Chuyên gia cảnh báo chủng cúm lợn mới ở Trung Quốc có thể gây ra đại dịch
Nghiên cứu được công bố hôm 29/6 cho thấy các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra chủng cúm lợn mới có khả năng gây ra đại dịch.
Được đặt tên là G4 EA H1N1, chủng cúm mới này có nguồn gốc di truyền từ chủng H1N1 gây ra đại dịch năm 2009.
Nhóm nghiên cứu từ các trường đại học Trung Quốc và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Trung Quốc cho biết G4 có “ tất cả các dấu hiệu cần thiết cho thấy nó thích nghi cao với người nhiễm bệnh“.
“ Điều đáng lo ngại là việc virus lây nhiễm sang người sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra đại dịch ở người”, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, kêu gọi các biện pháp khẩn cấp nhằm giám sát những người tiếp xúc trực tiếp với lợn.
G4 EA H1N1 được phát hiện trên các đàn lợn ở ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Từ năm 2011-2018, các nhà nghiên cứu đã lấy 30.000 mẫu dịch mũi từ lợn trong các lò mổ ở 10 tỉnh Trung Quốc và trong một bệnh viện thú y, cho phép họ phân lập được 179 virus cúm lợn. Từ các mẫu dịch này, nhóm nghiên cứu nhận thấy G4 đã gia tăng mạnh mẽ từ năm 2016 và là kiểu gen chiếm ưu thế trên các đàn lợn này.
Các nhà nghiên cứu sau đó thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về cúm. G4 được cho là có khả năng lây nhiễm cao, có thể sao chép trong các tế bào của con người và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các loại virus khác.
Các thử nghiệm cũng chỉ ra rằng bất cứ khả năng miễn dịch nào mà con người có được khi tiếp xúc với cúm theo mùa đều không giúp chống lại G4.
Video đang HOT
Theo các xét nghiệm máu cho thấy các kháng thể được tạo ra khi tiếp xúc với virus, 10,4% công nhân tiếp xúc với lợn đã bị lây nhiễm.
G4 được chứng minh có thể lây truyền từ lợn sang người nhưng chưa có bằng chứng cho thấy chủng virus mới này có thể lây truyền từ lợn sang người – vốn là mối lo ngại chính của các nhà khoa học.
Theo Giáo sư James Wood từ Đại học Cambridge, nghiên cứu này như một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng luôn có nguy cơ xuất hiện mầm bệnh mới và động vật nuôi vốn tiếp xúc nhiều với con người hơn động vật hoang dã có thể đóng vai trò là nguồn gây ra đại dịch.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm
Vắc-xin cúm nên được tiêm ngừa trước khi cúm mùa bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể có thể hình thành kháng thể bảo vệ khỏi các chủng virus có trong vắc-xin.
Ảnh minh họa: Internet
Theo bác sỹ Ánh Hồng, các nghiên cứu thực hiện qua nhiều mùa cúm, trên nhiều chủng virus và nhiều loại vắc-xin cúm cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể dù miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhờ vắc-xin đều giảm theo thời gian. Sự suy giảm kháng thể chống cúm do một số yếu tố như loại kháng nguyên sử dụng để chế tạo vắc-xin, tuổi của người được chủng ngừa và tình trạng sức khỏe của người được chủng ngừa. Người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu có thể sản sinh lượng kháng thể chống cúm ít hơn so với những người trẻ và hàm lượng kháng thể chống cúm của họ cũng giảm nhanh chóng hơn theo thời gian.
Với một số loại vắc-xin, các kháng thể được tạo ra vẫn giữ được hoạt động trong nhiều năm. Nhưng các loại virus gây bệnh cúm có thể thay đổi qua từng năm. Do đó, các kháng thể được tạo ra do đáp ứng với vắc-xin cúm có thể hiệu quả trong năm nay nhưng khả năng không còn tác dụng đối với virus cúm trong năm sau. Vì lý do này, tiêm vắc-xin cúm nên được nhắc lại mỗi năm.
Ảnh minh họa: Internet
Có rất nhiều chủng virus cúm (influenza) và các chủng virus cúm cũng luôn luôn biến đổi. Vì vậy, thành phần của vắc-xin cúm được nghiên cứu, cập nhật và thay đổi hàng năm để phù hợp hơn với các chủng virus cúm đang lưu hành năm đó. Vắc-xin cúm sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm. Những kháng thể này không mất đi mà lưu thông trong máu. Nếu bắt gặp virus cúm, chúng sẽ "đánh dấu" và ra hiệu cho hệ thống miễn dịch đến tiêu diệt ngay trước khi biểu hiện bệnh. Vắc-xin cúm nên được tiêm ngừa trước khi cúm mùa bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể có thể hình thành kháng thể bảo vệ khỏi các chủng virus có trong vắc-xin.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm
Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc-xin chủng ngừa cúm (đối với cả trẻ em và người lớn) là đau ở chỗ được tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 ngày.
Các phản ứng dị ứng rất hiếm hoi nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ loại vắc-xin nào. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách nhận biết xem con bạn có gặp bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào không.
Tiêm vắc-xin cúm khi mang thai có giúp ích cho thai nhi?
Tiêm vắc-xin cúm cho bà bầu mang lại lợi ích gấp đôi khi có thể bảo vệ cho cả bạn và thai nhi. Mặt khác, em bé sau sinh không thể chủng ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Khi bạn thực hiện tiêm phòng cúm khi mang thai, các kháng thể được tạo ra trong cơ thể của mẹ sẽ được truyền sang thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên khi được 6 tháng tuổi.
Ảnh minh họa: Internet
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
3. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Đừng bao giờ bỏ qua loại trái cây chứa 20 khoáng chất và vitamin, có tác làm đẹp da, tốt cho mắt, ngừa ung thư... trong mùa hè Trái cây mùa hè này cũng chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, riboflavin, niacin, magiê, mangan và phốt pho và được xếp vào nhóm "vua trái cây". Xoài là loại trái cây ngon ngọt lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ lượng dinh dưỡng ấn tượng mà xoài cũng được xếp vào nhóm "vua trái cây". Có nguồn gốc...