Chuyên gia cảnh báo khả năng virus SARS-CoV-2 đột biến ở Nga

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 6/1, hãng tin RIA Novosti trích dẫn ý kiến của một số nhà khoa học trong nước cho rằng trong năm 2021, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Nga có thể phát triển theo hai kịch bản.

Chuyên gia cảnh báo khả năng virus SARS-CoV-2 đột biến ở Nga - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN

Nếu virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 ở Nga không đột biến, dịch bệnh sẽ giảm bớt sau khi phần lớn dân số có được khả năng miễn dịch. Trong trường hợp virus SARS-CoV-2 đột biến, sẽ cần một loại vaccine mới để ngừa COVID-19.

Phó Giáo sư Sergei Voznesensky của Trường đại học Hữu nghị các dân tộc giải thích rằng kịch bản đầu tiên chỉ có thể xảy ra nếu không có đột biến đáng kể nào của virus SAR-CoV-2. Với kịch bản lạc quan này, COVID-19 có thể bị đ.ánh bại sau khi tiến hành tiêm chủng hàng loạt trên cả nước, đồng thời một bộ phận dân số đã có kháng thể sau khi bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và tự khỏi.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng cho rằng về lý thuyết, kịch bản xấu hơn có thể xảy ra khi có các đột biến đáng kể của virus SAR-CoV-2. Theo ông, trong kịch bản này, virus sẽ tự biến đổi và lây lan theo cách giống như bệnh cúm và có thể cần phải phát triển một loại vaccine mới và tiến hành tiêm chủng lại.

Chuyên gia Voznesensky cho rằng cả hai kịch bản đều có khả năng xảy ra và không tin chắc kịch bản nào sẽ chiếm ưu thế.

Về phần mình, Giáo sư, Tiến sĩ Elena Malinnikova cảnh báo khả năng sẽ có biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở Nga trong năm 2021. Tiến sĩ cho rằng dù ở bất kỳ kịch bản nào cũng cần giảm tỷ lệ mắc COVID-19 và người dân Nga cần hết sức cẩn thận vào mùa xuân tới.

Các chuyên gia Nga cho rằng phải mở rộng sản xuất vaccine hơn nữa để có thể tiêm chủng hàng loạt nhằm giúp ngăn chặn COVID-19.

Trước đó, ngày 5/1, Giám đốc Trung tâm Gamaleya Alexander Gintsburg cho biết trên 1 triệu người tại Nga đã được tiêm vaccine Sputnik V ngừa COVID-19. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương Alexander Gorelov cho rằng đa số người dân tại Nga chưa có khả năng miễn dịch với virus SAR-CoV-2, bởi vậy tình hình dịch bệnh có thể vẫn còn biến động.

Cùng ngày, Ban chỉ đạo chống COVID-19 của Nga cho biết đã ghi nhận xu hướng giảm hệ số lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này. Hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) là chỉ số dự đoán số người trung bình bị lây nhiễm virus từ một người mắc bệnh. Theo đó, hệ số R0 đã giảm từ mức 0,91 xuống mức 0,89, tương đương với chỉ số đầu năm 2020.

Đáng chú ý, thủ đô Moskva ghi nhận chỉ số R0 ở ngưỡng 0,76 trong hai ngày liên tiếp, mức thấp nhất trên cả nước.

Hệ số lây nhiễm được sử dụng để theo dõi tình trạng lây nhiễm COVID-19 tại Nga và là cơ sở để xác định mức độ sẵn sàng của các địa phương trong việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn.

Theo khuyến nghị hiện nay, việc mở cửa giao thông hàng không với một nước có thể được xem xét nếu hệ số lây nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước đó không vượt quá giá trị 1 trong vòng một tuần.

Tính đến ngày 6/1, Nga có tổng cộng 3.308.601 ca mắc COVID-19, trong đó có 59.951 ca t.ử v.ong và 2.685.723 người hồi phục.

Những lần Nga và Trung Quốc giao tranh ác liệt trong lịch sử

Nga và Trung Quốc là hàng xóm và cũng là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Viễn Đông trong suốt hơn 3 thế kỷ. Số lần hai quốc gia này bị cuốn vào xung đột ác liệt chỉ đếm bằng đầu ngón tay.

