Chuyên gia cảnh báo nguy cơ phương Tây hiểu sai thông điệp liên bang của ông Putin
Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin trước lưỡng viện Quốc hội có thể bị các đối tác phương Tây lý giải là một thách thức, chuyên gia Ivan Timofeyev thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga (RIAC) chia sẻ với Tass.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Tass.
“Các nhà bình luận phương Tây có thể bóp méo thông điệp này và hiểu sai nó như là một thách thức cũng như một nỗ lực phô trương sức mạnh. Trọng tâm sẽ đặt vào các ngư lôi, tên lửa và tàu ngầm, nhưng sẽ không có gì để nói về những nhiệm vụ và thành tựu của chúng tôi trong phát triển, mặc dù phần lớn thông điệp đã giải quyết chính xác những vấn đề này”, chuyên gia Ivan Timofeyev nói.
“Ngoài ra, thông điệp liên bang này có chứa một vài gợi ý mà các đối tác phương Tây có thể sử dụng để tăng cường hợp tác, miễn là họ có mong muốn sử dụng những gợi ý này”, ông nói thêm.
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu Thông điệp liên bang trước lưỡng viện Quốc hội hôm 1.3, trong đó cho biết tên lửa hành trình tiên tiến được trang bị thiết bị hạt nhân đã được thử nghiệm cuối năm ngoái.
Trên màn hình lớn, ông đã công bố một video mô phỏng hành trình của tên lửa. Trong các đoạn video sau, tên lửa có khả năng bay ở độ cao thấp trên địa hình gồ ghề và mặt nước và bao trùm một khoảng cách lớn.
Chuyên gia Timofeyev tin rằng Mỹ sẽ tìm cách sử dụng thông điệp của lãnh đạo Nga như một cái cớ cho chính sách hiện tại của chính quyền Donald Trump.
Video đang HOT
“Trong học thuyết hạt nhân của Mỹ, việc gia tăng và nâng cấp các lực lượng hạt nhân được xem như mối đe dọa từ Nga. Do đó, những kẻ hiếu chiến sẽ sử dụng thông tin được công bố trong bài phát biểu hôm 1.3 làm các lập luận về tiềm năng thực sự của Nga”, ông nói.
Theo quan điểm của chuyên gia RIAC, các đảng viên Cộng hòa sẽ sử dụng năng lực quân sự mà Nga công bố để hỗ trợ cho lời kêu gọi gia tăng ngân sách quân sự.
Đồng thời, ông nói thêm, Nga và Mỹ đang quan tâm đến một cuộc đối thoại về ổn định chiến lược.
“Sự trỗi dậy của các vũ khí và công nghệ mới vượt xa phạm vi của quy tắc về kiểm soát vũ trang hiện tại. Vì thế, Washington và Matxcơva, chưa kể đến các đối tác Châu Âu, quan tâm đến một cuộc đối thoại chân thành và cởi mở về chủ đề này”, ông nói.
Chuyên gia Timofeyev nói thêm: “Đáng tiếc là kinh nghiệm về quan hệ quốc tế cho thấy con đường dẫn đến một cuộc đối thoại như vậy thường chông gai”.
HẢI ANH
Theo Laodong
2 sự kiện trong 1 tuần khiến New Delhi rùng mình về "con rồng Trung Quốc" trên Ấn Độ Dương
Ngoài chiến lược "chuỗi ngọc trai", New Delhi còn chật vật đối phó với "con rồng Trung Quốc" trên Ấn Độ Dương.
Ngày 19/11 tờ Business Standard (Ấn Độ) đăng tải bài viết với tiêu đề "Không phải &'chuỗi ngọc trai' mà là &'rồng' ở Ấn Độ Dương - Hãy quên cách Trung Quốc dùng lý thuyết &'chuỗi ngọc trai' bao vây Ấn Độ trên biển đi".
Theo giới phân tích, thỏa thuận cho thuê Cảng Gwada mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn Pakistan. Ảnh: Internet
Theo tờ này, thực tế, không chỉ ở trên biển mà trên đất liền và trên không, Bắc Kinh đều tham gia sâu rộng vào nền kinh tế khu vực Nam Á và ngoài Nam Á.
Business Standard cho biết, vào ngày 14/11, từ hai sự việc phát sinh ở những nước láng giềng của Ấn Độ đã cho thấy mức độ ảnh hưởng rộng lớn của Trung Quốc.
Thứ nhất, cảng nước sâu Gwadar của Pakistan chính thức đi vào sử dụng. Cảng này hiện do Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL) quản lý sau lễ ký kết giữa hai nước hồi tháng 2/2013.
Thứ hai, phía Bangladesh tuyên bố nước này đã tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên từ Trung Quốc.
Ngoài ra, tuần trước đó, lượng hàng hóa lớn đầu tiên rời Gwadar, đánh dấu việc vận hành của cảng này dưới sự thiết kế và xây dựng của Bắc Kinh.
Đây cũng được cho là sự đánh dấu công trình xây dựng cảng được hoàn thành sau hai năm xây dựng của "hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan".
Báo Ấn Độ cho hay, so với bước đi nhanh chóng của Trung Quốc tại Pakistan thì hiệp định giữa ba nước Ấn Độ - Iran - Afghanistan lại phát triển khá chậm chạp.
Nội dung của hiệp định này nhấn mạnh việc khai thác phát triển cảng Chabahar trong nội địa Iran và xây dựng một hệ thống đường sắt bắt đầu từ cảng Chabahar đi qua Afghanistan, kéo dài đến Trung Á.
Hạng mục này đã được chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ, đối tác Nhật Bản cũng đã cam kết hỗ trợ nhưng không lâu trước đó, một quan chức Nhật cho biết vẫn chưa nhận được thông tin về các nhà tài trợ tham gia dự án này.
Đặc biệt trong thời gian qua, khi quân đội Bangladesh đã hoàn toàn bắt tay với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng can thiệp song song vào Myanmar và Nepal thì Ấn Độ cũng thông qua các khoản đầu tư và dự án chủ động bắt tay với các nước.
Do đó, ngoài đối phó với "chuỗi ngọc trai", Ấn Độ còn phải lo lắng hơn để đối phó với "con rồng Trung Quốc" ở Ấn Độ Dương.
(Theo Soha News)
Bí ẩn tàu ngầm hạt nhân Mỹ do thám Liên Xô không trở về Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Scorpion gặp nạn là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử và là một trong hai tàu ngầm hạt nhân Mỹ vĩnh viễn không bao giờ có thể quay trở về căn cứ. Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Scorpion. Theo National Interest, tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Scorpion được điều...