiên dễ thấy rằng nếu áp dụng cách tính đồng giá điện thì người chịu thiệt nhất chính là người nghèo không có nhu cầu, hoặc không có điều kiện sử dụng nhiều điện năng. Điện năng vốn là một hàng hóa xã hội, Chính phủ nên tìm cách để hỗ trợ người nghèo, thế nhưng việc áp dụng đồng giá vô tình sẽ xóa đi chức năng xã hội của mặt hàng đặc biệt này, đồng thời làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội.
Việc tính đồng giá điện sẽ khiến người nghèo chịu thiệt (Ảnh minh họa)
Trả lời trên Vietnamnet, ông Đinh Quang Trí - Phó TGĐ EVN cũng thừa nhận rằng giá điện hiện nay vẫn mang ý nghĩa an sinh xã hội, bởi vậy càng sản xuất nhiều thì ngành điện càng phải chịu chi phí cao, bởi vậy nhà nước vẫn luôn khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm điện. Đồng thời ông cũng thừa nhận chưa thể thực hiện đồng giá ngay lúc này.
Theo Đại Đoàn Kết
Sửa biểu giá điện: Chưa nghiêng về phương án nào 3 phương án đưa ra bao gồm: giữ nguyên biểu giá 6 bậc thang như hiện tại, áp dụng đồng giá 1.747 đồng/kWh hoặc rút gọn bậc thang còn 3-4 bậc với 5 kịch bản giá khác nhau vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều, chưa nghiêng hẳn về phương án nào. (Ảnh minh hoạ). Sáng nay (22/9), Tập đoàn Điện lực...