Những lần Nga và Trung Quốc giao tranh ác liệt trong lịch sử - Hình 1

Video đang HOT

Số lần Nga và Trung Quốc đụng độ trong lịch sử chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Bài viết đăng tải trên báo Nga RBTH của tác giả Boris Egorov đã điểm lại chi tiết những lần Nga và Trung Quốc đụng độ quân sự.

Cuộc chiến ở pháo đài Albazin

Năm 1650, những người Cossack được Sa hoàng Nga Alexei Mikhailovich giao sứ mệnh khám phá vùng phía đông Siberia, kéo dài đến sông Amur chảy ra Thái Bình Dương.

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử người Nga bắt đầu thực sự biết đến nền văn minh Trung Hoa.

Dĩ nhiên, người Nga và người Trung Quốc đã biết về nhau từ sớm hơn. Đó là vào thời Trung Cổ, khi đội quân Mông Cổ hùng mạnh càn quét không chỉ đế quốc Nga và mà còn cả Trung Nguyên.

Nhưng ở thời đó, người Nga và người Trung Quốc không hề có liên lạc hay trao đổi giao thương.

Đến nửa sau thế kỷ 17, tình hình đã rất khác. Những người Cossack đến vùng Viễn Đông khai hoang, gặp gỡ người bộ lạc Daurian.

Những lần Nga và Trung Quốc giao tranh ác liệt trong lịch sử - Hình 2

Pháo đài Albazin là nơi binh sĩ từng hai lần đụng độ với quân nhà Thanh của Hoàng đế Khang Hy.

Bộ lạc này đã sống bên bờ sông Amur từ lâu đời và hàng năm đều cống nộp cho nhà Thanh. Những người Cossack muốn bộ lạc Daurian quay sang trung thành với Sa hoàng Nga mà không biết rằng họ đang chọc giận hoàng đế Trung Hoa Khang Hy.

Suốt hàng thập kỷ sau đó, người Nga giao tranh với người Trung Hoa. Xung đột lên đến đỉnh điểm bởi hai cuộc bao vây pháo đài Albazin, nơi người Nga coi là thành trì trong cuộc chinh phục vùng Viễn Đông.

Tháng 6.1685, đội quân của Sa hoàng Nga chỉ có 450 người chống đỡ nhiều đợt tấn công của quân nhà Thanh (từ 3.000-5.000 người), trong suốt nhiều tuần.

Sở hữu lợi thế về quân số nhưng binh sĩ nhà Thanh không đấu lại lính Nga. Điều này giúp pháo đài Albazin trụ vững.

Nhưng vì không nhận được thông tin về quân tiếp viện, những lính Nga đồn trú ở Albazin sau cùng cũng rút lui.

Đế quốc Nga khi đó không dễ dàng từ bỏ Albazin. Một năm sau, người Nga tái chiếm lại pháo đài do người Trung Hoa bỏ hoang. Quân Thanh sau đó lại kéo đến gây chiến.

Trong cuộc giao tranh lần thứ hai này, quân Thanh ước tính tổn thất một nửa trong lực lượng công thành gồm 5.000 người, nhưng vẫn không chiếm lại được Albazin.

Theo hiệp ước Nerchinsk năm 1689, quân Nga rút lui khỏi pháo đài và quân Thanh sau đó đốt luôn pháo đài này. Cuộc chiến này cho thấy người Trung Hoa muốn đẩy Nga khỏi vùng Viễn Đông là điều không hề dễ dàng.

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Cuối thế kỷ 19, các cường quốc phương Tây trỗi dậy mạnh mẽ, bao gồm cả Mỹ và Nhật, trong khi nhà Thanh ở Trung Hoa ngày càng lạc hậu, khiến nền kinh tế bị nước ngoài chi phối.

Những người Trung Hoa không muốn chứng kiến cảnh đất nước chịu sự chi phối của người nước ngoài, đã khơi dậy phong trào Nghĩa Hòa Đoàn vào năm 1899.

Làn sóng s.át h.ại người nước ngoài, người Trung Hoa theo đạo Thiên Chúa lan rộng. Những kẻ quá khích còn đ.ốt p.há nhà thờ và các tòa nhà của cơ quan đại diện châu Âu trên khắp Trung Hoa.

Những lần Nga và Trung Quốc giao tranh ác liệt trong lịch sử - Hình 3

Kỵ binh Nga tiến đ.ánh bại phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

Từ Hi Thái Hậu ban đầu phản đối phong trào khởi nghĩa, nhưng sau đó ngầm ủng hộ. Liên quân 8 nước gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga và Áo-Hung lấy lý do phong trào Nghĩa Hòa Đoàn tập kích vào sứ quán của 8 nước này, nên đã đưa quân đổ bộ vào Trung Quốc.

Sau những trận giao tranh ác liệt, quân đội Nga do Trung tướng Nikolai Linevich chỉ huy là lực lượng tiến vào thành Bắc Kinh sớm nhất.

Lợi dụng sự suy yếu của nhà Thanh, Nga bắt đầu nhòm ngó đến vùng Viễn Đông, là cửa ngõ để Nga hướng ra Thái Bình Dương.

Nga buộc nhà Thanh phải ký hiệp ước cho thuê một phần bán đảo Liêu Đông để xây căn cứ hải quân. Nga cũng nắm quyền xây tuyến Đường sắt phía Đông Trung Quốc (CER), nối bán đảo Liêu Đông với lãnh thổ Nga và chạy qua vùng Mãn Châu. Tuyến đường sắt thuộc quyền kiểm soát của Nga, do 5.000 binh sĩ bảo vệ suốt toàn tuyến.

Xung đột Liên Xô-Trung Quốc năm 1929

30 năm sau, tuyến đường sắt CER lại trở thành nơi xảy ra xung đột, nhưng lần này là giữa Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc.

Lợi dụng sự sụp đổ của đế quốc Nga, Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo tuyên bố nắm toàn quyền kiểm soát tuyến đường sắt.

Những lần Nga và Trung Quốc giao tranh ác liệt trong lịch sử - Hình 4

Kỵ binh Trung Hoa Dân Quốc ở Cáp Nhĩ Tân năm 1929.

Khi Trung Hoa Dân Quốc ráo riết tăng cường lực lượng ở biên giới, Bộ tư lệnh Hồng quân Liên Xô đã quyết định lực lượng đặc biệt vùng Viễn Đông phải nhanh chóng mở cuộc phản công trước khi quá muộn.

Tháng 10-12.1929, 3 đợt phản công diễn ra và lực lượng Trung Hoa Dân Quốc bị đ.ánh bại hoàn toàn. Người Trung Quốc tổn thất 2.000 quân, 8.000 người khác bị bắt làm tù binh. Phía Liên Xô chỉ tổn thất 300 quân.

Theo RBTH, một lần nữa trong lịch sử xung đột Nga-Trung, binh lính Nga chứng minh năng lực chiến đấu vượt trội hơn hẳn quân Trung Quốc đông đảo nhưng không tinh nhuệ.

Kết quả là Liên Xô một lần nữa giành quyền kiểm soát tuyến đường sắt CER. Nhưng hai năm sau, khi đế quốc Nhật xâm lược Mãn Châu, Liên Xô đã phải nhượng lại tuyến đường sắt này.

Xung đột biên giới Liên Xô-Trung Quốc năm 1969

Vào những năm 1960, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ và cảm thấy cần phải giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Năm 1962, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, chiếm cao nguyên Aksai Chin từ tay Ấn Độ.

Ở phía đông bắc, Trung Quốc đòi Liên Xô trả lại đảo Damansky (Trung Quốc gọi là đảo Trân Bảo). Hòn đảo này nằm trên sông Ussuri, là con sông tạo thành ranh giới giữa hai nước.

Những lần Nga và Trung Quốc giao tranh ác liệt trong lịch sử - Hình 5

Binh sĩ Trung Quốc tìm cách đổ bộ lên đảo Damansky.

Cuộc đàm phán năm 1965 kết thúc mà không đem lại kết quả, càng khiến quan hệ Liên Xô-Trung Quốc căng thẳng. Các binh sĩ Trung Quốc thường xuyên vượt ranh giới, tuyên bố rằng đây là lãnh thổ của họ và gây ra ẩu đả với binh lính Liên Xô.

Tháng 3.1969, tranh chấp biên giới biến thành xung đột. 2.500 binh sĩ Trung Quốc ồ ạt đổ bộ chiếm đảo. Liên Xô đáp trả bằng các tổ hợp pháo phản lực đa nòng BM-21 Grad.

"18 xe chiến đấu phóng tới 720 quả rocket, mỗi quả nặng 100kg chỉ trong vài phút. Tất cả 720 quả rocket này bay sâu vào trong lãnh thổ Trung Quốc, gây thiệt hại nặng cho một ngôi làng và sở chỉ huy ở t.iền phương. Binh sĩ Trung Quốc sau đó rút khỏi hòn đảo, có lẽ họ không ngờ chúng tôi đáp trả mạnh đến vậy", binh sĩ Liên Xô tên Yuri Sologub kể lại, theo RBTH.

Cuối cùng, Liên Xô thông báo giành lại quyền kiểm soát đảo Damansky. Phía Liên Xô tổn thất 58 binh sĩ còn Trung Quốc tổn thất 800 binh sĩ.

Liên Xô và Trung Quốc nhất trí đóng băng xung đột biên giới, biến hòn đảo thành nơi không có người sinh sống. Ngày 19.5.1991, hòn đảo được Nga nhượng lại cho Trung Quốc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Thắm đượm tình nghĩa Việt Nam - Lào sau cơn mưa lũ
17:54:45 22/09/2024
Việt Nam và Cuba - Biểu tượng của tình hữu nghị, tình anh em, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau
07:41:37 23/09/2024
Sự quan tâm của Đông Nam Á đối với BRICS củng cố vị thế của Nga
09:32:15 22/09/2024

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh để lộ tính cách thật của chồng, chỉ nói 1 câu mà gây bão mạng
06:28:49 24/09/2024
2 giờ sáng nghe tiếng của chồng vọng ra từ phòng chị dâu, tôi chạy đến xem thì tá hỏa khi thấy cảnh này
07:22:53 24/09/2024
Học người Nhật cách ăn thịt gà để trường thọ
06:25:33 24/09/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Lưu Diệc Phi: Nhan sắc năm 16 t.uổi xứng đáng phong thần
05:58:44 24/09/2024
Nữ ca sĩ từng bị tẩy chay vì scandal b.án d.âm gửi thông điệp lạ khiến dân mạng lo sợ
06:31:34 24/09/2024
Starbucks lại gây khó chịu
07:54:03 24/09/2024
5 thực phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách
05:39:38 24/09/2024
Nhân vật nào mà mời được G-Dragon, PSY, Park Shin Hye và dàn sao khủng nhất showbiz Hàn đến dự đám cưới thế này?
06:37:32 24/09/2024

Tin mới nhất

Thủ tướng Li Băng lên án "kế hoạch hủy diệt" của Israel

08:05:11 24/09/2024
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati ngày 23/9 đã lên án một kế hoạch hủy diệt của Israel khi Tel Aviv tấn công dữ dội ở phía đông và phía nam nước này trong cùng ngày.

Nga: Châu Âu cần một cấu trúc an ninh mới

08:00:32 24/09/2024
Giới chức Nga ngày 23/9 cho rằng, cấu trúc an ninh mới của châu Âu vẫn chưa được xây dựng và đây là vấn đề cấp thiết mà các nước phương Tây cần phải đặc biệt quan tâm.

Chiến đấu cơ Israel tập kích 150 mục tiêu Hezbollah ở Li Băng

07:57:18 24/09/2024
Không lâu sau khi khuyến cáo người dân Li Băng sơ tán, quân đội Israel đã huy động hàng chục máy bay chiến đấu tập kích các mục tiêu cuaara Hezbollah ở miền Nam và Đông Li Băng ngày 23/9.

Hàn Quốc, Nhật Bản đối phó ngập lụt nghiêm trọng

07:40:21 24/09/2024
Mưa lớn liên tiếp những ngày qua đã kéo theo tình trạng ngập lụt, lở đất ở một số khu vực ở Hàn Quốc và Nhật Bản

Quân đội Iran cấm thiết bị liên lạc sau vụ nổ máy nhắn tin của Hezbollah

07:03:11 24/09/2024
Iran ra lệnh cấm binh sĩ trong lực lượng Vệ binh cách mạng dùng thiết bị liên lạc sau các vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm liên tiếp ở Li Băng tuần trước nhằm vào lực lượng Hezbollah.

Israel điều tra nghi vấn thủ lĩnh Hamas t.hiệt m.ạng

07:00:44 24/09/2024
Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar có trụ sở tại Gaza đã không được liên lạc trong một thời gian tương đối dài và Israel đang điều tra liệu ông đã t.hiệt m.ạng hay không.

Trung Đông bên "bờ vực thảm họa", Trung Quốc hối thúc công dân rời Israel

06:23:44 24/09/2024
Trung Quốc đã kêu gọi công dân nước này ở Israel rời đi càng sớm càng tốt , khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Ukraine tung vũ khí nội địa, b.ắn nổ loạt kho đạn trong lãnh thổ Nga

06:14:06 24/09/2024
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine đang tấn công các kho vũ khí của Nga bằng vũ khí do Kiev tự sản xuất.

Danh mục thuốc không kê đơn sắp có nhiều thay đổi

05:48:01 24/09/2024
Một tiêu chí quan trọng khác là lịch sử sử dụng an toàn. Các thành phần hoạt chất trong thuốc phải có thời gian lưu hành thực tế tại Việt Nam tối thiểu 5 năm mà không có báo cáo về các biến cố bất lợi nghiêm trọng.

Tướng Nga nói Ukraine "thất bại", mất hơn 50% vũ khí ở Kursk

20:30:06 23/09/2024
Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn một nửa số thiết bị quân sự được sử dụng trong cuộc tấn công vào vùng Kursk, chỉ huy đơn vị đặc nhiệm Akhmat của Nga, Thiếu tướng Apti Alaudinov, nói với Sputnik vào hôm 22/9.

CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ

19:20:07 23/09/2024
Cũng theo CNA, bất chấp những bất ổn toàn cầu và động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.

Căng thẳng sẽ leo thang như thế nào khi Hezbollah và Israel đều không lùi bước

19:14:52 23/09/2024
Cường độ ngày càng tăng của các cuộc tấn công dường như cho thấy Chính phủ của của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sẵn sàng thực hiện mọi hành động để đáp trả Hezbollah.

Có thể bạn quan tâm

Gái ế lấy đại cậu bạn thân, đêm tân hôn kinh hoàng phát hiện bí mật trên cơ thể người chồng mới

Góc tâm tình

08:17:02 24/09/2024
Tùng ôm lấy tôi rồi bất ngờ cởi áo của mình ra. Tôi bối rối nhìn cơ thể săn chắc của anh dần lộ ra, sự thật đằng sau khiến tôi vô cùng sốc.

Bắt kẻ chủ mưu thuê người tạt sơn đòi nợ ở TPHCM

Pháp luật

08:10:33 24/09/2024
Ngày 23/9, Công an quận 12, TPHCM đã tạm giữ Trương Vương Hiếu (SN 1983, ngụ TP Hải Phòng) và Nguyễn Quốc Kỳ (SN 2000, ngụ tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi Hủy hoại tài sản.

Người dân Hà Nội "mót" từng cọng lúa chìm trong nước, nhiều nhà mất trắng

Tin nổi bật

07:54:10 24/09/2024
Theo thống kê của Hà Nội, sau cơn bão Yagi (bão số 3) và đợt mưa lũ sau bão, hơn 57.300/72.000ha diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng.

Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!"

Netizen

07:53:17 24/09/2024
Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đ.ánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945,

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Nghẹn ngào cảnh bố con Chải nhường nhau lọ ruốc

Phim việt

07:47:20 24/09/2024
Cả nhà có lọ ruốc, Tả lấy một ít cho ông Chiểu, còn cất đi để dành. Tả và Chải cho rằng mình thanh niên trai tráng chỉ cần lượng không cần chất, lấp đầy cái bụng là được.

Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ

Sức khỏe

06:08:10 24/09/2024
Đối với các bệnh ngoài da như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt... người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn.

5 cách nấu món ăn tuyệt vị từ bí đỏ, trong đó có món chắc chắn bạn chưa từng nấu: Hãy thử ngay

Ẩm thực

06:06:23 24/09/2024
Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn làm 5 món ngon từ bí đỏ mềm ngọt. Những món ăn này hầu như được tất cả mọi người yêu thích.

Ca sĩ Hoàng Nguyên: Tôi tậu nhà, mua xế hộp sau 'Người hát tình ca'

Tv show

06:00:11 24/09/2024
8 năm sau khi giành quán quân Người hát tình ca , Hoàng Nguyên gây bất ngờ khi trở lại với cuộc thi Tinh hoa hội tụ .